Với nhiều người, có thể vì lý do áp lực công việc, cuộc sống hay chứng nghiện rượu dẫn đến việc uống quá nhiều rượu. Tuy nhiên, không phải tất cả đều lường được những tác động nguy hiểm cấp tính cũng như mãn tính tới sức khỏe.
1. Như nào là uống quá nhiều rượu?
Nhiều người lựa chọn uống rượu vì nó có tác dụng thư giãn và hay như là một trải nghiệm xã hội lành mạnh. Nhưng đôi khi, tình trạng uống quá nhiều rượu trong một thời gian ngắn sẽ gây ngộ độc rượu, có thể dẫn đến các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng.
Như một tác động kích thích, hệ thần kinh sẽ không dễ để bạn nhận biết được mình đang uống quá nhiều rượu vì bị mất kiểm soát trong vận động, ra quyết định, điều khiển hệ thần kinh, não bộ, nhịp thở..., cho đến khi gặp phải những dấu hiệu nghiệm trọng hơn. Một số triệu chứng của quá liều rượu bao gồm nhầm lẫn, khó để tỉnh táo, nôn mửa, co giật, khó thở, nhịp tim chậm, da bị kích ứng, phản ứng chậm, thân nhiệt thấp, thậm chí bị ngất.
2. Nguyên nhân gây ra uống quá nhiều rượu
Rượu là một chất kích thích ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương của bạn. Nó được coi là một chất gây trầm cảm vì nó làm chậm lại thời gian nói, chuyển động và phản ứng của bạn. Nó cũng ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan của bạn. Quá liều rượu xảy ra khi bạn uống nhiều rượu hơn mức mà cơ thể bạn có thể xử lý một cách an toàn.
Thông thường, khi bạn uống rượu, dạ dày và ruột non nhanh chóng hấp thụ chất cồn nên rượu này đi vào máu với tốc độ nhanh. Bạn càng uống nhiều rượu, lượng rượu đi vào máu càng lớn. Sau đó, gan sẽ giúp chuyển hóa rượu, nhưng nó chỉ có thể bị phân hủy một lượng nhất định trong một thời điểm. Những gì gan không thể phân hủy được sẽ chuyển hướng đến phần còn lại của cơ thể.
Mặc dù mọi người chuyển hóa rượu ở một tốc độ khác nhau, nhưng thông thường, cơ thể có thể xử lý an toàn khoảng một đơn vị rượu nguyên chất mỗi giờ (thường được ước tính là lượng rượu trong một ly rượu nhỏ hoặc nửa lít bia). Nếu bạn uống nhiều hơn mức này và cơ thể không thể phân hủy đủ nhanh, nó sẽ tích tụ trong cơ thể bạn gây nên nguy cơ ngộ độc rượu.
3. Những yếu tố gây rủi ro khi uống quá nhiều rượu
Bất kỳ ai uống quá nhiều rượu, uống quá nhanh đều có thể gặp nguy hiểm. Bên cạnh đó, có một số yếu tố nguy cơ phổ biến sau có thể làm nghiêm trọng hơn tác hại của ngộ độc rượu:
- Tuổi tác: Những người trong độ tuổi thanh niên, trưởng thành thường có nhiều khả năng uống quá mức, dẫn đến ngộ độc rượu hơn. Vấn đề này có thể xét trên đặc tính công việc, giai đoạn sự nghiệp và các mối quan hệ xung quanh.
- Giới tính: Theo kết quả từ một số khảo sát thì đàn ông có tỉ lệ uống quá nhiều rượu hơn phụ nữ.
- Kích cỡ cơ thể: Chiều cao và cân nặng của bạn quyết định cơ thể bạn hấp thụ rượu nhanh như thế nào. Những người có thân hình nhỏ bé có thể bị ảnh hưởng của uống quá nhiều rượu hơn những người có thân hình to lớn hơn.
- Các tình trạng sức khỏe khác: Nếu bạn mắc các tình trạng sức khỏe khác, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bạn có thể có nhiều nguy cơ bị ngộ độc rượu do uống quá nhiều.
- Sử dụng ma túy: Nếu bạn kết hợp rượu và ma túy, bạn có thể không cảm nhận được tác dụng của rượu. Điều này là nguy cơ khiến bạn uống nhiều hơn, dẫn đến ngộ độc rượu.
4. Nguy cơ khi uống quá nhiều rượu
Khi lạm dụng rượu bia sẽ dẫn đến nhiều tác hại nghiệm trọng đối với sức khỏe của người sử dụng. Uống quá liều rượu có thể làm hỏng tuyến tụy của bạn, nơi tiêu hóa thức ăn và theo dõi mức độ glucose trong máu của bạn. Lượng đường trong máu thấp có thể là một dấu hiệu của ngộ độc rượu. Bên cạnh đó, khi vào dạ dày, cồn sẽ làm suy yếu biểu mô bảo vệ dạ dày, tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa do uống nhiều rượu, bục dạ dày.
Ngoài ra, 90% rượu được chuyển hóa ở gan, đó là lý do tại sao gan đặc biệt có nguy cơ bị tổn thương do say rượu. Tại gan, rượu được chuyển hóa thành acetaldehyde. Đây là chất gây độc lên hầu hết các hệ cơ quan trong cơ thể. Tiếp theo, gan sẽ chuyển hóa acetaldehyde thành acetate nhờ enzyme ALDH và glutathione. Acetate là chất ít độc hơn và được các tế bào trong cơ thể phân hủy thành năng lượng và CO2. Tuy nhiên, mỗi giờ gan chỉ có thể sản sinh ra một lượng enzyme nhất định. Bởi vậy, khi lượng rượu vượt quá khả năng chuyển hóa của gan thì acetaldehyde sẽ ứ đọng trong cơ thể, gây các bệnh lý như rối loạn tâm thần - hành vi, thoái hóa hệ thần kinh, nhiễm độc, bệnh dạ dày, tim mạch. Đặc biệt acetaldehyde gây phá hủy tế bào gan, làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh gan mà điển hình là: gan nhiễm mỡ, viêm gan do rượu và xơ gan do rượu.
5. Xử lý người ngộ độc rượu như thế nào?
Người uống quá nhiều rượu thường được điều trị đầu tiên trong phòng cấp cứu. Bác sĩ phòng cấp cứu sẽ theo dõi các dấu hiệu ban đầu của bạn, bao gồm nhịp tim, huyết áp và nhiệt độ. Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như co giật, bác sĩ có thể cần cung cấp các phương pháp điều trị bổ sung, bao gồm:
- Truyền dịch qua đường tĩnh mạch.
- Bổ sung oxy được cung cấp thông qua mặt nạ hoặc ống đưa vào mũi.
- Bổ sung chất dinh dưỡng (chẳng hạn như thiamin hoặc glucose) để ngăn ngừa các biến chứng bổ sung của ngộ độc rượu, chẳng hạn như tổn thương não.
- Thuốc để ngừng co giật.
Ngoài ra, bạn nên theo sát diễn biến của người say rượu, không để họ một mình; Cung cấp các thông tin liên quan cần thiết cho bác sĩ; hỗ trợ người bệnh nằm nghiêng để tránh ngưng thở, gây nôn...
6. Làm thế nào bạn có thể ngăn ngừa uống quá nhiều rượu?
Với những nguy cơ về sức khỏe nói trên, việc ngăn ngừa uống quá nhiều rượu, say rượu là cực kì cần thiết. Bạn có thể ngăn ngừa tình trạng ngộ độc rượu bằng cách hạn chế uống rượu. Bạn có thể cân nhắc việc gắn bó với một loại đồ uống khác hoặc kiêng hoàn toàn rượu. Tìm kiếm sự giúp đỡ nếu bạn có vấn đề về chứng nghiện rượu.
Nếu bạn có người thân, bạn bè thường gặp tình trạng say rượu, bạn cũng có thể đưa ra những lời khuyên hữu ích để hỗ trợ người thân của mình thông qua bài viết này.
Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: niaaa.nih.gov, healthline.com,