Phẫu thuật điều trị tắc động mạch chi

Tắc động mạch chi là sự tắc nghẽn dòng máu động mạch nuôi dưỡng chi, thường gặp ở người cao tuổi. Bệnh tắc động mạch chi nếu không điều trị sớm sẽ dẫn tới hoại tử phần chi dưới đoạn tắc của động mạch đó nuôi dưỡng dẫn đến phải cắt cụt đoạn chi.

1.Tổng quan bệnh tắc động mạch chi

Tắc động mạch chi là tình trạng động mạch nuôi dưỡng một phần nào đó ở chi bị tắc nghẽn cấp tính hoặc bán cấp do cục máu đông, mảng xơ vữa hay một nguyên nhân khác, dẫn tới thiếu máu nuôi dưỡng mô do động mạch đó cung cấp máu, nếu không điều trị sớm sẽ dẫn tới hoại tử và hậu quả là phải cắt bỏ một phần chi.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ dẫn tới tắc động mạch chi:

  • Do các cục máu đông hình thành xa vị trí tắc di chuyển tới, thường gặp ở những người có bệnh lý tim mạch như rung nhĩ, hẹp van 2 lá, suy tim...
  • Tắc động mạch trên nền động mạch bị xơ vữa
  • Sau chấn thương, sau phẫu thuật
  • Những yếu tố nguy cơ gây bệnh tắc động mạch chi bao gồm:
  • Tuổi cao, người trên 70 tuổi hoặc những người dưới 70 tuổi nhưng kèm theo các yếu tố nguy cơ bên dưới.
  • Mắc các bệnh lý mạn tình như: Đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid, tăng huyết áp...
  • Người hút thuốc lá kéo dài
  • Bệnh lý động mạch do xơ vữa đã biết trước đó: Xơ vữa động mạch vành, động mạch cảnh hay động mạch thận.

Người bị hẹp van 2 lá có nguy cơ dẫn tới tắc động mạch chi
Người bị hẹp van 2 lá có nguy cơ dẫn tới tắc động mạch chi

Dấu hiệu tắc động mạch chi:

  • Đau: Là dấu hiệu xảy ra đột ngột và dữ dội ở chi bị tắc mạch và bệnh nhân không thể tiếp tục làm việc phải ngưng mọi sinh hoạt.
  • Cảm giác dị cảm: Có cảm giác tê bì và cảm giác kiến bò. Sau đó bệnh nhân bị mất cảm giác nông như cảm giác nóng lạnh, tiếp theo là mất cảm giác sâu.
  • Chi lạnh: Tại vùng chi bị tắc động mạch thấy lạnh hơn bên không bị tổn thương, trường hợp bệnh nhân tới muộn sờ vào có cảm giác lạnh như vật chết.
  • Thay đổi màu sắc ở chi: Khi động mạch bị tắc da ở vùng chi bị thiếu máu nuôi trở nên nhợt hơn so với bên chi lành, sau đó sẽ xuất hiện những đốm tím rải rác do sự hoại tử ở vùng mô thiếu máu nuôi.
  • Mất vận động: Sau khi động mạch bị tắc các cơ do động mạch đó nuôi dưỡng bị thiếu máu sẽ bị giảm chức năng, cử động các ngón ở chi bị tắc động mạch yếu hơn bên lành, sau đó có thể mất vận động hoàn toàn.
  • Mất mạch dưới chỗ động mạch tắc: Đây là dấu hiệu để xác định bệnh tắc động mạch chi dưới.
  • Đo chỉ số ABI, đây là chỉ số giữa huyết áp tâm thu đo ở cổ chân mỗi bên trên chỉ số huyết áp tâm thu đo ở cánh tay có giá trị cao hơn. Chỉ số này dưới 0,9 thì được cho là có bệnh lý động mạch chi.

Chẩn đoán xác định bệnh nhờ các biện pháp cận lâm sàng như:

  • Cộng hưởng từ động mạch: Giá trị chẩn đoán vị trí tắc, mức độ hẹp động mạch.
  • Chụp CT động mạch: Cho phép xác định chính xác vị trí động mạch bị tắc mà còn giúp đánh giá các tổn thương bị tắc, đánh giá các tổn thương thành mạch và hệ thống các vòng nốI tại vùng động mạch bị tắc nghẽn. Được chỉ định trường hợp chống chỉ định với cộng hưởng từ.
  • Siêu âm Doppler động mạch: Đây là phương pháp chẩn đoán không xâm lấn, an toàn cho phép đánh giá cả về vị trí tổn thương, mức độ hẹp. Khảo sát dòng máu dưới chỗ tắc, lựa chọn khi bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật.

2.Phẫu thuật điều trị tắc động mạch chi


Cần tái lưu thông dòng máu động mạch cho vùng chi bị thiếu máu đối với bệnh nhân tắc động mạch chi
Cần tái lưu thông dòng máu động mạch cho vùng chi bị thiếu máu đối với bệnh nhân tắc động mạch chi

Khi có dấu hiệu tắc động mạch chi, cần có biện pháp tái lưu thông dòng máu động mạch nhanh chóng để nuôi dưỡng cho vùng chi bị thiếu máu. Một trong các phương pháp tái lưu thông dòng máu được sử dụng là phẫu thuật.

21. Chỉ định

Phẫu thuật được chỉ định:

  • Thiếu máu chi có biểu hiện bệnh từ 24h đến 2 tuần, phần chi còn có khả năng bảo tồn
  • Mạch máu phía trên và phía dưới của vị tổn thương còn thông

2.2 Chống chỉ định

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân có chống chỉ định của phẫu thuật mạch máu
  • Mạch máu phía ngoại vi tổn thương nặng, khả năng tắc cầu nối sau mổ.

2.3 Các bước tiến hành phẫu thuật

Chuẩn bị:

  • Người bệnh: Vì là bệnh lý cấp tính, sau khi xác định được tình trạng, bệnh nhân được phẫu thuật cấp cứu, được làm các xét nghiệm cần thiết và giải thích cụ thể tình hình bệnh tật và các vấn đề liên quan tới phẫu thuật.

Thuốc heparin được sử dụng trong quá trình phẫu thuật
Thuốc heparin được sử dụng trong quá trình phẫu thuật

Tiến hành phẫu thuật:

Bệnh nhân: Vô cảm phù hợp với vị trí tắc động mạch chi.

Tiến hành kỹ thuật:

  • Bộc lộ mạch vị trí phía trên hoặc dưới chỗ tắc mạch
  • Sử dụng thuốc chống đông heparin toàn thân.
  • Nếu có huyết khối thì lấy huyết khối tại vị trí mở mạch. Nếu cần thiết có thể bóc nội mạc của mạch máu.
  • Nếu không lấy được huyết khối tại vị trí tắc, cần tiến hành phẫu thuật bắc cầu.
  • Phẫu thuật bắc cầu nối
  • Bộc lộ động mạch ở vị trí phía dưới hoặc trên chỗ tắc động mạch để làm cầu nối.
  • Rạch da đùi để lấy tĩnh mạch hiển theo đường đi của tĩnh mạch hiển lớn để sử dụng tĩnh mạch hiển để làm cầu nối.
  • Kẹp mạch máu vị trí làm cầu nối phía trên. Làm miệng nối gần tận bên.
  • Luồn mạch nhân tạo hoặc tĩnh mạch hiển theo đường đi của mạch máu.
  • Kẹp mạch máu vị trí miệng nối phía xa. Làm miệng nối xa tận bên.
  • Đặt dẫn lưu trong trường hợp cần thiết.
  • Đóng các vết mổ, kết thúc phẫu thuật.

3.Theo dõi và các tai biến gắp sau phẫu thuật

Theo dõi:

  • Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn.
  • Sau chảy máu dùng các thuốc kháng sinh dự phòng nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ và sau khi hết nguy cơ chảy máu khoảng 6-8 giờ sau mổ, cho bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông heparin.

Tai biến xảy ra sau phẫu thuật.

  • Chảy máu: Điều chỉnh các thuốc đông máu, nếu chảy nhiều cần mổ lại cầm máu.
  • Tắc mạch sau mổ: Cần mổ lại lấy huyết khối hoặc làm lại cầu nối động mạch.
  • Nhiễm trùng
  • Rối loạn đông máu: Cần điều chỉnh liều thuốc chống đông.

4.Phương pháp phòng ngừa bệnh tắc động mạch chi


Hãy ngừng hút thuốc
Hãy ngừng hút thuốc

Thực hiện một số biện pháp dưới đây có thể giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch chi

  • Với những người hút thuốc là nên ngừng hút thuốc.
  • Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ gây bệnh như: Đường huyết, huyết áp, lipid máu...
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày.

Tắc động mạch chi là bệnh có thể gặp ở nhiều đối tượng, phẫu thuật can thiệp tái lưu thông động mạch cần thực hiện sớm khi phát hiện tình trạng tắc động mạch chi. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ cần tới các cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị sớm.

XEM THÊM

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe