Nguyên nhân, yếu tố và cách phòng ngừa ung thư nội mạc tử cung

Bài viết của bác sĩ Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Minh Thuyên - Bác sĩ Giải phẫu bệnh - Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Ung thư nội mạc tử cung là một căn bệnh nguy hiểm và hiện đang có xu hướng trẻ hóa ở nữ giới. Việc biết được nguyên nhân và cách phòng ngừa sẽ giúp chị em chủ động hơn trong việc giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

1. Các yếu tố nguy cơ gây ung thư nội mạc tử cung

Một yếu tố nguy cơ là bất cứ điều gì làm tăng khả năng mắc bệnh như ung thư. Các ung thư khác nhau có các nguy cơ khác nhau. Một số yếu tố nguy cơ, như hút thuốc hoặc phơi nắng, có thể được thay đổi. Những yếu tố khác, như tuổi già hoặc tiền sử gia đình, không thể thay đổi.

Mặc dù một số yếu tố nhất định có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung, nhưng chúng không phải luôn là nguyên nhân gây bệnh. Nhiều phụ nữ có yếu tố nguy cơ nhưng không bao giờ mắc ung thư nội mạc tử cung.

Một số phụ nữ mắc ung thư nội mạc tử cung không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào. Hiện nay, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung, bao gồm:

  • Béo phì
  • Yếu tố hormone: dùng estrogen sau mãn kinh, thuốc tránh thai uống hoặc tamoxifen, số lượng chu kỳ kinh nguyệt (trong suốt cuộc đời), mang thai, một số u buồng trứng và hội chứng buồng trứng đa nang
  • Sử dụng dụng cụ tử cung
  • Tuổi tác
  • Chế độ ăn và tập thể dục
  • Bệnh tiểu đường type 2
  • Tiền sử gia đình (có người thân bị ung thư nội mạc tử cung hoặc đại trực tràng)
  • Tiền sử mắc ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng
  • Tiền sử có tăng sản nội mạc tử cung
  • Xạ trị đến vùng xương chậu điều trị ung thư khác

Các yếu tố như mang thai, thuốc tránh thai và sử dụng dụng cụ tử cung có liên quan đến nguy cơ ung thư nội mạc tử cung thấp hơn, trong khi các yếu tố khác có liên quan đến nguy cơ cao hơn.

2. Chẩn đoán nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung

2.1 Dấu hiệu và triệu chứng

Có một vài triệu chứng có thể chỉ ra ung thư nội mạc tử cung. Một số triệu chứng thường gặp hơn khi ung thư tiến triển (phát triển và lan rộng)

  • Chảy máu âm đạo bất thường, đốm, hoặc tiết dịch khác

Khoảng 90% phụ nữ mắc ung thư nội mạc tử cung có chảy máu âm đạo bất thường. Đó có thể là một sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt, chảy máu giữa chu kỳ hoặc sau khi mãn kinh. Các vấn đề không phải ung thư cũng có thể gây chảy máu bất thường. Nhưng điều quan trọng là phải có bác sĩ kiểm tra bất kỳ chảy máu bất thường sớm nhất có thể. Nếu bạn đã qua thời kỳ mãn kinh, điều đặc biệt quan trọng là thông báo bất kỳ chảy máu âm đạo, hoặc tiết dịch bất thường cho bác sĩ.

  • Đau vùng chậu, một khối u và giảm cân

Đau ở xương chậu, cảm thấy một khối (khối u) và giảm cân mà không cố ý cũng có thể là triệu chứng của ung thư nội mạc tử cung. Những triệu chứng này thường gặp hơn ở giai đoạn sau của bệnh. Tuy nhiên, bất kỳ sự chậm trễ trong việc tìm kiếm sự trợ giúp y tế có thể làm bệnh tiến triển hơn nữa. Điều này làm giảm tỷ lệ điều trị thành công.

Mặc dù bất kỳ triệu chứng nào có thể do những nguyên nhân khác ngoài ung thư, nhưng điều quan trọng là phải được khám bác sĩ.


Đau vùng chậu cảnh báo ung thư nội mạc tử cung
Đau vùng chậu cảnh báo ung thư nội mạc tử cung

2.1 Dấu hiệu và triệu chứng

Có một vài triệu chứng có thể chỉ ra ung thư nội mạc tử cung. Một số triệu chứng thường gặp hơn khi ung thư tiến triển (phát triển và lan rộng)

  • Chảy máu âm đạo bất thường, đốm, hoặc tiết dịch khác

Khoảng 90% phụ nữ mắc ung thư nội mạc tử cung có chảy máu âm đạo bất thường. Đó có thể là một sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt, chảy máu giữa chu kỳ hoặc sau khi mãn kinh. Các vấn đề không phải ung thư cũng có thể gây chảy máu bất thường. Nhưng điều quan trọng là phải có bác sĩ kiểm tra bất kỳ chảy máu bất thường sớm nhất có thể. Nếu bạn đã qua thời kỳ mãn kinh, điều đặc biệt quan trọng là thông báo bất kỳ chảy máu âm đạo, hoặc tiết dịch bất thường cho bác sĩ.

  • Đau vùng chậu, một khối u và giảm cân

Đau ở xương chậu, cảm thấy một khối (khối u) và giảm cân mà không cố ý cũng có thể là triệu chứng của ung thư nội mạc tử cung. Những triệu chứng này thường gặp hơn ở giai đoạn sau của bệnh. Tuy nhiên, bất kỳ sự chậm trễ trong việc tìm kiếm sự trợ giúp y tế có thể làm bệnh tiến triển hơn nữa. Điều này làm giảm tỷ lệ điều trị thành công.

Mặc dù bất kỳ triệu chứng nào có thể do những nguyên nhân khác ngoài ung thư, nhưng điều quan trọng là phải được khám bác sĩ.

2.2 Khám và xét nghiệm ung thư nội mạc tử cung

Ung thư nội mạc tử cung thường được chẩn đoán sau khi một phụ nữ đi khám vì có triệu chứng.

  • Tiền sử y tế và khám sức khỏe

Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của ung thư nội mạc tử cung, bạn nên đi khám bác sĩ ngay. Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng, yếu tố nguy cơ và tiền sử y tế, cũng như bạn cũng sẽ được khám tổng quát và phụ khoa.

  • Siêu âm

Siêu âm thường là một trong những xét nghiệm được thực hiện đầu tiên để quan sát tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng ở những phụ nữ có thể có vấn đề phụ khoa. Siêu âm vùng chậu cần yêu cầu uống nhiều nước trước khi làm để có được hình ảnh rõ hơn.

Siêu âm qua ngã âm đạo (TVUS) thường quan sát tử cung tốt hơn, có thể thấy tử cung có khối u hay nội mạc tử cung dày hơn bình thường, có thể là dấu hiệu của ung thư nội mạc tử cung, và cũng có thể giúp xem liệu ung thư đang phát triển vào lớp cơ tử cung chưa

Siêu âm cũng có thể quan sát được polyp nội mạc tử cung, đo độ dày của nội mạc tử cung và có thể giúp các bác sĩ xác định chính xác khu vực họ muốn sinh thiết.


Siêu âm được sử dụng trong chẩn đoán ung thư nội mạc tử cung
Siêu âm được sử dụng trong chẩn đoán ung thư nội mạc tử cung

  • Mẫu mô nội mạc tử cung

Để tìm ra chính xác loại biến đổi nội mạc tử cung là gì, bác sĩ phải lấy một số mô để bác sĩ giải phẫu bệnh kiểm tra và quan sát dưới kính hiển vi. Mô nội mạc tử cung có thể được lấy bằng sinh thiết nội mạc tử cung hoặc nạo mô nội mạc có hoặc không có soi tử cung.

  • Sinh thiết nội mạc tử cung (endometrial biopsy)

Sinh thiết nội mạc tử cung là xét nghiệm phổ biến nhất để chẩn đoán ung thư nội mạc tử cung và rất chính xác ở phụ nữ mãn kinh. Một ống rất mỏng, di động được đưa vào tử cung qua cổ tử cung, dùng lực hút lấy một lượng nhỏ nội mạc tử cung qua ống. Có thể gây tê cục bộ cổ tử cung để giảm đau.

  • Soi tử cung (hysteroscopy)

Bác sĩ đặt một chiếc kính soi nhỏ vào tử cung qua cổ tử cung. Tử cung được bơm đầy nước muối để quan sát rõ hơn niêm mạc tử cung, cho phép bác sĩ tìm kiếm và sinh thiết bất cứ tổn thương bất thường, như ung thư hoặc polyp. Soi tử cung thường được gây tê cục bộ.

  • Nong và nạo (dilation and curettage)

Nếu mẫu sinh thiết nội mạc tử cung không đủ hoặc nếu sinh thiết cho kết quả ung thư không rõ ràng, phải thực hiện nong và nạo. Cổ tử cung được nong rộng và dùng dụng cụ đặc biệt để cạo mô bên trong tử cung, có thể kèm soi tử cung hoặc không. Thủ thuật này có thể cần gây mê toàn thân hoặc gây tê cục bộ cổ tử cung hoặc cột sống.

  • Xét nghiệm mẫu mô nội mạc tử cung

Các mẫu mô nội mạc tử cung được lấy ra sau đó được xử lý và quan sát bằng kính hiển vi để xem có ung thư hay không. Nếu ung thư, báo cáo kết quả giải phẫu bệnh sẽ cho biết loại ung thư nội mạc tử cung là gì (như dạng nội mạc tử cung hoặc tế bào sáng) và mức độ mô học bao nhiêu (mức độ 1, 2, và 3 dựa trên mức độ trông giống như nội mạc tử cung bình thường). Phụ nữ mắc ung thư có độ mô học thấp thường ít mắc ung thư ở cơ quan khác và ít có khả năng tái phát sau điều trị.

  • Xét nghiệm thay đổi gen và protein trong tế bào ung thư

Nếu bác sĩ nghi ngờ ung thư đại tràng không polyp di truyền (HNPCC) là nguyên nhân của ung thư nội mạc tử cung, tế bào u có thể được kiểm tra thay đổi protein và gen, có thể bao gồm:

  • Protein sửa chữa không phù hợp (MMR)
  • Khiếm khuyết trong gen sửa chữa không phù hợp (dMMR)
  • Thay đổi DNA (mất ổn định vệ tinh hoặc MSI-H)

Nếu có những thay đổi về protein hoặc DNA, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm di truyền với các gen gây ra HNPCC.

2.3 Các xét nghiệm tìm ung thư lây lan

Nếu bác sĩ nghi ngờ ung thư đã tiến triển, có lẽ bạn sẽ phải thực hiện các xét nghiệm khác để tìm kiếm sự lây lan của ung thư.

  • X-quang ngực

X-quang ngực có thể được thực hiện để xem liệu ung thư đã di căn đến phổi chưa.

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT)

CT không dùng để chẩn đoán ung thư nội mạc tử cung, nhưng có thể giúp xem liệu ung thư đã lan sang các cơ quan khác và có tái phát sau điều trị hay không.


Chụp cắt lớp vi tính giúp tìm thư nội mạc tử cung lây lan sang cơ quan khác hay chưa
Chụp cắt lớp vi tính giúp tìm thư nội mạc tử cung lây lan sang cơ quan khác hay chưa

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)

MRI giúp đánh giá sự xâm lấn ung thư nội mạc tử cung vào cơ tử cung bao xa.

MRI cũng rất hữu ích để quan sát não và tủy sống.

  • Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET)

Xét nghiệm này có thể giúp phát hiện các tổn thương nhỏ của các tế bào ung thư, kết hợp với CT để xác định chính xác hơn các khu vực lan rộng của ung thư, thường được sử dụng cho các trường hợp ung thư tiến triển.

  • Soi bàng quang (cystoscopy) và soi trực tràng (proctoscopy)

Nếu nghi ngờ ung thư đã lan đến bàng quang hoặc trực tràng, bác sĩ sẽ quan sát bên trong các cơ quan này để tìm kiếm ung thư, từ đó có thể sinh thiết các mẫu mô nghi ngờ. Các thủ thuật này trước đây đã được áp dụng rất nhiều, nhưng bây giờ rất hiếm khi sử dụng.

2.4 Xét nghiệm máu

  • Công thức máu toàn bộ

Ung thư nội mạc tử cung có thể gây chảy máu, có thể dẫn đến số lượng hồng cầu thấp (thiếu máu).

  • Xét nghiệm CA-125 máu

CA-125 là một chất được phóng thích vào máu ở nhiều (nhưng không phải tất cả) bệnh nhân ung thư nội mạc tử cung và buồng trứng. Nếu một phụ nữ bị ung thư nội mạc tử cung, nồng độ CA-125 trong máu rất cao cho thấy ung thư có khả năng lan rộng ra ngoài tử cung. Một số bác sĩ kiểm tra nồng độ CA-125 trước khi phẫu thuật hoặc điều trị khác. Nếu tăng cao, chúng có thể được kiểm tra lại để đánh giá hiệu quả quá trình điều trị (nồng độ sẽ giảm sau khi phẫu thuật loại bỏ tất cả ung thư).

Nồng độ CA-125 không cần để chẩn đoán ung thư nội mạc tử cung, vì vậy xét nghiệm này không được thực hiện trên tất cả các bệnh nhân.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe