Bệnh trĩ là một vấn đề sức khỏe phổ biến xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Người mắc bệnh trĩ sẽ phải chịu đựng các cơn đau từ nhẹ đến nặng do nứt, tắt hoặc nghẹt hậu môn. Tuy nhiên, nhiều người thường e ngại không dám chia sẻ, từ đó khiến việc phát hiện và điều trị trở nên khó khăn, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi ThS, BS. Nguyễn Ngọc Khánh, Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
1. Bệnh trĩ là gì?
Nhiều người vẫn còn băn khoăn không biết bệnh trĩ là gì và liệu bệnh lý này có nguy hiểm không.
Về mặt y học, các đám rối tĩnh mạch trĩ bị giãn quá mức là nguyên nhân bệnh trĩ. Nói một cách đơn giản, trĩ là một bệnh lý của hệ thống mạch máu từ các động mạch nhỏ, tĩnh mạch, các mạch thông giữa động tĩnh mạch đến cơ và mô liên kết được bao phủ lớp biểu mô bình thường của ống hậu môn. Đặc biệt, bệnh lý này có thể xảy ra ở tất cả mọi người.
Thêm vào đó, do tuổi tác ngày càng cao hoặc áp lực thường xuyên khi đi vệ sinh, các tấm đệm mạch máu nâng đỡ đám rối tĩnh mạch ở lớp dưới niêm mạc bị sưng phồng, từ đó hình thành các búi trĩ trong lòng ống hậu môn.
Bệnh trĩ được chia thành hai loại chính bao gồm trĩ nội và trĩ ngoại, trong đó:
- Bệnh trĩ nội có nguồn gốc từ đám rối tĩnh mạch trĩ nội, xuất phát ở khoang dưới niêm mạc và trên đường lược được chia thành 4 cấp độ.
- Bệnh trĩ ngoại là tình trạng búi trĩ hình thành dưới đường lược.
2. Nguyên nhân bệnh trĩ
Một số nguyên nhân bệnh trĩ bao gồm:
- Rặn khi đi cầu
- Ngồi lâu trên bồn cầu
- Táo bón mạn tính hoặc tiêu chảy
- Béo phì
- Mang thai
- Quan hệ tình dục qua đường hậu môn
- Ít chất xơ trong chế độ ăn
3. Một số dấu hiệu bệnh trĩ
Cấu trúc mô nâng đỡ các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn bị lỏng lẻo và nhão dần theo độ tuổi dẫn đến tình trạng trĩ nội và trĩ ngoại ngày càng phổ biến. Các dấu hiệu của bệnh trĩ bao gồm:
- Nứt hậu môn, tắt hoặc nghẹt làm người bệnh đau hoặc khó chịu từ nhẹ đến nặng.
- Khi đi đại tiện, người bệnh bị chảy máu nhưng nhưng không đau
- Dịch nhầy từ tình trạng bài tiết của niêm mạc ống hậu môn gây ngứa hoặc kích thích hậu môn.
- Vùng hậu môn bị sưng
- Vùng gần hậu môn xuất hiện khối nhô lên ( có khả năng là huyết khối tại búi trĩ) gây rát hoặc đau
4. Một số cách phòng bệnh
Một số biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ từ sớm người bệnh nên thực hiện bao gồm:
- Tăng cường chất xơ
- Sử dụng chất xơ bổ sung
- Uống đủ nước
- Tập thể dục đều đặn
- Đi đại tiện đúng lúc
- Hạn chế ngồi lâu
- Giữ cân nặng ổn định
5. Bệnh trĩ có tự khỏi không
Nhiều người bệnh vẫn còn tâm lý chủ quan cho rằng bệnh trĩ có thể tự điều trị mà không cần đến bác sĩ. Tuy nhiên, chính quan niệm này khiến bệnh tiến triển nặng và khó điều trị hơn.
Do đó, người bệnh nên đi khám và được điều trị kịp thời. Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc uống để giảm các triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, phẫu thuật sẽ là giải pháp cần thiết để loại bỏ trĩ có kích thước lớn và ngăn ngừa biến chứng.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.