Nước mía là đồ uống tự nhiên được sử dụng phổ biến ở các vùng của Ấn Độ, Châu Phi và Châu Á. Nó có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong y học cổ truyền phương Đông, nước mía được sử dụng điều trị bệnh gan, thận và một số bệnh khác. Một số người còn tin rằng nước mía có hữu ích cho bệnh tiểu đường.
1. Nước mía là gì?
Nước mía là chất lỏng ở dạng siro, có vị ngọt được ép từ cây mía. Nó thường được bán bởi những người bán hàng rong. Hơn nữa, nó còn được hoà trộn với các loại nước ép khác cùng với đá lạnh để mang lại cảm giác giải khát cho mọi người.
Nước mía còn được sử dụng để tạo ra đường mía, đường nâu, mật đường và đường thốt nốt. Hơn nữa, mía còn được sử dụng làm rượu rum. Ở Brazil, mía còn được lên men và sử dụng sản xuất rượu cachaca.
Nước mía hầu như bao gồm đường tinh khiết. Thành phần nước mía bao gồm: khoảng 70 -75% là nước được chứa trong nước mía, 10 -15% chất xơ và 13 -15% đường dưới dạng sacrose giống như đường ăn. Trên thực tế, nước mía chính là nguồn tạo ra các loại đường được sử dụng trên toàn thế giới.
Nước mía khi ở dạng chưa qua chế biến, thì nó là nguồn tốt cung cấp các chất chống oxy hoá như: Phenolic và flavonoid. Những chất chống oxy hóa này là lý do chính khiến cho một số người cho rằng nước mía là đồ uống có lợi cho sức khỏe.
Hơn nữa, bởi vì nước mía không được chế biến như hầu hết các đồ uống có đường khác, nên nước mía còn giữ lại rất nhiều vitamin và khoáng chất. Không những vậy, nó còn chứa các chất điện giải như kali. Một số nghiên cứu đã tìm thấy tác dụng hydrat hóa của nước mía.
Trong một nghiên cứu tiến hành ở 15 vận động viên đạp xe và sử dụng nước mía, kết quả cho thấy nước mía đã được chứng minh có hiệu quả như một đồ uống thể thao trong việc cải thiện hiệu suất luyện tập thể dục và bù nước trong quá trình luyện tập.
Tuy nhiên, nước mía lại tăng mức đường huyết của các vận động viên trong quá trình luyện tập. Cho nên, lợi ích của nó chủ yếu liên quan đến hàm lượng carb và khả năng khôi phục dự trữ năng lượng trong cơ bắp của các vận động viên sau quá trình luyện tập.
Trắc nghiệm dành riêng cho người mắc đái tháo đường: Chế độ ăn của bạn đã hợp lý chưa?
Người bị bệnh đái tháo đường cần phải quan tâm nhiều hơn đến cách tính toán khẩu phần ăn sao cho phù hợp với nhu cầu và tình trạng sức khỏe. Nếu chưa rõ, bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài trắc nghiệm ngắn sau đây.2. Hàm lượng đường trong nước mía
Mặc dù, nước mía cung cấp một số chất dinh dưỡng tốt nhưng nó lại có hàm lượng đường và carbs cao. Trong 1 cốc 240ml nước mía sẽ có: 183 calo, 0 gam protein, 0 gam chất béo, 50 gam đường, 0-13 gam chất xơ. So sánh thực tế cho thấy, chỉ cần một cốc 240ml nước mía với lượng đường là 50 gam thì lượng đường tương đương sử dụng sẽ là 12 muỗng cà phê. Con số này nhiều hơn đáng kể so với 9 muỗng cà phê hay 6 muỗng cà phê tổng lượng đường mỗi ngày mà Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị cho nam giới và nữ giới.
Nước mía có hàm lượng chất xơ khác nhau. Một số sản phẩm không liệt kê hoặc chỉ liệt kê với lượng rất nhỏ. Trong khi đó những sản phẩm khác bao gồm nước mía thô, có thể thấy lượng chất xơ lên tới 13 gam trong một cốc 240ml nước mía.
Tuy nhiên, nếu muốn bổ sung chất xơ thì nên lựa chọn từ các thực phẩm khác thay vì các đồ uống ngọt. Trong trường hợp, muốn lựa chọn đồ uống có nhiều chất xơ thì nên lựa chọn những loại có nhiều chất xơ mà không có đường đồng thời có thể trộn thêm với nước để pha loãng.
Đường là một loại carb mà cơ thể có thể phân hủy thành glucose. Một số thực phẩm và đồ uống có hàm lượng carb cao có thể làm tăng lượng đường trong máu một các quá mức, đặc biệt là khi những người ngày có hoặc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vì vậy, những người mắc bệnh tiểu đường nên theo dõi lượng đường huyết cụ thể trước khi quyết định sử dụng nước mía hay các loại nước uống có lượng đường cao.
Mặc dù, nước mía có chỉ số đường huyết (GI) thấp, nhưng nó vẫn có thể làm cho mức độ đường huyết tăng cao (GL). Điều đó có nghĩa là nước mía bị ràng buộc có tác động quá mức đến lượng đường trong máu của cơ thể.
Trong khi chỉ số đường huyết (GI) chỉ đo lường được mức độ đường huyết trong máu tăng nhanh chóng của một số loại thực phẩm hoặc đồ uống có hàm lượng đường cao, thì mức đường huyết cao (GL) sẽ được sử dụng để đo tổng lượng đường trong máu tăng lên. Do đó, mức đường huyết cao (GL) có thể đưa ra một bức tranh chính xác hơn về tác dụng của nước mía đối với lượng đường trong máu.
3. Bệnh tiểu đường có nên uống nước mía không?
Bệnh tiểu đường kiêng gì và bệnh tiểu đường có được uống nước mía không? Như đã biết, giống như các loại đồ uống nhiều đường khác, nước mía là một lựa chọn hạn chế nếu bị bệnh tiểu đường.
Nhưng với quan điểm khác cho rằng lượng đường khổng lồ của nó có thể làm tăng lượng đường trong máu - đây là tình trạng nguy hiểm đối với người bệnh tiểu đường. Vì thế, nếu bị bệnh tiểu đường nên tránh đồ uống này hoàn toàn.
Trong một nghiên cứu được thực hiện trên ống nghiệm về chiết xuất nước mía cho thấy các chất chống oxy hoá như polyphenol của nước mía có thể giúp các tế bào tuyến tụy sản xuất nhiều insulin hơn - đây là hormone điều chỉnh lượng đường trong máu. Nghiên cứu này chỉ là sơ bộ được tiến hành trong ống nghiệm nên nó hoàn toàn không an toàn cho những người mắc bệnh tiểu đường.
Nước mía là thức uống chưa tinh chế được chiết xuất từ mía. Mặc dù nó cung cấp một lượng chất chống oxy hoá tốt cho sức khoẻ nhưng nó lại làm cho lượng đường trong máu tăng cao. Điều này sẽ làm hạn chế sự lựa chọn nước mía cho những người mắc bệnh tiểu đường. Thay vì, sử dụng nước mía, những người bị bệnh tiểu đường có thể lựa chọn một số loại đồ uống không chứa đường như trà, nước trái cây pha loãng. Những đồ uống này vẫn có hương vị nhẹ mà không gây nguy hiểm cho lượng đường trong máu của cơ thể.
Tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec luôn triển khai gói sàng lọc đái tháo đường, rối loạn mỡ máu nhằm giúp phát hiện sớm tình trạng tiền đái tháo đường, phân loại chính xác type tiểu đường, xây dựng chế độ dinh dưỡng, theo dõi giảm thiểu các nguy cơ, biến chứng do tiểu đường gây ra.
Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY
Nguồn tham khảo: Healthline.com
XEM THÊM