Người lớn cảnh giác lây tay chân miệng khi chăm trẻ mắc bệnh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Võ Hà Băng Sương - Bác sĩ điều trị - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc. Bác sĩ đã có hơn 15 năm kinh nghiệm trong điều trị các bệnh lý nội.

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, vi rút gây bệnh tay chân miệng có khả năng lây lan từ người sang người, thông qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các bọng nước hoặc phân của người bệnh. Do vậy, người lớn khi chăm sóc trẻ mắc bệnh cần phải có biện pháp phòng tránh tốt để tránh lây bệnh từ trẻ nhỏ.

1. Tổng quan về bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Trong giai đoạn ủ bệnh khoảng từ 3-7 ngày, bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ không có bất kỳ dấu hiệu nào để nhận biết. Khi đến giai đoạn khởi phát từ 1-2 ngày, trẻ sẽ có các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày. Vào giai đoạn toàn phát, có thể kéo dài từ 3-10 ngày, trẻ bắt đầu có các triệu chứng điển hình của bệnh như sau:

  • Loét miệng: Vết loét đỏ hay phỏng nước có đường kính 2-3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi sẽ gây đau miệng khiến trẻ bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.
  • Phát ban dạng phỏng nước: Phỏng nước sẽ xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông và tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể sẽ để lại vết thâm, nhưng lại rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.
  • Sốt nhẹ và nôn: Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp và thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.

Về cơ bản, nếu bạn có thể đảm bảo rằng con bạn được điều trị đúng cách thì các biến chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ sẽ hiếm khi xảy ra, bởi các biến chứng về sức khỏe của bệnh tay, chân và miệng không phổ biến. Nếu có xảy ra thì rất nguy hiểm với một số biến chứng như:

  • Biến chứng thần kinh: trẻ có thể sẽ bị viêm não, viêm thân não, viêm não tủy, viêm màng não.
  • Rung giật cơ, giật mình chới với: Rung giật cơ từng cơn ngắn 1 đến 2 giây, chủ yếu ở tay và chân, dễ xuất hiện khi bắt đầu trẻ đi ngủ hay khi cho trẻ nằm ngửa.
  • Ngủ gà, ngủ gật, bứt rứt, chới với, đi loạng choạng, run chi, mắt nhìn ngược.
  • Yếu, liệt chi (liệt mềm cấp), liệt dây thần kinh sọ não.
  • Rung giật nhãn cầu, co giật, hôn mê – Đây thường là dấu hiệu rất nặng, thường đi kèm với suy hô hấp, tuần hoàn.
  • Tăng trương lực cơ (biểu hiện duỗi cứng mất não, gồng cứng mất vỏ)
  • Biến chứng tim mạch, hô hấp: Viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch.
  • Phỏng nước sẽ xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông và tồn tại trong thời gian ngắn

Phỏng nước sẽ xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông và tồn tại trong thời gian ngắn
Phỏng nước sẽ xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông và tồn tại trong thời gian ngắn

2. Người lớn có thể lây nhiễm vi rút tay chân miệng ở trẻ không?

Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm trùng chủ yếu do vi rút coxsackie A16 gây ra với ít biến chứng và thường tự khỏi. Tuy nhiên, bệnh này cũng có thể bắt nguồn từ các vi rút enterovirus 71 (EV71) với rất nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong. Mỗi lần nhiễm bệnh chỉ tạo ra kháng thể với một loại vi rút nhất định, do đó thể mắc bệnh trở lại nếu bị nhiễm vi rút khác thuộc nhóm enterovirus.

Vi rút gây bệnh tay chân miệng có khả năng lây từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các bọng nước hoặc phân của người bệnh; qua dùng chung các vật dụng, đồ dùng. Theo các bác sĩ lưu ý, nguy cơ lây lan mạnh nhất trong tuần đầu tiên sau khi nhiễm bệnh, nhưng giai đoạn lây nhiễm vẫn kéo dài vài tuần (do vi rút khu trú trong phân).

Với những đặc điểm trên, câu trả lời là bệnh tay chân miệng có lây cho người lớn, vì khi người lớn chăm sóc trẻ mắc bệnh, nếu như không giữ gìn vệ sinh tốt cho trẻ, bản thân người chăm sóc trẻ và không có biện pháp phòng tránh thì bệnh tay chân miệng sẽ lây sang cho cả người lớn. Bệnh cũng rất dễ lây lan trong môi trường tập thể đông như trường học, nơi công cộng.

Vi rút gây bệnh tay chân miệng ở trẻ em thường sẽ có các triệu chứng như trên, nhưng ở bệnh tay chân miệng người lớn, triệu chứng thường không biểu hiện gì ra bên ngoài nên rất khó kiểm soát.

Do vậy, để kiềm chế bệnh tay chân miệng ở trẻ em lây lan, thì cần phải phòng bệnh ở cả người lớn trực tiếp chăm sóc bệnh nhân, giống như cách phòng chống các bệnh dịch tả, thương hàn..., chứ không đơn thuần chỉ chăm sóc bệnh nhân đang điều trị.

Nếu như không giữ gìn vệ sinh tốt cho trẻ và không có biện pháp phòng tránh thì bệnh tay chân miệng sẽ lây sang cho cả người lớn


Nếu như không giữ gìn vệ sinh tốt cho trẻ và không có biện pháp phòng tránh thì bệnh tay chân miệng sẽ lây sang cho cả người lớn
Nếu như không giữ gìn vệ sinh tốt cho trẻ và không có biện pháp phòng tránh thì bệnh tay chân miệng sẽ lây sang cho cả người lớn

3. Biện pháp phòng tránh lây nhiễm khi chăm sóc trẻ bị bệnh

Tay chân miệng hiện chưa có vaccin phòng bệnh, trẻ nhỏ và người lớn chăm sóc trẻ bị nhiễm bệnh chỉ có thể phòng lây nhiễm bằng cách:

  • Khi người lớn chăm sóc trẻ bị bệnh thì cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, đặc biệt sau khi tiếp xúc với các vết bọng nước hoặc vết loét, trước khi nấu ăn, hoặc trước khi ăn, trước khi cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh và thay tã;
  • Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày của trẻ như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn hoặc ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường, sau đó tẩy trùng bằng chất tẩy có chứa chlorine pha loãng.
  • Ngoài ra, tránh tiếp xúc trực tiếp (ôm hôn, sử dụng chung đồ dùng,...) với trẻ bị nhiễm bệnh cũng giúp làm giảm nguy cơ lây nhiễm.
  • Che mũi và miệng khi hắt hơi hoặc ho; vứt khăn giấy và tã đã qua sử dụng vào thùng rác được đậy;
  • Giữ vệ sinh tại gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, trường học...
  • Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống như ăn chín, uống chín; đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; tuyệt đối không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm hay mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
  • Nếu như trẻ chưa bị bệnh tay chân miệng thì không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh để tránh lây lan bệnh cho trẻ.

Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh tay chân miệng thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất để có phương pháp điều trị và chăm sóc trẻ.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Quý khách có thể hoàn toàn yên tâm khi chăm sóc sức khỏe tại đây.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe