Phụ nữ bị bệnh tim bẩm sinh có sinh con được không?

Hầu hết những người phụ nữ mắc bệnh tim bẩm sinh đều hy vọng có thể được mang thai, sinh con ra khỏe mạnh và thành công. Vậy phụ nữ mắc bệnh tim có sinh con được không? Bệnh tim bẩm sinh có di truyền không? Tham khảo thêm bài viết dưới đây để có thêm thông tin về vấn đề này.

1. Bệnh tim bẩm sinh là gì?

Bệnh tim bẩm sinh hay còn được gọi là dị tật tim bẩm sinh là những dị tật của van tim, cơ tim, buồng tim xảy ra ngay từ khi còn là một bào thai và tồn tại đến sau sinh. Một vài cấu trúc của tim lúc này sẽ bị khiếm khuyết, dẫn đến các chức năng và hoạt động của tim sẽ bị ảnh hưởng.

2. Phụ nữ bị bệnh tim bẩm sinh có nên mang thai?

Trong quá trình mang thai, lượng máu sẽ tăng lên từ 30 – 50% để có thể nuôi dưỡng cho thai nhi, nên tim phải thực hiện bơm nhiều máu hơn và từ đó nhịp tim cũng tăng lên. Khi chuyển dạ và sinh con, khối lượng công việc của tim cũng theo đó tăng lên, đặc biệt trong quá trình rặn đẻ sẽ có những thay đổi đột ngột về lưu lượng của máu. Nên khi bà mẹ mang thai gây ra áp lực rất lớn lên tim và hệ tuần hoàn. Vậy phụ nữ bị bệnh tim có sinh con được không còn phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Bệnh tim mạch có rất nhiều thể với các mức độ từ nhẹ cho đến nặng. Với những phụ nữ bệnh tim ở thể nhẹ, việc mang thai có thể sẽ không ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên với những trường hợp nặng và chưa được tiến hành điều trị, kiểm soát tốt trước khi mang thai có thể dẫn đến tăng nguy cơ tử vong cho cả mẹ và bé.

Phụ nữ bị bệnh tim bẩm sinh nếu đã tiến hành điều trị và hiện đang có sức khỏe tim ổn định vẫn có thể mang thai. Tuy nhiên, việc mang thai này sẽ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như loại bệnh tim, tiền sử phẫu thuật, mức độ nặng của bệnh và có tăng áp lực lên động mạch phổi hay không. Trong trường hợp có tăng áp lực động mạch phổi thì khuyến cáo không nên mang thai, vì có thể làm tăng nguy cơ tử vong cho mẹ.

3. Bệnh tim bẩm sinh có sinh con được không?

  • Vấn đề đầu tiên gặp phải ở trẻ khi có mẹ bị bệnh tim bẩm sinh là khi sinh ra trẻ có thể sẽ nhẹ cân hơn. Do sự hoạt động không hiệu quả của tim mẹ dẫn đến không cung cấp đủ lượng oxy và dinh dưỡng cho nhau thai, sức khỏe của trẻ sẽ bị giảm xuống và còn có khả năng sẽ sinh non. Những đứa trẻ này khi sinh ra sẽ ốm yếu, có sự chống đỡ rất kém với môi trường bên ngoài tử cung của người mẹ nên dễ bị nhiễm khuẩn, viêm phổi, hay bị ngạt. Ngoài ra, ở những người mẹ bị bệnh tim bẩm sinh có thể gây ra các dị dạng trên thai nhi.
  • Bệnh tim bẩm sinh không phải là một bệnh di truyền nên mẹ bị bệnh tim con có thể sẽ không mắc bệnh tim, trừ khi quá trình mang thai gây ảnh hưởng đến các yếu tố di truyền của người mẹ như Rubella, cúm và một số bệnh khác gây ra dị tật bẩm sinh cho trẻ nhỏ. Ngoài ra, còn tùy thuộc vào loại bệnh tim mà thai phụ đang mắc phải ví dụ như hội chứng Marfan có thể sinh con ra sẽ có tính di truyền. Nếu mẹ mắc bệnh tim bẩm sinh và không có những dị tật sau phẫu thuật, thì có 4 – 6% tỷ lệ con sinh ra bị tim bẩm sinh.
  • Trước khi các bé được sinh ra, có những dị tật ở tim có thể đã xuất hiện. Trong những trường hợp này, bác sĩ sẽ thảo luận với thai phụ và người nhà bệnh nhân thật kỹ về vấn đề mang thai của bạn và các vấn đề sức khỏe của bé và đưa ra cho bạn lựa chọn tốt nhất. Nếu như khả năng chỉ được 50% thì người bệnh không nên mang thai. Sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng cho mẹ trong trường hợp tình trạng thông liên nhĩ quá lớn, tăng áp phổi nặng.

4. Những tai biến có thể gặp phải đối với người mẹ

Dù thai phụ đang mắc bệnh tim ở mức độ nhẹ hay nặng thì việc mang thai đều làm cho bệnh nặng lên và có thể xuất hiện những biến chứng như:

  • Phù phổi cấp: tím tái, khó thở dữ dội, nghe phổi có nhiều ran ẩm, ho ra máu.
  • Suy tim cấp: nhịp không đều, tim đập nhanh, hồi hộp, khó thở.
  • Loạn nhịp tim: nhịp nhanh xoang, ngoại tâm thu, loạn nhịp hoàn toàn.
  • Tắc mạch phổi: rất ít gặp, nhưng nếu có thì xảy ra đột ngột và dẫn đến tử vong rất nhanh.
  • Nhiễm khuẩn: thường xảy ra sau khi sinh, gây tình trạng nhiễm khuẩn và viêm màng trong của tim.

5. Phụ nữ bị bệnh tim bẩm sinh cần làm gì trước khi mang thai?

Quá trình mang thai sẽ khiến cho tim chịu rất nhiều áp lực. Nếu phụ nữ đang bị bệnh tim bẩm sinh cần phải khám định kỳ và thường xuyên để hiểu rõ những nguy cơ có thể gặp phải trong quá trình mang thai.

Hầu hết các phụ nữ khi mắc bệnh tim bẩm sinh đều mong muốn có thể mang thai và sinh con. Tuy nhiên điều quan trọng phải làm là đánh giá được tình hình, mức độ của bệnh trước khi có quyết định mang thai hay không.

Nếu như tình hình sức khỏe khả quan, phụ nữ mắc bệnh tim bẩm sinh đã được điều trị hồi phục hoặc đang mắc bệnh nhẹ và có thể mang thai được, thì trong quá trình mang thai, thai phụ cần phải tuân thủ tuyệt đối các chỉ định của bác sĩ, thăm khám định kỳ, thường xuyên, thực hiện chế độ dinh dưỡng và lịch sinh hoạt lành mạnh, để có một sức khỏe đảm bảo cho quá trình mang thai.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe