Phân tích độ nhạy là gì?

Trong y học, phân tích độ nhạy có thể mô tả mức độ xét nghiệm để phát hiện một bệnh hoặc tình trạng cụ thể ở những người thực sự mắc bệnh này. Độ nhạy cũng có thể đề cập đến cách cơ thể phản ứng với môi trường hoặc với thuốc, hóa chất hoặc các chất khác.

1. Phân tích độ nhạy là gì?

Phân tích độ nhạy, còn được gọi là xét nghiệm độ mẫn cảm, giúp các bác sĩ tìm ra loại kháng sinh hiệu quả nhất để tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh. Vi sinh vật truyền nhiễm là những sinh vật như vi khuẩn, virus hoặc nấm xâm nhập vào cơ thể và gây ra tình trạng nhiễm trùng. Một phân tích độ nhạy thực tế là một xét nghiệm nhằm xác định độ nhạy cảm của các loại vi sinh vật đó đối với một hoặc nhiều loại kháng sinh cụ thể.

Phân tích độ nhạy cũng có thể xác định khả năng tiêu diệt vi sinh vật gây hại của thuốc. Kết quả từ những xét nghiệm này có thể là tiền đề giúp các bác sĩ đưa ra chỉ định sử dụng loại thuốc nào có hiệu quả nhất để điều trị nhiễm trùng trong từng trường hợp cụ thể.

Các bác sĩ sử dụng xét nghiệm về độ nhạy để xác định phương pháp điều trị kháng sinh phù hợp và theo dõi dự thay đổi của vi khuẩn đối với kháng sinh. Cả hai hướng trên đều là chìa khóa trong việc chăm sóc sức khỏe người bệnh nói riêng và cả động đồng nói chung.

2. Nguyên nhân cần tiến hành phân tích độ nhạy


Viêm họng mạn tính
Viêm họng mạn tính

Hiện nay, tình trạng kháng kháng sinh của các loại vi khuẩn, virus hay nấm đã không còn phổ biến, thậm chí có nhiều loại vi khuẩn kháng hầu hết những loại kháng sinh thông thường. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta không thể tiêu diệt được vi khuẩn khi chúng xâm nhập vào cơ thể.

Phân tích độ nhạy là công cụ hữu ích và đáng tin cậy giúp nhanh chóng xác định xem vi khuẩn có kháng với một số loại kháng sinh hay không.

Một số loại vi khuẩn kháng kháng sinh gây ra những nhiễm trùng trong cơ thể bao gồm:

Phân tích độ nhạy có thể được yêu cầu áp dụng nếu tình trạng nhiễm trùng không được cải thiện kể cả sau những can thiệp điều trị. Điều này sẽ giúp các bác sĩ đưa ra nhận định xem liệu loại vi khuẩn gây ra tình trạng nhiễm trùng này đã phát triển khả năng đề kháng với kháng sinh hay chưa chưa. Sau đó các bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định sử dụng loại thuốc nào là hiệu quả nhất trong trường hợp này.

3. Cách tiến hành phân tích độ nhạy


Bác sĩ có thể lấy mẫu vi khuẩn có trong nước tiểu để tiến hành phân tích độ nhạy
Bác sĩ có thể lấy mẫu vi khuẩn có trong nước tiểu để tiến hành phân tích độ nhạy

Phân tích độ nhạy thường được bắt đầu với một mẫu vi khuẩn. Bác sĩ sẽ lấy những mẫu này từ khu vực nhiễm trùng xảy ra. Một số mẫu vi khuẩn điển hình thường được thu thập bao gồm:

  • Máu
  • Nước tiểu
  • Đờm
  • Dịch thu được từ niêm mạc tử cung
  • Dịch thu được từ các vết thương chảy mủ

Các mẫu bệnh phẩm trên sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm và được nuôi cấy trong những loại môi trường đặc biệt để phát triển và thực hiện quá trình nhân lên. Các vi khuẩn này sẽ hình thành lên các khuẩn lạc hoặc các nhóm vi khuẩn lớn. Các khuẩn lạc này sẽ được cho tiếp xúc với các loại kháng sinh khác nhau. Khi đó có 3 kết quả có thể xảy ra bao gồm:

  • Nhạy cảm: Có nghĩa là vi khuẩn không thể phát triển nếu có mặt thuốc. Điều này chứng minh loại thuốc kháng sinh tương ứng có hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn.
  • Kháng thuốc: Có nghĩa là vi khuẩn vẫn có thể phát triển ngay cả khi có mặt kháng sinh. Điều này đồng nghĩa với việc thuốc kháng sinh tương ứng không có hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn.
  • Trung gian: Vi khuẩn chưa hoàn toàn kháng được loại kháng sinh tương ứng tuy nhiên cần liều cao hơn để có thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn.

