Những điều bạn cần biết khi ăn tỏi và sử dụng tỏi

Tỏi là loại thực phẩm được sử dụng từ xa xưa như một loại gia vị và thuốc điều trị bệnh. Allicin là hợp chất tạo nên mùi đặc trưng của tỏi, nó cùng với các chất khác tạo nên nhiều lợi ích tuyệt vời với sức khỏe con người.

1. Tỏi là gì?

Tỏi thuộc họ hành, trong họ này còn có hẹ, tỏi tây và hành lá. Tuy nhiên, không giống với họ hàng của nó, tỏi chứa nhiều mảnh nhỏ được gọi là tép. Các loại cây như tỏi gấu và tỏi voi cũng có cấu tạo củ tương tự.

2. Ăn tỏi có tác dụng gì?

Trong thời cổ đại, người Hy Lạp yêu tỏi đến nỗi họ dâng củ làm quà cho các vị thần. Bác sĩ thời kỳ đầu Hippocrates đã sử dụng tỏi để điều trị các bệnh ký sinh trùng, làm thuốc nhuận tràngthuốc lợi tiểu. Đối với người La Mã, tỏi là một loại gia vị và một loại thuốc. Chúng được sử dụng để điều trị bệnh lao, sốt và nhiều bệnh khác. Hỗn hợp nước ép tỏi và 3. Trong tỏi có gì?, khi thoa lên cơ thể, được cho là có tác dụng bảo vệ khỏi bị rắn cắn.


Người La Mã từng ăn tỏi để điều trị bệnh lao, sốt và nhiều bệnh khác
Người La Mã từng ăn tỏi để điều trị bệnh lao, sốt và nhiều bệnh khác

Người Anh sử dụng hỗn hợp tỏi, mật ong và đôi khi thêm vào rượu để điều trị cảm lạnh, sốt và tiêu chảy. Người Pháp tin rằng tỏi đã cứu sống hàng trăm người khỏi bệnh dịch vào năm 1720. Thế kỷ 20, tỏi được dùng để bảo vệ mọi người khỏi bệnh tả, sốt thương hànbệnh bạch hầu. Trong đợt bùng phát dịch cúm năm 1917-1918, người Mỹ đeo vòng cổ bằng củ tỏi để tránh dịch.

Một số nghiên cứu cho thấy tỏi có thể giúp ích cho những người bị bệnh tim. Tỏi có thể làm giảm cholesterol và huyết áp, giữ cho động mạch đàn hồi, giúp ngăn ngừa cục máu đông và sự tích tụ của mảng bám. Nó cũng có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ. Mặc dù không hiệu quả mạnh như thuốc nhưng tỏi có thể có vai trò như một phương pháp điều trị phụ. Nó cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu ở những người bị bệnh tiểu đường.

Nhiều tuyên bố về lợi ích sức khỏe của tỏi đã được khoa học chứng minh. Ví dụ như tỏi để chữa cảm lạnh, cúm và các loại vi rút khác, viêm họng, bệnh Alzheimer hoặc để tăng cường hệ thống miễn dịch. Một số nghiên cứu cho thấy, những người ăn nhiều tỏi có tỷ lệ mắc một số bệnh ung thư thấp hơn, tuy nhiên vấn đề này vẫn cần phải nghiên cứu thêm.

3. Trong tỏi có gì?

Allicin là loại dầu tạo cho tỏi có mùi và vị đặc trưng như lưu huỳnh, nó cũng giúp kháng khuẩn. Ngoài ra, trong tỏi còn có hơn 40 hợp chất lành mạnh khác như arginine, oligosaccharides, flavonoid và selen. Các chuyên gia cho biết tất cả chúng đều góp phần tạo nên những lợi ích của tỏi đối với sức khỏe.

4. Tỏi xuất xứ từ đâu?

Xuất xứ của tỏi vẫn chưa được giải đáp. Các chuyên gia cho rằng tỏi có thể có nguồn gốc từ Trung Á. Các ghi chép để lại cho thấy người dân Ấn Độ và Ai Cập đã trồng tỏi cách đây hơn 5.000 năm, điều này giúp tỏi trở thành một trong những loại cây được con người trồng sớm nhất. Sau đó, cây tỏi được mang đến Trung Quốc và vào Nam Âu. Hầu hết tỏi sản xuất ở Mỹ đều được trồng tại bang California.

5. Làm gì để giảm mùi tỏi?

Tỏi không gây mùi cho đến khi bóc vỏ, đập dập hoặc nhai tép tỏi. Việc các hợp chất lưu huỳnh được giải phóng đã tạo ra mùi và hương vị đặc trưng cho tỏi. Nấu tỏi cùng thức ăn như một loại gia vị có thể làm dịu mùi. Nhai lá bạc hà sống, táo, rau diếp ngay sau khi ăn tỏi cũng có thể làm giảm mùi tỏi.


Mua tỏi tươi bằng cách chọn những củ tròn trịa, căng da, vỏ không sờn hoặc lỏng lẻo
Mua tỏi tươi bằng cách chọn những củ tròn trịa, căng da, vỏ không sờn hoặc lỏng lẻo

6. Cách bảo quản tỏi

Khi mua tỏi tươi, nên chọn những củ tròn trịa, căng da, không sờn hoặc lỏng lẻo. Tránh tỏi bị mốc hoặc mọc mầm bằng cách bảo quản ở nơi mát mẻ, tối, thông gió tốt. Tỏi khô có thể giữ được trong vài tháng, nhưng tỏi tươi tốt nhất là nên sử dụng trong vòng 1 tuần để nhận được hương vị hoàn hảo và lượng chất dinh dưỡng nhiều nhất.

Hi vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tỏi cũng như các công dụng của loại gia vị này để sử dụng một cách hiệu quả.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe