U xương hốc mắt là loại bệnh lý về mắt. Bệnh có thể là tổn thương chức năng của mắt như: lồi, lắc mắt, giảm thị lực... Do vậy, phẫu thuật u xương hốc mắt được coi là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao và ngăn ngừa được những tai biến có thể xảy ra.
1. U xương hốc mắt là gì?
Hốc mắt là một hốc xương hình tháp, đỉnh hướng về phía sau, đáy mở rộng ra phía trước do xương sọ và các xương mặt cấu tạo nên. Các tổ chức mềm của hốc mắt không áp trực tiếp vào màng xương mà được bọc bởi cân. Như vậy các quá trình bệnh lý có thể tiến triển hoặc ở trong hoặc ở ngoài cân.
Từ bao tenon tới thành hốc mắt và tổ chức mỡ có nhiều sợi một phần nào giúp cho nhãn cầu đứng ở một vị trí nhất định và dễ vận chuyển khi các cơ hoạt động, các cơ vận nhãn gồm 4 cơ thẳng và 2 cơ chéo, hệ thống tĩnh mạch hốc mắt, hệ thống bạch huyết. Điều này giúp cho nhãn cầu đứng ở một vị trí nhất định trong hốc mắt và chúng ta có thể cảm nhận được sự thay đổi bệnh lý từ hốc mắt cụ thể ở đây là tình trạng đau đầu quanh hốc mắt.
U xương hốc mắt là tình trạng u hoặc các u phát triển từ xương thành hốc mắt. Phẫu thuật u xương hốc mắt được thực hiện đối với bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng do u gây nên ở vị trí mắt. Trường hợp khối u tăng kích thước và gây ra hiệu ứng khối hoặc chưa có chẩn đoán hình ảnh rõ ràng cũng được chỉ định phẫu thuật u xương hốc mắt.
Trước khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh cần được thực hiện khám lâm sàng kỹ càng, có chẩn đoán hình ảnh để xác định được vị trí, kích thước của khối u, đánh giá cấu trúc xương nền sọ, ổ mắt. Để có được chẩn đoán hình ảnh, bệnh nhân u xương hốc mắt được chỉ định khám chuyên khoa mắt, chụp cộng hưởng từ sọ não, chụp CT.
Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ giải thích rõ ràng cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về tình trạng bệnh, quá trình trước, trong và sau phẫu thuật.
Tuy nhiên, bệnh nhân u xương hốc mắt nếu như sức khỏe yếu và không chịu được áp lực mở nắp sọ sẽ được khuyến cáo không nên tiến hành phẫu thuật.
Cũng giống như các ca phẫu thuật khác, người bệnh có thể gặp một số tai biến không mong muốn. Vì vậy, hậu phẫu thuật, bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ.
2. Phẫu thuật u xương hốc mắt
Bước 1: Chuẩn bị
- Để thực hiện phẫu thuật u xương hốc mắt, bệnh viện cần chuẩn bị một kíp mổ gồm: 3 bác sĩ ( 1 bác sĩ phẫu thuật chính và 2 bác sĩ hỗ trợ mổ); 2 điều dưỡng; 1 bác sĩ gây mê và 1 điều dưỡng gây mê.
- Đầy đủ các dụng cụ phẫu thuật, bao gồm: trang thiết bị gây mê nội khí quản, dụng cụ mổ sọ, khoan mài tốc độ cao đầu mài 2 mm; Kính vi phẫu, dao hút siêu âm, hệ thống định vị thần kinh; Vật tư tiêu hao và Bộ dẫn lưu kín đặt dưới da
- Về phía người bệnh được cạo tóc vùng chân tóc, vệ sinh sạch sẽ và sát khuẩn. Đồng thực thực hiện đặt sonde tiểu, dạ dày...
Bước 2: Phẫu thuật
- Người bệnh được đặt ở tư thế ngửa, đầu nghiêng 15 độ sang bên đối diện. Có thể lắp đặt hệ thống định vị thần kinh.
- Tiến hành gây mê nội khí quản bằng các trang thiết bị gây mệ, chuẩn dịch, máu (nếu cần).
- Bác sĩ phẫu thuật thực hiện rách da theo đường chân tóc từ cung tiếp lên qua đường giữa 1 cm. Sau đó, bóc tách vạt da, cân sọ trán đến khi bộc lộ được bờ trên ổ mắt và bóc tách cơ thái dương.
- Khoan sọ, mở nắp sọ trán và trần ổ mắt. Chú ý bảo tồn thần kinh trên ổ mắt. Tuỳ vào vị trí, kích thước u để tính toán phần trần ổ mắt cần cắt.
- Vén màng cứng vùng trán nền lên, bộc lộ ổ mắt. Lấy u xương bằng đục và khoan mài. Cầm máu bằng dao đốt lưỡng cực và surgical. Đặt lại nắp sọ.
Bước 3: Đóng vết mổ: cơ, cân, dưới da, da. Phẫu thuật kết thúc
3. Hậu phẫu thuật u xương hốc mắt
- Sau phẫu thuật, thì quá trình chăm sóc hậu phẫu vô cùng quan trọng. Bệnh nhân cần được theo dõi kĩ mạch, huyết áp, hô hấp, nhiệt độ và theo dõi nước tiểu và thử điện giải hàng ngày.
- Sau mổ 1 tuần, người bệnh kháng sinh thế hệ 3
- Trong trường hợp, người bệnh bị suy tuyến yên, sẽ được chỉ định dùng corticoid và nội tiết thay thế
- Lưu ý để đánh giá khả năng lấy u cần chụp cộng hưởng lại từ 24-48 giờ sau mổ.
- Bệnh nhân có thể xảy ra một số tai biến không mong muốn. Do vậy quá trình theo dõi và xử lý tai biến cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Tai biến có thể xảy ra đối với phẫu thuật u xơ cơ ổ mắt như: Chảy máu não sau mổ (tụ máu ngoài màng cứng, tụ máu trong hốc mắt), cần mổ lấy máu tụ nếu cần thiết; Vết mổ nhiễm trùng; Giảm thị lực; Suy tuyến yên)