4. Rủi ro của phân tích độ nhạy

Trên thực tế, phân tích độ nhạy tiềm ẩn rất ít rủi ro và chủ yếu liên quan đến quy trình lấy mẫu bệnh phẩm, đặc biệt là lấy máu.

Những rủi ro hiếm gặp khi lấy mẫu máu có thể bao gồm:

  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Khối máu tụ: Xuất hiện vết bầm do máu tích tụ dưới da
  • Nhiễm trùng do kim không được tiệt trùng
  • Chảy máu quá nhiều sau khi lấy máu. Nếu tình trạng này kéo dài, bệnh nhân nên thông báo với các kỹ thuật viên hoặc bác sĩ.

Trước khi tiến hành phân tích độ nhạy, các bác sĩ cũng sẽ thông báo cho bệnh nhân những rủi ro họ có thể gặp phải trong quá trình lấy mẫu xét nghiệm.

5. Kết quả của một phân tích độ nhạy


Dấu hiệu kháng kháng sinh có thể do virus
Dấu hiệu kháng kháng sinh có thể do virus

Như đã đề cập phần trên, sau khi nuôi cấy vi khuẩn và để chúng tiếp xúc với môi trường kháng sinh, các bác sĩ sẽ tiến hành phân tích kết quả. Những kết quả này có thể giúp xác định loại kháng sinh tốt nhất giúp bệnh nhân điều trị.

Có ba trường hợp có thể xảy ra bao gồm:

  • Nhạy cảm: Các bác sĩ sẽ thường chọn những loại kháng sinh được báo cáo là nhạy cảm sau phân tích độ nhạy, nghĩa là chúng có tác dụng trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
  • Trung gian: Trong trường hợp kết quả phân tích độ nhạy báo cáo không có loại kháng sinh nào thuộc nhóm nhạy cảm, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng những loại kháng sinh nhóm trung gian, tuy nhiên bệnh nhân sẽ phải dùng liều cao hơn trong khoảng thời gian dài hơn. Ngoài ra rủi ro của việc sử dụng những loại thuốc kháng sinh nhóm trung gian còn đến từ các tác dụng phụ của chúng.
  • Kháng kháng sinh: Kết quả này cho thấy loại kháng sinh đang được sử dụng đã có dấu hiệu bị kháng bởi vi khuẩn, virus hoặc nấm và không nên sử dụng trong điều trị bệnh.

Ngoài ra bệnh nhân có thể được chỉ định kết hợp một số loại kháng sinh với nhau nếu một loại vi khuẩn có khả năng kháng với tất cả các loại kháng sinh đơn lẻ thông thường. Các loại thuốc trong danh mục này thường có giá thành đắt hơn và có thể phải tiêm qua đường tĩnh mạch cũng như cần sử dụng trong thời gian dài mới có thể thu được hiệu quả.

Một số bệnh nhiễm trùng cũng có thể được yêu cầu làm thêm các xét nghiệm khác bởi các loại thuốc được sử dụng để điều trị không phải lúc nào cũng có hiệu quả dù không gặp phải tình trạng kháng kháng sinh.

Ngoài ra, các xét nghiệm này cũng có thể phát hiện thêm những loại vi sinh vật có hại khác từ mẫu bệnh phẩm. Trong trường hợp này, thử nghiệm độ nhạy được áp dụng đề tìm ra loại kháng sinh thích hợp hoặc kết hợp các loại kháng sinh một cách hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong việc điều trị các loại vi khuẩn khác nhau gây tình trạng nhiễm trùng.

Ngày nay, vi khuẩn kháng kháng sinh đang ngày càng trở lên phổ biến. Các vi khuẩn, virus hay nấm luôn biến đổi, thuốc kháng sinh có thể mang lại hiệu quả hôm nay nhưng chỉ một vài tháng sau chúng đã không còn đủ sức tiêu diệt vi khuẩn.

Khi đó, phân tích độ nhạy là một công cụ quan trọng vã hữu ích để đánh giá khả năng tiêu diệt vi khuẩn của kháng sinh, đặc biệt trong trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng do một hoặc một số loại vi khuẩn đã kháng với hầu hết những loại kháng sinh được sử dụng để điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: cancer.gov, healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe