Phòng bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú Đặng Thị Ngoan - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là bệnh thường gặp, thường kéo dài 2-3 tuần. Tuy không phải là bệnh nặng nhưng nếu bệnh không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm.

1. Bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là gì?

Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh xảy ra ở đường hô hấp dưới, hay còn gọi là bệnh sưng cuống phổi. Tuy nhiên, viêm phế quản chưa xuống phổi, chỉ là viêm cấp tính ở niêm mạc phế quản. Khi bị bệnh viêm phế quản sẽ khiến trẻ ho nhiều, kèm theo đó là đau họng hay sổ mũi. Bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh thường gặp ở trẻ sơ sinh, những bé sinh non, còi xương, hoặc bị suy dinh dưỡng hay là các trẻ đang bị bệnh cúm, sởi, ho gà,...

2. Nguyên nhân của căn bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh

  • Nhiễm khuẩn chính là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh. Những vi khuẩn thường gặp là các loại phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, hay là liên cầu khuẩn,... Những vi khuẩn này luôn có mặt sẵn trong khoang mũi - họng nhưng không ảnh hưởng gì đến trẻ do hệ miễn dịch đang hoạt động tốt. Hơn nữa, trong giai đoạn 6 tháng đầu đời, trẻ sơ sinh bú mẹ nên thừa hưởng những kháng thể từ mẹ qua và có thể ngăn chặn hiệu quả vi khuẩn gây ra bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, những lúc cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng của trẻ kém đi sẽ là lúc vi khuẩn, có khả năng làm tăng độc tính khiến trẻ bị nhiễm bệnh.
  • Không khí bị ô nhiễm cũng là một nguyên nhân lớn gây bệnh, trong đó có bênh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh. Khi trẻ sống ở trong một môi trường ô nhiễm, thường xuyên hít phải các chất độc hại như bụi bẩn, không khí ô nhiễm, hoặc là khói thuốc lá, hay mùi của các loại hóa chất như là mùi sơn tường, mùi sơn bàn ghế, trong nhà nhiều bụi bẩn,... cũng là các tác nhân không nhỏ khiến trẻ viêm phế quản.
  • Thời tiết thay đổi đột ngột, từ nóng chuyển sang lạnh, cơ thể trẻ sơ sinh không thể thích nghi kịp cũng sẽ khiến cho trẻ sơ sinh dễ bị viêm phế quản.
  • Những bé sinh non và những trẻ đã mắc một số bệnh như là sởi, ho gà, viêm amidan, hay hen suyễn cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.

3. Dấu hiệu của bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu dễ nhận thấy là bị cảm lạnh, ho, hoặc là viêm mũi hay là viêm xoang. Nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh sẽ lan đến hai cuống phổi. Vi khuẩn sẽ làm cho khí quản bị sưng phồng, đỏ tấy và sẽ có dịch nhầy bị ứ đọng trong phổi, khiến trẻ bị sốt.

Kèm với dấu hiệu trẻ bị sốt là trẻ sẽ bị ho nhiều hơn, dẫn tới đau rát cổ họng và xuất hiện đờm đặc có màu xanh, vàng hoặc là xám. Trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau ngực và sốt nhẹ.

4. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị viêm phế quản

Để phòng ngừa và trị bệnh viêm phế quản đối với trẻ sơ sinh, mẹ cần chú ý những vấn đề sau:

  • Đảm bảo môi trường sống cho trẻ luôn sạch sẽ. Tránh cho trẻ hít phải các mùi hóa chất độc hại như bụi bẩn, đặc biệt là không cho trẻ hít phải khói thuốc lá độc hại.
  • Hạn chế thức ăn để ngăn mát trong tủ lạnh như là nước đá, hoa quả, sữa hoặc thức ăn chế biến sẵn. Cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất có khả năng tăng cường sức đề kháng.
  • Khi cho trẻ nằm điều hòa, cần tăng chỉnh nhiệt độ cho phù hợp, chỉ nên chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài 2 - 3 độ. Không nên để cho điều hòa hướng thẳng vào cơ thể của trẻ và cũng không nên cho trẻ nằm lâu trong phòng điều hòa. Nếu trẻ nằm quạt, nên dùng quạt nhẹ, bật cho quạt quay để không khí khoáng nhẹ.
  • Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết giao mùa. Không nên mặc quần áo quá dày và không thấm được mồ hôi làm trẻ dễ bị cảm lạnh.
  • Khi trẻ bị bệnh, nên cho trẻ uống nhiều nước đường khí ẩm hơn và làm loãng đờm, để trẻ tống đờm ra khỏi đường hô hấp nhanh hơn. Đối với những trẻ dưới 6 tháng tuổi thì nên tăng cường cho bé bú mẹ hoặc bổ sung nước cho trẻ qua sữa công thức.

Luôn theo dõi nhiệt độ của bé khi bé bị bệnh viêm phế quản.
Luôn theo dõi nhiệt độ của bé khi bé bị bệnh viêm phế quản.

5. Cách phòng tránh bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh

  • Tránh các tác nhân gây dị ứng, đồng thời cách ly trẻ với môi trường khói thuốc, hóa chất . Không nên để trẻ tiếp xúc quá gần với chó, mèo. Thậm chí, nhiều trẻ sơ sinh đã có tiền sử dị ứng với lông chó, mèo cũng có nguy cơ mắc chứng viêm phế quản ở trẻ sơ sinh khi chơi với thú nhồi bông.
  • Cha mẹ nên vệ sinh tay sạch sẽ khi bế hoặc là cho trẻ bú.
  • Phòng ngủ của trẻ cần thông thoáng, có không khí trong lành. Không nên trải thảm ở trong phòng trẻ. Thường xuyên giặt chăn, gối dành cho trẻ, sau đó phơi nắng thật khô.
  • Cha mẹ nên vệ sinh cơ thể cho trẻ, đặc biệt là các khu vực tai, mũi, họng cho trẻ hàng ngày.

Bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh có thể gây ra những biến chứng cụ thể như viêm phổi, suy hô hấp và bệnh mãn tính,... Chính vì vậy, cha mẹ cần chủ động phòng bệnh cũng như có cách xử lý khoa học để có thể tránh bệnh diễn tiến nguy hiểm cho trẻ.

Bên cạnh đó, cha mẹ còn cần bổ sung cho con các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen, vitamin B1, ... để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Việc bổ sung các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe