Nói dối làm cho não hoạt động nhiều hơn

Một nghiên cứu mới đây cho thấy, khi bạn nói dối, bộ não sẽ làm việc chăm chỉ hơn khi nói ra sự thật. Nghiên cứu này có thể mở ra một hướng mới trong việc điều tra, xử lý các vi phạm pháp luật trong tương lai.

1. Nghiên cứu: Khi bạn nói dối, não bạn có thay đổi gì?

Tiến sĩ Feroze Mohamed (đại học Temple) và các đồng nghiệp trong ngành X-quang đã có những nghiên cứu về sự dối trá - trung thực và não bộ. Họ phát hiện ra rằng thực sự có những vùng trong não dành riêng cho sự lừa dối. Nhưng dưới nghiên cứu của các nhà khoa học, đây cũng là vùng duy nhất nói thật.

Ông thực hiện một nghiên cứu nhỏ trên 11 người. 6 người trong số họ được cho vào một phòng thử nghiệm, bắn 1 khẩu súng lục bằng những viên đạn không nổ. Các nhà nghiên cứu đã hỏi những người tham gia về vụ nổ súng giả, nói rằng họ được phát hiện trong các đoạn băng giám sát. Những người trực tiếp bắn súng được hướng dẫn nói dối là họ không làm việc đó. Những người không trực tiếp bắn súng sẽ được nói thật.

Trong khi thẩm vấn, những người tham gia nghiên cứu sẽ được quét não bằng chụp cộng hưởng từ chức năng (fMRI).


Khi bạn nói dối sẽ khiến não bộ hoạt động nhiều hơn
Khi bạn nói dối sẽ khiến não bộ hoạt động nhiều hơn

2. Kết quả nghiên cứu: Nói dối khiến não bộ hoạt động nhiều hơn

Kết quả nghiên cứu cho biết: Trong quá trình mọi người nói dối, ảnh quét não cho thấy 14 vùng não khác nhau được kích hoạt. Còn khi mọi người nói thật, chỉ có 7 vùng não khác nhau được kích hoạt.

Như vậy, việc nói dối có thể khiến não bộ làm việc nhiều hơn vì mọi người phải cố gắng che đậy sự thật, ngụy tạo lời nói dối, giữ cho câu chuyện của họ thực sự trung thực và logic.

Những người tham gia nghiên cứu cũng được yêu cầu thực hiện bài kiểm tra của máy phát hiện nói dối. Kết quả cho thấy những bài kiểm tra này đã phát hiện chính xác 92% những người nói dối nhưng chỉ nhận diện đúng 70% những người trung thực vô tội (một số kẻ nói dối đã “trà trộn” thành công vào đội ngũ nói thật bằng cách đánh lừa máy phát hiện nói dối).

Vậy có phải quét não bằng fMRI là một bài kiểm tra tốt hơn khi bạn nói dối? Thật không may, câu trả lời vẫn chưa thể xác định vì nghiên cứu của Mohamed không dựa trên phân tích cá nhân mà nó dựa trên phân tích nhóm. Các nhà nghiên cứu sẽ cần thu thập thêm dữ liệu và lặp lại thí nghiệm trên nhiều đối tượng hơn thì mới có thể đưa ra kết luận sát nhất.

Một vấn đề khác cũng được đặt ra: Nghiên cứu trên chỉ tập trung vào những lời nói dối lớn. Vậy còn những lời nói dối nhỏ có dễ ảnh hưởng tới não bộ không? Điều này có thể, nhưng các nhà nghiên cứu chưa tìm được câu trả lời chính xác. Họ cần nghiên cứu thêm về các kiểu nói dối khác nhau. Một số người hay nói dối có thể nói dối giỏi hơn những người khác. Ngoài ra, bộ não có thể phản ứng khác nhau trước mức độ nghiêm trọng khác nhau của từng lời nói dối. Cụ thể, có sự khác biệt rõ ràng giữa việc ai đó bắn súng và việc ai đó lấy trộm kẹo từ cửa hàng tạp hóa.

Với những kẻ nói dối nhiều, có kỹ năng lừa đảo siêu đẳng, có thể bạn không thể nhận biết được họ đang lừa dối dù nhìn vào mắt họ. Nhưng theo các chuyên gia, bộ não là khởi nguồn cho tất cả những điều này. Nếu có thể nghiên cứu tới tận não bộ, chúng ta có thể phát hiện được một người nói dối hay nói thật. Như Mohamed tóm tắt nghiên cứu: Bạn không thể đánh lừa bộ não.

Trong tương lai, fMRI (chụp cộng hưởng từ chức năng) có thể được sử dụng trong những phiên tòa. Tuy nhiên, điều đó phải dựa trên những thử nghiệm quy mô lớn hơn để đánh giá các tình huống thực tế.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com, webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe