Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Nguyễn Hồng Trâm - Bác sĩ Nội tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang
Tắc ruột non là bệnh không thường gặp nhưng mức độ nguy hiểm chỉ sau viêm ruột thừa cấp. Do đó, nắm rõ được tình hình bệnh, nguyên nhân, triệu chứng sẽ giúp bệnh nhân đối phó, có hướng điều trị hiệu quả đối với bệnh này.
1. Tắc ruột non là gì?
Tắc ruột non là tình trạng ruột non bị tắc nghẽn các chất trong lòng ruột không lưu thông được, dẫn đến nôn, đau bụng, táo bón. Đây là một trong những triệu chứng nguy hiểm khó lường nhất, đặc biệt đối với các trẻ sơ sinh trẻ nhỏ. Nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn đến thủng ruột, và rò rỉ các chất trong dạ dày vào ổ bụng, làm các thành phần trong ruột nơi có nhiều vi khuẩn, lan tràn đến các khoang trong cơ thể. Từ đó bệnh sẽ đe dọa đến tính mạng.
2. Nguyên nhân gây tắc ruột non
Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân gây tắc ruột non như:
- Nguyên nhân ngoài thành ruột: Do bị dây dính, thoát vị thành bụng, xoắn ruột, áp xe trong khoang bụng, và có khối máu tụ trong khoang bụng
- Nguyên nhân ở thành ruột: Bệnh nhân bị u bướu, chư hẹp, bị tụ máu trong thành ruột, lòng ruột, và bị viêm ruột.
- Nguyên nhân ở trong lòng ruột: Người bệnh bị u bướu, sỏi mật, có dị vật nằm trong lòng ruột như bã thức ăn và giun ..
Dấu hiệu triệu chứng nhận biết tắc ruột non:
- Khi bị tắc ruột, bệnh nhân thường bị đau ở vùng bụng và chướng bụng. Các cơn đau quặn lên liên tục, đôi khi bị co thắt ở vùng thượng vị hay quanh rốn. Khi tắc, bụng thường bị trướng lên đó là do phản xạ của ruột non
- Bệnh nhân thường bị nôn và bí trung, đại tiện. Nôn thường xảy ra muộn, nếu nôn ra chất phân là do tắc ở đoạn cuối của ruột non. Bí trung, đại tiện rõ nhất khi tất cả phân ở đoạn ruột dưới chỗ tắc được thụt tháo sạch. Khi tắc ruột non hoàn toàn ở giai đoạn sớm có thể khó chẩn đoán.
- Trường hợp bệnh nhân chỉ bị tắc ruột non bán phần thường tiếp tục xảy ra trung tiện và đi cầu ra ít phân. Tuy nhiên khi tắc ruột non bán phần hay hoàn toàn giai đoạn đầu, cả hai cũng có triệu chứng gần giống nhau, nên cần phải chú ý phân biệt rõ hơn.
- Khi ruột bị tắc, trở nên kém hấp thụ vì vậy tạo ra các dịch ứ đầy lòng ruột và tăng tiết dịch. Các dịch tiết của dạ dày, tụy, dịch mật cũng dần tạo thành và tích tụ trong lòng ruột. Dịch có thể thấm qua thành ruột gây cho thành ruột bị phù và có thể rỉ vào trong phúc mạc.
3. Chẩn đoán và điều trị tắc ruột non
3.1. Chẩn đoán tắc ruột non
Tắc ruột non có thể chẩn đoán dưới các phương pháp như sau:
- Phương pháp chẩn đoán lâm sàng: Bác sĩ sẽ thăm khám theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân qua các dấu hiệu quan sát , nghe ,sờ..
- Phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng: Bao gồm rất nhiều kỹ thuật nhưng để nhìn rõ nhất bác sĩ sẽ cho chụp x-quang
- Hình ảnh X quang: Hình ảnh X quang tắc ruột non cho thấy mức nước hơi và ứ đọng dịch. Dấu hiệu đặc hiệu của tắc ruột là mực nước hơi. Mực nước hơi có thể chỉ ít hoặc nhiều, tùy theo vị trí tắc ruột. Tắc càng thấp, bệnh nhân đến càng trễ thì mực nước hơi càng nhiều. Khi tắc ruột non mức nước nằm giữa bụng. Hình ảnh X quang của các quai ruột non có chân rộng. Nếp niêm mạc của ruột non thì chạy suốt chiều ngang của ruột. Nếp niêm mạc của ruột non thì nằm san sát nhau rất dày trừ ở đoạn hồi tràng. Khi tắc ruột non thường không có hay có rất ít hơi.
3.1. Điều trị tắc ruột non
- Điều trị nội khoa: Đối với các bệnh nhân bị tắc ruột non do dính hoặc bị viêm ruột
- Điều trị ngoại khoa: Đối với bệnh nhân bị tắc ruột non hoàn toàn không do bất kì nguyên nhân gì hoặc khi điều trị nội khoa không thành công.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh lý thần kinh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.