Dân gian có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, do đó bất kỳ ai cũng cần chăm sóc sức khỏe cho bản thân thật chu đáo ngay từ sớm. Một trong những bước quan trọng giúp chị em ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm là thực hiện các kiểm tra sức khỏe toàn diện nữ thường xuyên theo khuyến cáo của chuyên gia.
1. Kiểm tra sức khỏe phụ nữ bằng cách tầm soát ung thư vú
Trong những buổi kiểm tra sức khoẻ sinh sản phụ nữ, các bác sĩ chuyên khoa thường khuyến nghị bệnh nhân thực hiện xét nghiệm sàng lọc ung thư vú. Đây là một bước cần thiết, bởi khi ung thư vú được phát hiện càng sớm, cơ hội chữa khỏi của chị em càng cao.
Phụ nữ ở độ tuổi từ 20 – 30 trở lên nên đi khám vú định kỳ khoảng 1 – 3 năm/ lần để tầm soát ung thư. Ngoài ra, nếu bạn có nguy cơ cao phát triển ung thư vú, chẳng hạn như yếu tố di truyền trong gia đình, tốt nhất bạn nên đi kiểm tra thường xuyên hơn.
Tầm soát ung thư vú thường bao gồm khám lâm sàng và chụp quang tuyến vú bằng tia X liều thấp. Thông qua những phương pháp kiểm tra này, bác sĩ có thể dễ dàng tìm thấy sự hiện diện của khối u, từ đó lựa chọn được biện pháp điều trị phù hợp.
Một số chuyên gia cũng khuyến cáo rằng, phụ nữ ở độ tuổi 40 nên đi chụp X quang tuyến vú định kỳ hàng năm trong các buổi kiểm tra sức khỏe toàn diện nữ. Đối với nữ giới từ 50 – 70 tuổi có thể đi tầm soát ung thư vú khoảng 1 – 2 năm/ lần.
2. Sàng lọc bệnh ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh phụ khoa rất phổ biến ở nữ giới, xảy ra chủ yếu do vi – rút u nhú ở người (HPV). Bởi vậy, việc tầm soát bệnh ngay từ sớm là một điều vô cùng quan trọng, giúp bảo tồn khả năng sinh sản cho người phụ nữ.
Bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm HPV hoặc Pap smear để sàng lọc ung thư cổ tử cung. Thông qua những xét nghiệm này, các tế bào phát triển bất thường ở cổ tử cung sẽ được tìm thấy và loại bỏ trước khi chuyển hoá thành ung thư.
Đôi khi, xét nghiệm Pap smear cũng có thể được kết hợp thực hiện cùng với xét nghiệm HPV, tuỳ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của người bệnh. Ngoài ra, bác sĩ chuyên khoa cũng sẽ trao đổi về tần suất sàng lọc dựa trên các yếu tố nguy cơ mắc bệnh của bạn.
Mặc dù hiện nay đã có vắc – xin giúp chủng ngừa HPV và bảo vệ phụ nữ dưới 26 tuổi khỏi một số chủng HPV. Tuy nhiên, vắc – xin không có tác dụng bảo vệ và chống lại được tất cả các chủng vi – rút này, hơn nữa không phải trường hợp ung thư cổ tử cung nào cũng bắt nguồn từ HPV. Do đó, việc tầm soát ung thư cổ tử cung trong những lần kiểm tra sức khoẻ phụ nữ định kỳ vẫn giữ một vai trò rất quan trọng.
3. Các xét nghiệm sàng lọc loãng xương
Loãng xương là tình trạng xương bị yếu và dễ gãy, thường ảnh hưởng chủ yếu đến phụ nữ sau mãn kinh. Những triệu chứng loãng xương đầu tiên mà bạn có thể nhận thấy, bao gồm đau hơn khi ngã, va đập hoặc vặn người đột ngột. Theo thống kê cho biết, có khoảng hơn một nửa số ca gãy xương là ở nữ giới.
May mắn thay, bệnh loãng xương hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị được nếu bạn thực hiện các xét nghiệm sàng lọc định kỳ trong những buổi kiểm tra sức khoẻ sinh sản phụ nữ. Một trong những phương pháp tầm soát thường được áp dụng là đo hấp thụ tia X năng lượng kép (DXA), giúp đo lường sức mạnh của xương và phát hiện chứng loãng xương trước khi tiến triển gây gãy xương.
Phương pháp DXA cũng giúp dự đoán nguy cơ gãy xương trong tương lai và thường được khuyến nghị cho tất cả phụ nữ trên 65 tuổi. Tuy nhiên, nếu bạn có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào gây loãng xương, hãy cố gắng bắt đầu tầm soát sớm hơn.
4. Kiểm tra sức khỏe toàn diện nữ bằng cách tầm soát ung thư da
Đa số bệnh ung thư da khi được sàng lọc và điều trị sớm có thể giúp chị em phụ nữ thoát khỏi nhiều nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng khác, bao gồm cả tử vong. Đặc biệt, những người có yếu tố di truyền trong gia đình làm tăng khả năng mắc ung ung thư da khi tiếp xúc quá nhiều với tia UV cũng nên thực hiện tầm soát sớm.
Bạn cũng nên thường xuyên theo dõi bất kỳ thay đổi nào trên da của mình, bao gồm cả nốt ruồi và tàn nhang. Sự thay đổi về màu sắc, hình dạng và kích thước của chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư da.
5. Tầm soát bệnh cao huyết áp ở phụ nữ
Nguy cơ mắc cao huyết áp ở phụ nữ sẽ tăng lên khi bước sang độ tuổi trung niên, đặc biệt là những người thừa cân hoặc có một số thói quen không tốt cho sức khỏe. Tình trạng cao huyết áp có thể dẫn đến các cơn đau tim hoặc đột quỵ não, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh mà không có bất kỳ cảnh báo nào.
Vì lý do trên, việc tầm soát cao huyết áp sớm thông qua các lần kiểm tra sức khỏe toàn diện nữ có thể giúp chị em loại bỏ được các bệnh lý nguy hiểm. Mức huyết áp bình thường ở người trưởng thành sẽ nhỏ hơn 120/ 80. Khi chỉ số huyết áp đạt 130/ 80, hoặc cao hơn thì đây là biểu hiện của tình trạng tăng huyết áp.
6. Kiểm tra mức cholesterol trong máu
Nồng độ cholesterol cao trong máu có thể dẫn đến sự hình thành của các mảng bám làm tắc nghẽn động mạch. Nếu mảng bám tích tụ lâu ngày mà không được xử lý, nó có thể gây ra cơn đau tim hoặc bệnh đột quỵ não vô cùng nguy hiểm.
Để kiểm tra chính xác mức cholesterol trong cơ thể, chị em cần nhịn ăn khoảng 9 – 12 giờ đồng hồ. Sau đó, bạn sẽ thực hiện xét nghiệm máu giúp đo tổng lượng cholesterol, cholesterol tốt (HDL), cholesterol xấy (LDL) và triglyceride (mỡ máu). Qua buổi kiểm tra sức khỏe toàn diện nữ, bác sĩ sẽ trao đổi với bạn về thời điểm bắt đầu cũng như tần suất thực hiện các xét nghiệm.
7. Tầm soát bệnh tiểu đường loại 2
Tiểu đường loại 2 là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm kích hoạt sự phát triển của bệnh thận, tim, mù loà và đột quỵ. Căn bệnh này có xu hướng ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn so với nam giới. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát tiểu đường thông qua chế độ tập thể dục, ăn kiêng, giảm cân, sử dụng thuốc và đặc biệt là khi tầm soát bệnh sớm.
Thông thường, khi sàng lọc bệnh tiểu đường loại 2, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện xét nghiệm máu. Người bệnh cần phải nhịn ăn trong vòng 8 giờ hoặc lâu hơn trước khi tiến hành kiểm tra mức đường huyết để đạt được kết quả chính xác nhất.
Nếu mức đường huyết từ 100 – 125, điều này cho thấy bạn đang có dấu hiệu mắc tiền tiểu đường. Khi chỉ số đường huyết sau xét nghiệm thu được kết quả là 126 hoặc cao hơn, nghĩa là bạn đã mắc tiểu đường. Ngoài ra, một số xét nghiệm khác cũng được khuyến nghị thực hiện, bao gồm xét nghiệm A1C hoặc xét nghiệm dung nạp lactose qua đường miệng.
8. Các xét nghiệm sàng lọc HIV
HIV là một loại vi – rút gây ra căn bệnh AIDS, thường lây lan khi bạn tiếp xúc với chất dịch cơ thể của người bệnh hoặc đường máu truyền từ mẹ sang con. Mặt khác, hiện nay vẫn chưa có thuốc hoặc vắc – xin ngăn ngừa HIV, do đó việc tầm soát từ sớm qua các lần kiểm tra sức khoẻ sinh sản phụ nữ sẽ giúp bạn phát hiện và ngăn chặn sự phát triển của loại vi – rút này.
Cách duy nhất giúp bạn kiểm tra xem bản thân có nhiễm HIV hay không là thực hiện xét nghiệm máu. Xét nghiệm EIA hoặc ELISA có thể giúp bác sĩ tìm kiếm những kháng thể đối với HIV. Nếu kết quả là dương tính, bạn sẽ cần thực hiện xét nghiệm lần 2 để xác nhận kết quả chính xác.
Tất cả những phụ nữ có nguy cơ nhiễm HIV và thường xuyên quan hệ tình dục nên đi xét nghiệm sàng lọc định kỳ. Ngoài ra, những thanh thiếu niên và người lớn tuổi có nguy cơ cao cũng cần được kiểm tra nhiều hơn.
9. Sàng lọc bệnh ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng thường hình thành và phát triển từ các khối polyp ở lớp lót bên trong của ruột già. Nếu không phát hiện và xử lý sớm, khối u sẽ di căn sang các bộ phận khác của cơ thể và gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.
Hiện nay, nội soi là phương pháp tầm soát ung thư đại trực tràng phổ biến nhất. Khi tiến hành xét nghiệm, bác sĩ sẽ luồn một ống mềm nhỏ có trang bị camera nhỏ vào ruột kết của người bệnh để tìm kiếm polyp và loại bỏ ngay nếu phát hiện. Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện một xét nghiệm khác là nội soi đại tràng sigma để kiểm tra phần dưới của đại tràng.
Nhìn chung, việc sàng lọc ung thư đại trực tràng nên bắt đầu từ độ tuổi 45 nếu bạn thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ trung bình. Tiến hành tầm soát càng sớm, nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng càng thấp.
XEM THÊM: Gói sàng lọc ung thư đại trực tràng
10. Tầm soát bệnh tăng nhãn áp
Tăng nhãn áp thường xảy ra khi áp lực tích tụ bên trong mắt của bạn. Nếu không điều trị sớm, tình trạng này có thể làm hỏng dây thần kinh thị giác và dẫn đến chứng mù loà. Thông thường, bệnh tăng nhãn áp sẽ không gây ra bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi thị lực của bạn đã bị tổn thương. Bởi vậy, trong những lần kiểm tra sức khỏe toàn diện nữ, bác sĩ thường khuyến nghị bệnh nhân nên thực hiện các bài kiểm tra mắt giúp tầm soát tăng nhãn áp ngay từ đầu.
Tần suất kiểm tra mắt sẽ phụ thuộc vào độ tuổi và các yếu tố nguy cơ mắc bệnh của bạn, bao gồm:
- Phụ nữ trên 60 tuổi;
- Bị chấn thương ở mắt;
- Sử dụng steroid lâu dài;
- Phụ nữ có người thân trong gia đình mắc tăng nhãn áp;
- Phụ nữ người Mỹ gốc Phi hoặc gốc Tây Ban Nha.
Tóm lại, một trong những bước quan trọng giúp chị em ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm là thực hiện các kiểm tra sức khỏe toàn diện nữ thường xuyên theo khuyến cáo của chuyên gia.
Hiện tại, Vinmec đang triển khai rất nhiều gói khám sức khỏe tổng quát phù hợp với từng độ tuổi, giới tính và nhu cầu riêng của khách hàng với chính sách giá rất ưu đãi. Ưu điểm của các gói khám sức khỏe của Vinmec là quý khách hàng sẽ được sàng lọc, tầm soát sức khỏe bởi hệ thống trang thiết bị hiện đại giúp hỗ trợ chuẩn đoán tốt nhất hiện nay như máy PET/CT, MRI, CT 640, hệ thống máy siêu âm tiên tiến hàng đầu thế giới, hệ thống labo xét nghiệm tiêu chuẩn quốc tế,... Sau khi khám tổng quát, nếu phát hiện các bệnh lý, quý khách hàng có thể sử dụng dịch vụ từ các chuyên khoa khác tại bệnh viện với chất lượng điều trị vượt trội.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: everydayhealth.com, webmd.com, healthline.com