Phòng tránh hội chứng suy kiệt do ung thư

Ung thư có liên quan đến suy dinh dưỡng protein - năng lượng, hay nói cách khác là suy dinh dưỡng sẽ đến suy mòn do ung thư. Vì vậy, đối với bệnh nhân ung thư, khi cơ thể luôn mệt mỏi, suy nhược cùng tâm lý chán nản, cần đặc biệt chú ý tới dinh dưỡng hàng ngày. Vậy, làm thế nào để phòng tránh hội chứng suy kiệt do ung thư? Hãy cùng tìm hiểu.

1. Suy kiệt do ung thư

Suy kiệt do ung thư còn được gọi là hội chứng suy kiệt, hội chứng này đặc trưng bởi sự mất chất béo và khối lượng cơ bắp của cơ thể do bệnh nhân khó nuốt hoặc khó tiêu hóa thức ăn hay chất lỏng, mất cảm giác ngon miệng ngay cả những món ăn họ từng yêu thích.

Trắc nghiệm: Thử hiểu biết của bạn về bệnh ung thư

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 2 trên thế giới. Thử sức cùng bài trắc nghiệm sau đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về yếu tố nguy cơ cũng như cách phòng ngừa bệnh ung thư.

Bài dịch từ: webmd.com

2. Nguyên nhân gây suy kiệt do ung thư

  • Bệnh nhân bị ung thư giai đoạn tiến triển sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình như sụt cân nghiêm trọng, mệt mỏi, yếu do teo cơ và suy nhược cơ thể. Những người mắc bệnh ung thư ở giai đoạn đầu thông thường sẽ không xuất hiện những triệu chứng rõ ràng như ở giai đoạn sau.
  • Phác đồ điều trị phổ biến cho bệnh nhân bị ung thư hiện nay chủ yếu là thực hiện hóa trị và xạ trị. Hóa trị và xạ trị khiến người bệnh xuất hiện nhiều tác dụng phụ đi kèm bởi sau mỗi một đợt truyền hóa chất, cơ thể phản ứng lại khối u khiến một lượng lớn tế bào lành bị tổn thương nghiêm trọng. Đồng thời, tích lũy nhiều gốc tự do gây tác động tới các cơ quan trong cơ thể, trong đó có ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và vị giác. Đây cũng là lý do vì sao người bệnh sau khi truyền hóa chất trở nên lười ăn uống, không có cảm giác muốn ăn và ăn không ngon.
  • Chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân kém, không tự nguyện cũng là một nguyên nhân khiến bệnh nhân bị hội chứng suy kiệt do ung thư; làm giảm cân đáng kể, gầy và dẫn tới suy dinh dưỡng.

Tình trạng suy kiệt do ung thư có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.
Tình trạng suy kiệt do ung thư có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

3. Triệu chứng suy kiệt do ung thư

Các triệu chứng điển hình khi bị bị hội chứng suy mòn ung thư bao gồm:

  • Cơ thể bị sụt cân nghiêm trọng.
  • Khối lượng mỡ và cơ giảm dần.
  • Ăn không ngon miệng.
  • Cơ thể nôn nao, buồn nôn.
  • Sức lực yếu, cơ thể luôn trong trạng thái uể oải, mệt mỏi.

4. Phòng tránh hội chứng suy kiệt do ung thư

Nhiều người cho rằng, khi bị ung thư, cần kiêng khem triệt để, không ăn nhiều, chỉ nên ăn những thực phẩm thanh đạm như rau xanh, cơm, đậu,... Tuy nhiên, suy nghĩ đó hoàn toàn sai lầm.

Quá trình điều trị ung thư lâu dài và mất nhiều thời gian, tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Người bị ung thư là những đối tượng cần bổ sung dinh dưỡng và năng lượng cao hơn so với người bình thường. Nếu ăn không khoa học và không đủ chất dinh dưỡng, người bệnh sẽ nhanh chóng bị mất đi những khối cơ, mỡ của cơ thể, kéo theo đó là tiên lượng sống xấu đi đáng kể. Chính vì vậy, cần hiểu rõ cũng như đặc biệt chú ý tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày.


Một chế độ dinh dưỡng khoa học và đủ chất giúp bệnh nhân phòng tránh suy kiệt do khối u.
Một chế độ dinh dưỡng khoa học và đủ chất giúp bệnh nhân phòng tránh suy kiệt do khối u.

Ăn uống tốt

  • Bệnh nhân bị ung thư sau khi truyền hóa chất hay xạ trị sẽ chán ăn. Vì vậy, tốt là nên chia ra thành nhiều bữa ăn nhỏ, khoảng 5 - 6 bữa 1 ngày thay vì 3 bữa chính và trong bữa ăn chứa nhiều calo. Việc ăn uống sẽ dần cải thiện, khi đó, cần phải tăng lượng thức ăn và lượng calo dần dần, để tránh các tác dụng phụ của hội chứng tái dưỡng.
  • Nên ăn nhiều rau xanh nhất là rau có màu xanh đậm, hoa quả mọng nước như cam, bưởi,...
  • Uống nhiều nước.
  • Ăn các sản phẩm từ sữa như sữa, sữa chua, phomai.

Bổ sung dinh dưỡng thiết yếu đầy đủ

Các thực phẩm chức năng sẽ giúp bổ sung dinh dưỡng, tăng lượng chất dinh dưỡng vào cơ thể. Không chỉ người bị ung thư mà với người bình thường cũng phải đảm bảo sự cân bằng và đầy đủ về dinh dưỡng. Nên gặp bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tham khảo, tư vấn, từ đó lựa chọn được loại thực phẩm phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe.

  • Nhóm ngũ cốc: Gạo, bột, ngũ cốc,... cung cấp năng lượng cho cơ thể
  • Nhóm thực phẩm giàu protein: Thịt, cá, trứng, sữa,... Protein rất cần thiết trong xây dựng cấu trúc trong cơ thể. Chúng giúp sản sinh ra các tế bào mới liên tục thay thế cho những tế bào cũ chết đi theo chu kỳ bình thường của tế bào. Bên cạnh đó, protein còn tham gia chức năng của hệ miễn dịch, hormone.
  • Thực phẩm cung cấp chất béo như sản phẩm từ dầu thực vật: oliu, dầu lạc,...
  • Có thể lựa chọn các loại sữa chuyên biệt, giàu năng lượng sẽ giúp cải thiện được dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư trong trường hợp bệnh nhân ăn kém.

Tập thể dục nhẹ nhàng

Tâm trạng mệt mỏi, cơ thể ốm yếu xuất hiện ở gần như tất cả những bệnh nhân đang điều trị ung thư. Có nghiên cứu đã chứng minh, tập thể dục bằng những bài tập nhẹ nhàng sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng này của cơ thể. Hoạt động thể chất có thể giúp cải thiện tâm trạng và sức khỏe. Tuy nhiên, phải phù hợp với tình trạng sức khỏe, mức độ cơ thể chịu đựng được. Vì vậy, có thể tham khảo ý kiến từ bác sĩ, lựa chọn bài tập vật lý trị liệu để có một chương trình tập thể dục phù hợp với khả năng.

Ngoài nâng cao thể lực và chế độ ăn uống hợp lý, tâm lý cũng là điều rất quan trọng để quyết định sức khỏe của bệnh nhân bị ung thư. Vì vậy, luôn giữ vững tinh thần lạc quan, cầu tiến và ý chí vượt qua bệnh tật.

Hãy theo dõi website: Vinmec.com thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin bổ ích khác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: suckhoedoisong.vn, parkwaycancercentre.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe