Nguy cơ nhiễm trùng tiềm ẩn khi đặt máy tạo nhịp và các thiết bị cấy ghép là vấn đề mà có thể chúng ta không thường xuyên chú ý tới. Chiếc máy tạo nhịp thật sự là một chiếc phao cứu sinh vì có thể giúp trái tim chúng ta duy trì nhịp đập ở mức độ bình thường và giúp cải thiện điều kiện sức khoẻ của bạn. Trong một số trường hợp ít gặp, nhiễm trùng do đặt máy tạo nhịp sẽ là nguy cơ rất lớn đối với bạn. Dấu hiệu nhiễm trùng có thể xuất hiện âm thầm từ bên trong cơ thể khiến bạn và có thể bạn không nhận ra nguy cơ mình đang đối mặt.
1. Máy tạo nhịp hoạt động như thế nào?
Máy tạo nhịp giúp điều hoà nhịp tim của bạn bằng cách phát hiện và phân tích hoạt động trong hệ thống điện học của tim, sau đó phát ra các xung điện ổn định phù hợp nhằm đảm bảo duy trì nhịp độ co bóp theo chu kỳ phù hợp. Máy tạo nhịp tim có thể được đặt tạm thời hoặc vĩnh viễn. Chỉ định thông dụng nhất là rối loạn nhịp tim chậm, bên cạnh đó còn mở rộng trong điều trị suy tim, rối loạn nhịp nhanh,.. Ngoài ra cũng có một số trường hợp máy được chỉ định đặt tạm thời trong các tình huống cấp cứu.
Thông thường máy tạo nhịp bao gồm các bộ phận như pin, đầu nối điện cực cùng các dây dẫn, bộ vi xử lý, bộ nhớ và mạch điện tử khác nhằm đảm bảo chức năng hoạt động của máy. Ngoài ra hiện nay còn có máy tạo nhịp không có dây dẫn được gọi là máy tạo nhịp không dây. Máy có kích thước rất nhỏ, chỉ như viên thuốc con nhộng và trọng lượng nhẹ hơn 93% so với máy tạo nhịp tim thông thường.
Nguy cơ nhiễm trùng tiềm ẩn khi đặt máy tạo nhịp do dây dẫn là tình trạng hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra. Nhưng không phải bệnh nhân nào cũng có điều kiện sử dụng các máy tạo nhịp không dây cũng như không phải lúc nào máy tạo nhịp không dây cũng tối ưu với người bệnh. Hiện tại thiết bị chỉ được chỉ định cho một số bệnh nhân đặc biệt và bị rối loạn nhịp tim chậm. Bạn cần phải tham vấn ý kiến bác sĩ để biết có được dùng máy tạo nhịp không dây hay không.
2. Khi nào nguy cơ nhiễm trùng tiềm ẩn xảy ra và xảy ra ở đâu?
Các máy tạo nhịp được cấy ghép và thay qua những dường rạch nhỏ. Đa số các nhiễm trùng xảy ra ngay sau phẫu thuật. Tỉ lệ nhiễm trùng khi thay thế máy thường cao hơn: khoảng 0.5% ở cấy ghép lần đầu so với 2% khi thay thế.
Đa số nhiễm trùng thường xảy ra ở 2 vị trí: tại vết rạch và vị trí các dây dẫn tiếp xúc tim bạn. Nhiễm trùng bên trong thường diễn tiến một cách thầm lặng, đặc biệt đối với nhiều loại vi khuẩn tụ cầu. Một lớp màng dính sẽ được hình thành khiến cho việc điều trị dứt điểm nhiễm trùng rất khó khăn, ngay cả với kháng sinh mạnh, nhiều trường hợp phải tháo bỏ toàn bộ máy tạo nhịp và dây dẫn.
3. Dấu hiệu và triệu chứng thể hiện nguy cơ nhiễm trùng tiềm ẩn khi đặt máy tạo nhịp
Dấu hiệu và triệu chứng nhiễm trùng này rất giống các loại nhiễm trùng bình thường khác. Bạn có thể dễ dàng nhận ra các dấu hiệu:
- Sốt
- Ớn lạnh
- Đỏ, ấn đau, sưng nóng
- Buồn nôn
- Đau ở vùng thực hiện cấy ghép
- Tiết dịch và đau gần vị trí cấy phép
- Chồi máy qua da
Nếu không được phát hiện và chữa trị dứt điểm, bạn có thể gặp phải những triệu chứng nặng hơn như:
- Sốt liên tục, mệt mỏi
- Viêm nội tâm mạc, suy tim
- Suy đa cơ quan, sốc nhiễm trùng
Các triệu chứng nhiễm trùng có thể xuất hiện thầm lặng trong nhiều tháng. Khoảng một nửa các bệnh nhân có nhiễm trùng đến thăm khám với các bác sĩ trong khoảng một năm phẫu thuật đầu tiên. Một nửa còn lại không nhận thấy bất thường nào trong hơn một năm. Trong trường hợp bạn vẫn cảm thấy không khoẻ sau thời gian hồi phục hậu phẫu, bạn nên trực tiếp trao đổi với bác sĩ. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để có phương án phù hợp.
5. Nhiễm trùng do máy tạo nhịp nguy hiểm như thế nào?
Các bác sĩ sẽ xử lý nhiễm trùng ngay khi được phát hiện. Các nhiễm trùng máy tạo nhịp gây ra do một nhóm vi khuẩn đặc biệt, được gọi là viêm nội tâm mạc. Chúng không gây tử vong ngay lập tức. Nhưng qua thời gian, chúng sẽ tấn công các van tim và có thể lan đến phổi và não qua đường máu. Bên cạnh đó khi nhiễm trùng máy tạo nhịp có thể sẽ phải tháo mạc tạo nhịp ra khỏi cơ thể và với bệnh phụ thuộc máy sẽ phải cấy thêm thiết bị tạm thời vào vị trí khác sẽ làm cho quá trình điều trị khó khăn, kéo dài thêm. Do đó nếu không được chữa trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm.
6. Những bệnh nhân có nguy cơ cao bị nhiễm trùng và cách điều trị
Thông thường nguy cơ nhiễm trùng cho các bệnh nhân đã và sẽ cấy ghép các thiết bị không đáng kể. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể có nguy cơ cao hơn nếu:
- Bệnh thận hoặc đang lọc máu
- Suy tim do bệnh tim trước đó đã trải qua cấy ghép máy tạo nhịp từ rất trẻ và nhiều lần thực hiện thay thế.
- Nguy cơ nhiễm trùng cao còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở phẫu thuật, điều kiện cơ sở vật chất không đảo bảo, quy trình chuyên môn cấy ghép không đảm bảo vô khuẩn.
Biện pháp để điều trì tình trạng nhiễm trùng máy tạo nhịp sẽ phụ thuộc vào mức độ nhiễm trùng mà có thể là:
- Điều trị nội khoa
- Điều trị nội khoa + phẫu thuật lấy thiết bị cấy ghép, đặt thiết bị cấy ghép tạm thời nếu cần. Sau khi ổn định cấy sang vị trí mới hoặc tạo nhịp không dây.
7. Biện pháp ngăn ngừa nhiễm trùng do máy tạo nhịp
Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng sau khi gắng máy tạo nhịp, chúng ta có thể sử dụng các loại kháng sinh mới đã được chứng minh có thể giảm khoảng một nửa các nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, kháng sinh cũng được sử dụng trong mỗi ca phẫu thuật cấy ghép máy tạo nhịp. Đồng thời nên lựa chọn các cơ sở có quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn phòng mổ và phòng chăm sóc cũng như quy trình phẫu thuật.
Việc kiểm tra và theo dõi vị trí lắp đặt mấy mỗi tháng cũng có thể được thực hiện. Nếu bạn nhận ra bất kì dấu hiệu khác thường, hãy lặp tức liên hệ bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Thăm khám và kiểm tra với các bác sĩ định kì để đảm bảo máy hoạt động tốt cũng như ghi nhận bất thường kịp thời. Ngoài ra, bất kì khi nào bạn phát hiện bất thường với máy tạo nhịp của bạn đều có thể liên hệ ngay với các bác sĩ để được tư vấn và xử lý.