Bệnh tay chân miệng ở phụ nữ mang thai có nguy hiểm?

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm với đặc trưng là sốt cao, loét trong khoang miệng, nổi ban có bọng nước ở bàn tay, chân và cả ở mông. Bệnh phổ biến ở rất nhiều quốc gia châu Á và đã trở thành một vấn đề đáng lo ngại cho sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam. Trong đó, bệnh tay chân miệng ở phụ nữ mang thai là nỗi lo lắng của không ít gia đình có bà bầu nhiễm bệnh.

1. Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng?

Các virus thuộc nhóm Enterovirus là nguyên nhân gây ra bệnh này. Nhóm virus này bao gồm nhiều loại khác nhau như: Poliovirus, Coxsackievirus, Echovirus và các loại Enterovirus khác.

Bệnh tay chân miệng chủ yếu gây ra bởi vi rút Coxsackievirus A16 với ít biến chứng và thường tự khỏi. Tuy nhiên, bệnh này cũng có thể bắt nguồn từ các virus nhóm Enterovirus, bao gồm virus enterovirus 71 (EV71) với rất nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong.

Trắc nghiệm: Bạn có hiểu đúng về dấu hiệu mang thai sớm?

Các dấu hiệu mang thai sớm không phải chỉ mỗi trễ kinh mà còn có rất nhiều dấu hiệu khác như xuất huyết âm đạo, ngực căng tức,… Điểm xem bạn biết được bao nhiêu dấu hiệu mang thai sớm thông qua bài trắc nghiệm này nhé!

2. Bà bầu mắc tay chân miệng có ảnh hưởng gì không?

Tốt nhất, phụ nữ đang mang thai nên tránh tiếp xúc gần gũi với người bệnh và nên chú ý đặc biệt đến các biện pháp phòng ngừa khả năng lây nhiễm.

Việc nhiễm virus nhóm Enterovirus bao gồm bệnh tay chân miệng là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ mang thai. Chúng có thể gây ra bệnh ở thể nhẹ hoặc không gây bệnh cho thai phụ và cũng không có bằng chứng rõ ràng nào chứng tỏ việc nhiễm Enterovirus, bao gồm bệnh tay chân miệng, có liên quan đến các vấn đề xấu gặp phải trong quá trình mang thai như: sảy thai, thai chết lưu hay dị tật bẩm sinh.

Tuy nhiên, thai phụ có thể truyền virus sang cho đứa trẻ nếu mẹ bị nhiễm ngay trước khi sinh hoặc trong lúc sinh nở. Hầu hết trẻ sơ sinh bị nhiễm virus nhóm Enterovirus đều bị bệnh ở thể nhẹ, hiếm khi dẫn đến rối loạn chức năng đa cơ quan, bao gồm gan và tim và tử vong. Nếu bệnh xuất hiện trong 2 tuần đầu sau sinh thì nguy cơ bị nhiễm bệnh nặng sẽ cao hơn.

Cùng như mọi đối tượng nhác, bà bầu bị tay chân miệng vẫn có thể gặp các biến chứng trên cơ thể người mẹ. Bệnh có thể gây biến chứng viêm não, màng não, viêm cơ tim, viêm phổi. Đây là các biến chứng rất hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, có thể gây tử vong, thường do chủng Enterovirus típ 71 gây ra.


Việc nhiễm virus nhóm Enterovirus bao gồm bệnh tay chân miệng là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ mang thai
Việc nhiễm virus nhóm Enterovirus bao gồm bệnh tay chân miệng là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ mang thai

3. Cẩn trọng với nguồn lây truyền virus tay chân miệng

Thời gian ủ bệnh tay chân miệng từ 3 - 7 ngày. Thời kỳ lây truyền: từ vài ngày trước khi khởi phát bệnh cho đến khi hết loét miệng và các phỏng nước, thường dễ lây nhất trong tuần đầu của bệnh.

Bệnh lây truyền bằng đường phân - miệng và tiếp xúc trực tiếp, nhưng chủ yếu là lây lan qua tiếp xúc với dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng hoặc tiếp xúc với chất tiết và bài tiết của bệnh nhân trên dụng cụ sinh hoạt, đồ chơi, bàn ghế, nền nhà.

Đặc biệt khi bệnh nhân mắc bệnh đường hô hấp, việc hắt hơi, ho, nói chuyện sẽ tạo điều kiện cho virus lây lan trực tiếp từ người sang người. Mọi người đều có cảm nhiễm với virus gây bệnh tay - chân - miệng nhưng không phải ai nhiễm virus đều có biểu hiện bệnh. Bệnh này không truyền từ vật nuôi hoặc các loại động vật khác sang người và ngược lại.

4. Phòng ngừa bệnh tay chân miệng


Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước đặc biệt sau khi tiếp xúc với các vết bọng nước hoặc vết loét, trước khi nấu ăn hoặc trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
  • Rửa sạch các bề mặt và vật dụng bị nhiễm khuẩn (bao gồm đồ chơi) trước tiên với nước và xà phòng, sau đó tẩy trùng bằng chất tẩy có chứa chlorine pha loãng.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp (ôm hôn, sử dụng chung đồ dùng...) với trẻ bị nhiễm bệnh cũng giúp làm giảm nguy cơ lây nhiễm.
  • Theo dõi sát sao tình trạng bệnh và can thiệp y tế kịp thời nếu sốt cao liên tục, mất tỉnh táo và hoặc tình trạng chung diễn biến theo chiều hướng xấu.
  • Che mũi và miệng khi hắt hơi hoặc ho.
  • Vứt khăn giấy và tã đã qua sử dụng vào thùng rác được đậy.
  • Giữ vệ sinh tại nhà, trung tâm chăm sóc trẻ, nhà trẻ mẫu giáo hoặc tại trường học.
  • Bệnh tay chân miệng chưa có vắc xin đặc hiệu để phòng ngừa các loại virus Enterovirus - tác nhân của bệnh tay chân miệng. Có thể giảm nguy cơ lây nhiễm bằng các biện pháp vệ sinh chặt chẽ và can thiệp y tế kịp thời khi có các triệu chứng nghiêm trọng.

Mọi thông tin về dịch vụ thai sản và sinh đẻ tại Bệnh viện Vinmec, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với các Bệnh viện và phòng khám thuộc hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe