Xét nghiệm sàng lọc bệnh ở nam giới chính xác và đúng thời điểm là điều quan trọng cần phải thực hiện. Bởi khi phát hiện sớm các triệu chứng của một số tình trạng sức khoẻ có thể giúp cho quá trình điều trị được dễ dàng hơn, và đó cũng chính là yếu tố quan trọng giúp nam giới được khoẻ mạnh.
1. Tại sao xét nghiệm sàng lọc bệnh ở nam giới là quan trọng
Ngay cả khi cơ thể bạn cảm thấy khỏe mạnh thì bạn vẫn bắt buộc phải lập kế hoạch kiểm tra sức khoẻ và chăm sóc sức khỏe thường xuyên. Mục đích của quá trình xét nghiệm này là:
- Sàng lọc bệnh ở nam giới
- Đánh giá nguy cơ của các vấn đề liên quan đến sức khỏe trong tương lai
- Theo dõi sức khỏe cũng như hỗ trợ phát triển lối sống lành mạnh
- Chăm sóc và phòng ngừa bệnh, chẳng hạn như: tiêm phòng vắc-xin ( tiêm phòng cúm hàng năm và uốn ván sau 10 năm...)
- Xác định kỹ các yếu tố rủi ro
- Giữ mối quan hệ với bác sĩ trong trường hợp bị bệnh
2. Những xét nghiệm đàn ông nên làm
2.1. Ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư phổ biến nhất được tìm thấy ở nam giới Mỹ sau ung thư da. Nó có xu hướng như một loại ung thư phát triển chậm, nhưng cũng có một số loại ung thư tuyến tiền liệt phát triển nhanh và mạnh. Xét nghiệm sàng lọc có thể phát hiện bệnh sớm, đôi khi là có thể nhận biết được trước khi các triệu chứng phát triển. Khi đó, áp dụng các phương pháp điều trị sẽ mang lại kết quả cao.
Xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt là khám sàng lọc cho những người đàn ông khỏe mạnh có thể bao gồm xét nghiệm trực tràng kỹ thuật số (DRE) và xét nghiệm máu kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (SPA). Hiệp hội Ung thư Hoa kỳ khuyến nghị mỗi người nên gặp bác sĩ và trao đổi về những lợi ích cũng như rủi ro có thể gặp khi xét nghiệm SPA. Những đối tượng này thường là: đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trung bình và nguy cơ cao, hay những nam giới có tiền sử gia đình về ung thư tuyến tiền liệt.
2.2. Ung thư tinh hoàn
Ung thư không phổ biến này phát triển trong tinh hoàn của người đàn ông, các tuyến sinh sản sản xuất tinh trùng. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh thường xảy ra trong độ tuổi từ 20 đến 54 tuổi.
Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo rằng, tất cả nam giới nên sàng lọc ung thư tinh hoàn. Đàn ông có nguy cơ cao mắc bệnh này (tiền sử gia đình hoặc tinh hoàn không được sinh ra) nên được trao đổi với bác sĩ để có thêm thông tin sàng lọc bổ sung. Một số bác sĩ khuyên nên kiểm tra thường xuyên nếu có những cảm giác nhẹ như cục cứng, vết sưng trơn hoặc thay đổi kích thước và hình dạng tinh hoàn.
2.3. Ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây nguy cơ tử vong do ung thư. Nam giới có nguy cơ phát triển bệnh ung thư đại trực tràng cao hơn ở so với nữ giới. Phần lớn ung thư phát triển chậm từ polyp đại tràng như là tăng trưởng trên bề mặt bên trong của đại tràng.
Sau khi ung thư phát triển, nó có thể xâm lấn hoặc lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Cách để ngăn ngừa bệnh này là là tìm loại bỏ polyp trước khi chúng trở thành ung thư.
Xét nghiệm ung thư đại trực tràng được sàng lọc ở tuổi 50 ở những người có nguy cơ mắc bệnh trung bình. Nội soi đại tràng là một xét nghiệm phổ biến để phát hiện polyp và ung thư đại trực tràng.
Bác sĩ xem toàn bộ đại tràng bằng thiết bị siêu âm. Polyp có thể được loại bỏ tại thời điểm thử nghiệm. Hoặc xét nghiệm tương tự là chỉ kiểm tra linh hoạt phần dưới của đại tràng.
Một số bệnh nhân sẽ lựa chọn nội soi, chụp CT hoặc sử dụng thuốc xổ bari tương phản kép với tia X đặc biệt, mặc dù nếu phát hiện polyp, thực tế cần phải nội soi để loại bỏ chúng.
2.4. Ung thư da
Dạng ung thư da nguy hiểm nhất là khối u ác tính. Nó bắt đầu trong các tế bào chuyên biệt melanocytes tạo ra màu da. Đàn ông lớn tuổi có khả năng phát triển khối u ác tính cao gấp đôi so với phụ nữ cùng tuổi. Đàn ông cũng có nguy cơ mắc ung thư tế bào đáy không phải khối u và tế bào vảy cao gấp 2-3 lần so với phụ nữ. Nguy cơ của bệnh sẽ tăng lên khi tiếp xúc trọn đời với ánh nắng mặt trời và / hoặc tắm nắng; cháy nắng cũng làm tăng nguy cơ.
Tầm soát ung thư da được Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ và Học viện Da liễu Hoa Kỳ khuyên nên thực hiện thường xuyên để kiểm tra xem có bất kỳ thay đổi nào về các dấu vết trên da, bao gồm: hình dạng, màu sắc và kích thước. Phát hiện sớm được nguyên nhân ung thư da sẽ giúp cho phương pháp điều trị hiệu quả hơn và ít biến dạng hơn.
2.5. Huyết áp cao
Nguy cơ huyết áp cao tăng theo tuổi. Nó cũng liên quan đến cân nặng và lối sống. Huyết áp cao có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng mà không có bất kỳ triệu chứng nào trước đó, bao gồm chứng phình động mạch. Tuy nhiên, nó có thể được điều trị và nó có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và suy thận.
Sàng lọc huyết áp cao với hai chỉ số huyết áp. Đầu tiên (huyết áp tâm thu) là áp lực trong động mạch của bạn khi tim đập. Thứ hai (huyết áp tâm trương) là áp lực giữa các nhịp. Huyết áp bình thường dưới 120/80. Huyết áp cao là 130/80 hoặc cao hơn. Khoảng giữa hai thông số này là tiền tăng huyết áp, một cột mốc quan trọng dẫn đến huyết áp cao.
2.6. Cholesterol
Nồng độ cholesterol LDL cao trong máu sẽ khiến cho các mảng bám dính lại và tích tụ trong thành động mạch. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Xơ vữa động mạch hay xơ cứng và thu hẹp các động mạch có thể tiến triển mà không có triệu chứng trong nhiều năm. Theo thời gian nó có thể dẫn đến đau tim và đột quỵ. Thay đổi lối sống và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ có thể làm giảm lượng cholesterol LDL "xấu" này và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Xác định mức cholesterol thực hiện với mẫu lipid máu lúc đói là xét nghiệm máu cho biết mức cholesterol toàn phần, cholesterol LDL - "xấu", cholesterol HDL - "tốt" cũng như là triglyceride (mỡ máu). Kết quả cho biết thông tin và tình trạng bệnh cụ thể để giúp bác sĩ tìm ra các phương pháp cần làm để giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường.
Bắt đầu từ tuổi 20, nam giới nên được kiểm tra nếu họ có nguy cơ mắc bệnh tim. Bắt đầu từ 35, nam giới cần xét nghiệm cholesterol thường xuyên.
2.7. Bệnh tiểu đường type 2
Một phần ba người Mỹ mắc bệnh tiểu đường khi họ không biết mình bị mắc bệnh này. Bệnh tiểu đường không được kiểm soát có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ, bệnh thận, mù do tổn thương mạch máu võng mạc, tổn thương thần kinh và bất lực. Đặc biệt là khi được phát hiện sớm, bệnh tiểu đường có thể được kiểm soát và có thể tránh được các biến chứng bằng chế độ ăn uống, tập thể dục, giảm cân và sử dụng thuốc.
Sàng lọc bệnh tiểu đường type 2 là xét nghiệm đường huyết lúc đói, xét nghiệm dung nạp glucose hoặc AIC đều được sử dụng đơn lẻ hoặc cùng nhau. Người trưởng thành khỏe mạnh nên làm xét nghiệm ba năm một lần bắt đầu ở tuổi 45. Nếu bạn có nguy cơ cao hơn, bao gồm cholesterol cao hoặc huyết áp, bạn có thể bắt đầu xét nghiệm sớm hơn và thường xuyên hơn.
2.8. Virus HIV
HIV là virus gây ra bệnh AIDS. Nó có trong máu và dịch tiết cơ thể của những người bị nhiễm bệnh, ngay cả khi không có triệu chứng. Nó lây lan từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp với chất nhờn ở âm đạo, vùng hậu môn, miệng, mắt hoặc một vết thương hở trên da.
Hiện vẫn chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn bệnh này. Các phương pháp điều trị hiện đại có thể ngăn nhiễm HIV thành bệnh AIDS, nhưng những loại thuốc này có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng.
Những người nhiễm HIV có thể vẫn không có triệu chứng điển hình trong nhiều năm. Cách duy nhất giúp nhận biết có bị nhiễm bệnh hay không là một loạt các xét nghiệm máu. Thử nghiệm đầu tiên là ELISA hoặc EIA. Nó giúp tìm kháng thể kháng HIV trong máu. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là không cho thấy được tình trạng không bị nhiễm bệnh và vẫn cho kết quả dương tính trong xét nghiệm. Vì vậy, thử nghiệm thứ hai được thực hiện là xét nghiệm Western blot.
Hầu hết những người mới nhiễm cho kết quả thử nghiệm là dương tính trong hai tháng sau khi nhiễm bệnh. Nhưng, sau 6 tháng thì có tới 5% trường hợp cho kết quả âm tính. Quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng các dụng cụ phòng tránh như bao cao su là cần thiết để tránh nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Hoặc những người sử dụng ma túy không nên dùng chung kim tiêm.
2.9. Bệnh tăng nhãn áp
Nhóm bệnh mắt này dần dần làm hỏng dây thần kinh thị giác và có thể dẫn đến mù lòa cũng như mất thị lực đáng kể. Trước khi những người mắc bệnh tăng nhãn áp nhận thấy triệu chứng thì bệnh không thể hồi phục được . Các xét nghiệm sàng lọc tìm kiếm áp lực bất thường trong mắt, giúp nắm bắt và điều trị tình trạng này trước khi làm tổn thương dây thần kinh thị giác.
Kiểm tra mắt cho bệnh tăng nhãn áp dựa vào tuổi và nguy cơ mắc bệnh của từng đối tượng:
- Dưới 40 tuổi: thời gian kiểm tra sau 2 - 4 năm
- Từ 40 - 54 tuổi : sau 1 - 3 năm
- Từ 55 - 64 tuổi: sau 1 - 2 năm
- Từ 65 tuổi trở lên: sau 6 - 12 tháng
Trong trường hợp, nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao, bạn nên trao đổi với bác sĩ về việc sàng lọc sớm hơn, thường xuyên hơn. Những đối tượng này bao gồm: người Mỹ gốc Phi, những người có tiền sử gia đình mắc bệnh tăng nhãn áp, chấn thương mắt trước đó hoặc sử dụng thuốc steroid.
Xét nghiệm sàng lọc bệnh ở nam giới chính xác và đúng thời điểm là điều quan trọng cần phải thực hiện. Bới việc phát hiện sớm không chỉ đem lại cơ hội điều trị bệnh cao mà còn giúp bạn có cuộc sống khỏe mạnh hơn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: webmd.com