Những loại thuốc nào gây đau dạ dày?

Các loại thuốc Tây y, ngoài tác dụng dược lý chữa bệnh chính thì thường gây tác dụng phụ không mong muốn. Tác dụng phụ của thuốc thường gây đau dạ dày, viêm loét dạ dày.

1. Tại sao thuốc điều trị có thể gây đau dạ dày?

Đau dạ dày có thể do nhiều bệnh lý như: Viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, chảy máu, ung thư,... Việc sử dụng thuốc Tây y không đúng cách cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Không phải ai sử dụng cùng một loại thuốc cũng đều bị đau dạ dày. Tác dụng phụ gây đau dạ dày của thuốc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Sử dụng thuốc có đúng cách, đúng chỉ định bác sĩ không, có tiền sử mắc bệnh dạ dày không, sử dụng thuốc kết hợp,...

2. Nhóm những loại thuốc nguy cơ cao gây đau dạ dày

Dưới đây là các nhóm thuốc có khả năng cao gây đau dạ dày và các biến chứng dạ dày khác.

2.1.Nhóm thuốc kháng viêm không steroid

Nhóm thuốc này gồm các loại: Indomethacin, ibuprofen, diclofenac,... có tác dụng giảm đau, chống viêm, đặc biệt hiệu quả với các bệnh lý xương khớp.


Nhóm thuốc kháng viêm không steroid trị xương khớp có khả năng cao gây đau dạ dày
Nhóm thuốc kháng viêm không steroid trị xương khớp có khả năng cao gây đau dạ dày

Nếu sử dụng thường xuyên hoặc dùng với liều lượng lớn, thuốc chống đau và chống viêm không steroid dễ gây viêm loét dạ dày tá tràng. Người bệnh gặp biểu hiện nôn, buồn nôn, đau bụng, đầy hơi, trướng bụng, chảy máu dạ dày tá tràng,...

Nguyên nhân do thuốc sử dụng qua đường uống vào dạ dày nhưng kém hòa tan trong môi trường acid của dạ dày. Nó tích tụ thành đám trong dạ dày, gây ức chế lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, khiến acid dạ dày ăn mòn, gây tổn thương lớp niêm mạc.

Ngoài ra, một số thuốc không thuộc nhóm steroid khác như: celecoxib, Celebrex,... thường dùng trong điều trị thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, điều trị triệu chứng liên quan đến kinh nguyệt, giảm lượng polyp ở kết tràng và trực tràng có thể làm tăng tiến triển của bệnh viêm loét dạ dày.

Thuốc Betaserc chuyên điều trị hội chứng rối loạn tiền đình cũng có thể gây tác dụng phụ đến dạ dày, tá tràng, nhất là người có tiền sử bệnh lý.

2.2. Thuốc Corticoid

Corticoid là nhóm thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm, chống dị ứng và ức chế hệ miễn dịch. Tuy có nhiều lợi ích điều trị bệnh song thuốc Corticoid cung gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Corticoid làm tăng nguy cơ đau dạ dày ở người bệnh có yếu tố kết hợp như: ăn nhiều đồ cay nóng, có tiền sử đau dạ dày, thường xuyên uống rượu bia, stress kéo dài, chế độ ăn uống không lành mạnh,...


Nhóm thuốc giảm đau corticode gây nhiều tác dụng nguy hiểm cho dạ dày
Nhóm thuốc giảm đau corticode gây nhiều tác dụng nguy hiểm cho dạ dày

Do đó, khi sử dụng thuốc Corticoid nên đặc biệt thận trọng và báo bác sĩ điều trị nếu có tiền sử mắc bệnh.

Ngoài ra cũng cần lưu ý đến một số tác dụng phụ nguy hiểm khác của thuốc Corticoid như: Chất béo, đường, rối loạn cân bằng điện giải, rối loạn chuyển hóa đạm, loãng xương, tăng đường huyết, loạn dưỡng mỡ,...

2.3.Nhóm thuốc giảm đau hạ sốt (Aspirin)

Nhóm thuốc này cũng được ghi nhận có nguy cơ cao gây đau dạ dày. Aspirin được dùng khi người bệnh sốt cao, đau răng, nhức đầu, thấp khớp,... có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm, giảm quá trình đông máu.

Việc sử dụng Aspirin kéo dài, đặc biệt là liều lượng cao rất dễ gây viêm loét dạ dày, nặng hơn là xuất huyết dạ dày.

Thuốc giảm đau hạ sốt chứa Ibuprofen như: antidol, alaxan thường dùng cùng paracetamol cũng được dùng khá thường xuyên, gây nhiều tác dụng phụ về đường tiêu hóa như: Nôn, buồn nôn, đau chướng bụng, chảy máu dạ dày, chảy máu đường ruột, loét dạ dày tiến triển,...

Thuốc giảm đau chống viêm chứa diclofenac như diclofenac, voltaren thường dùng trong điều trị thoái hóa khớp, đau lưng, viêm đa khớp,... cũng có thể gây loét dạ dày tá tràng nếu lạm dụng.

Ngoài ra các thuốc tenoxicam, piroxicam, meloxicam, indomethacin,... thường dùng trong điều trị các bệnh về xương khớp, dây thần kinh cũng có nguy cơ gây hại dạ dày và đường ruột.


Nhóm thuốc giảm đau hạ sốt Aspirin cũng có nguy cơ cao gây đau dạ dày
Nhóm thuốc giảm đau hạ sốt Aspirin cũng có nguy cơ cao gây đau dạ dày

3. Nên làm gì để hạn chế thuốc tác hại đến dạ dày?

Sử dụng thuốc điều trị bệnh là không thể thiếu Một số giải pháp hiệu quả như: dùng thuốc tráng niêm mạc dạ dày trước khi dùng thuốc, bào chế thuốc dạng không tan trong dạ dày mà tan trong đường tiêu hóa, thời điểm uống thuốc tối ưu,...

Một số lời khuyên dưới đây sẽ giúp người bệnh sử dụng thuốc Tây điều trị sẽ hạn chế tối đa tác dụng phụ như đau dạ dày.

  • Nên uống thuốc đúng khuyến cáo, thường là uống thuốc vào lúc no, sau khi ăn.
  • Uống thuốc cùng cốc nước từ 200 – 250ml.
  • Không tự ý sử dụng hoặc kéo dài thời gian sử dụng thuốc.
  • Uống thuốc đúng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
  • Nếu gặp khó chịu, có dấu hiệu của đau dạ dày, hãy báo với bác sĩ điều trị.
  • Người mắc bệnh dạ dày nên thận trọng khi dùng thuốc điều trị và thuốc phối hợp.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe