NGỘ ĐỘC METHANOL

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Tâm - Bác sĩ chuyên khoa II - Trưởng phòng khám Vinmec Royal City - Phòng khám Quốc tế Vinmec Royal City

Khi vào cơ thể, methanol sẽ chuyển hóa thành các axit gây tổn thương tế bào, đặc biệt là mắt, não, gây mù và thậm chí là tử vong.

1. Đại cương

Methanol (CH3OH): Cồn công nghiệp, không uống được, là thành phần của xăng dầu, chất chống đông, dầu thơm, rượu gỗ, dung môi sơn, chất tẩy rửa, sản phẩm công nghiệp.

Bản thân Methanol không độc, nhưng các chất chuyển hóa của nó rất độc.

Tai nạn do uống rượu pha methanol ngày càng nhiều, tỷ lệ tử vong: 18 – 55% (nghiên cứu trên thế giới).

Việt Nam: Chẩn đoán và xử trí còn khó khăn, do:

  • Xét nghiệm định lượng Methanol không thường quy.
  • Thiếu thuốc giải độc đặc hiệu

2. Cơ chế gây độc

Acid formic:

  • Gây toan chuyển hóa tế bào
  • Ức chế hô hấp tế bào
  • Gây tổn thương thị giác
  • Tổn thương thần kinh trung ương (TKTW).
  • Độc tính với phụ nữ có thai và cho con bú.

3. Lâm sàng

Pha yên tĩnh: 0,5 – 4 giờ. Kèm Ethanol: 12 – 24 giờ.

Toàn phát:

  • Thần kinh: Rối loạn ý thức nhiều mức độ. Nặng: Hôn mê, co giật, giãn đồng tử và mất phản xạ ánh sáng (PXAS).
  • Hô hấp: Khó thở, thở nhanh sâu, hoặc thở chậm.
  • Thị giác: Nhìn mờ, viêm TK thị.
  • Toan chuyển hóa: (muộn 18 – 48 giờ nếu uống cùng ethanol)

Ngoài ra:

  • Tiêu hóa: Đau bụng thượng vị, xuất huyết tiêu hóa, viêm tụy cấp (31,8%).
  • Thận: Suy thận cấp.
  • Tim mạch: Mạch nhanh, HA tụt.

4. Cận lâm sàng

  • Khí máu động mạch (KMĐM): Toan chuyển hóa tăng khoảng trống (KT) anion ( > 16 mEq/L) (BT: 12 -16).
  • KT ALTT máu > 10 mOsmol/L (ALTT đo được – ALTT ước tính)
  • Ước tính nồng độ (nếu uống Methanol đơn thuần):
    • Methanol máu (mg/dL) = KT ALTT x 3,2
  • Định lượng:
    • Methanol máu: Sắc ký khí (lưu ý thời gian XN)
    • > 20 mg/dL: Độc thị thần kinh.
    • > 50 mg/dL: Tử vong
    • Acid formic, Formaldehyd: ít giá trị lâm sàng.
  • Chụp CT/MRI sọ não: Ưu thế tại các hạch nền, nhân bèo sẫm, nhiều hình thái tổn thương.
  • Mắt: Gai thị phù nề, xung huyết, xuất huyết, teo gai thị, mất thị lực không hồi phục.
  • Các xét nghiệm khác: CTM, ĐM cơ bản, sinh hóa cơ bản, X- quang tim phổi, siêu âm,.... Phục vụ điều trị và theo dõi bệnh nhân.

5. Tiêu chuẩn chẩn đoán

  • Gần đây có uống rượu hoặc hóa chất nghi ngờ có chứa rượu.
  • Lâm sàng: Hơi thở có mùi rượu, RL ý thức, thở nhanh sâu, tụt HA, nhìn mờ.
  • Các xét nghiệm nghi ngờ ngộ độc Methanol: Toan CH, tăng KTTT > 10 mOsmol/L, tăng KT Anion không giải thích được.
  • Xét nghiệm tìm thấy Methanol trong máu.

Methanol trong máu là một trong những tiêu chuẩn chẩn đoán ngộ độc methanol
Methanol trong máu là một trong những tiêu chuẩn chẩn đoán ngộ độc methanol

6. Phân loại mức độ nặng trong ngộ độc Methanol:

Triệu chứng Nhẹ Nặng
pH ≥ 7,3 < 7,25 – 7,3
Viêm thị TK Không
Đe dọa dấu hiệu sinh tồn Không
RL nước, điện giải Điều trị nội khoa Phải lọc máu
Methanol máu < 50 mg/ dL ≥ 50 mg/ dL

7. Điều trị

a/ Hồi sức

  • Hô hấp: Đảm bảo đường thở, oxy, thông khí.
  • Tuần hoàn:
    • Truyền dịch TM theo CVP (áp lực tĩnh mạch trung tâm).
    • Dùng thuốc vận mạch ( khi đã bù đủ dịch) Duy trì HATB > 65 mmHg và có nước tiểu.
  • Thần kinh: Chăm sóc và điều trị tích cực tình trạng hôn mê. Bệnh nhân co giật: Diazepam...
  • Than hoạt tính rửa dạ dày không có vai trò trong điều trị ngộ độc rượu nói chung.
  • Chống nhiễm toan:
    • Nặng: pH < 7,3
    • Rất nặng, đe dọa tính mạng: pH < 7,1 và HCO3 < 10 mEq/L.
    • NatriBicacbonate: pH <7,3: 1-2 mEq/kg, truyền TM mỗi 4-6 giờ. Điều
  • Chỉnh theo KMĐM.

BN nặng: NatriBicacbonate có thể 800 – 1000 mEq/24 giờ đầu. Liều tập trung 4-6 giờ đầu. Ưu tiên 4,2 %, 8,4% để đánh giá tải dịch ( chú ý Kali máu)

Giải quyết toan CH chậm: Làm tăng biến chứng và tử vong.

  • Lọc máu: Loại bỏ Methanol và acid formic, điều chỉnh toan và RL nước điện giải.
  • Điều trị khác: Suy thận, RL nước điện giải, hạ đường máu, tổn thương mắt, thiếu Oxy não kéo dài.
  • Bổ sung vitamin nhóm B, nhất là bệnh nhân nghiện rượu.
  • Tai biến điều trị: Quá liều Ethanol, viêm phổi sặc, nhiễm trùng bệnh viện, RL nước điện giải.

b/ Điều trị đặc hiệu

  • Sử dụng thuốc đối kháng đặc hiệu (Antidote):
  • Thuốc đối kháng đặc hiệu đối với Methanol là Fomepizole và Ethanol: là 2 chất ức chế cạnh tranh với Alcohol Dehydroenase.
  • ANTIDOTE: ETHANOL
  • Ethanol 10% : Truyền catheter TMTT:
    • Bolus 0,8 g/kg – trong 20 – 60 phút
    • Duy trì: 80 – 130 mg/kg/ giờ; 150 mg/kg/ giờ (nghiện rượu)
  • Ethanol 20% uống:
    • Bolus 0,8 g/kg – qua sonde dạ dày (4 ml/kg)
    • Duy trì 80 – 130 mg/kg/giờ (0,4 – 0,7 ml/kg/giờ)
    • 150 mg/kg/giờ (0,8 ml/kg/giờ) – nghiện rượu.
  • Mục tiêu: Ethanol máu: 100 – 150 mg/dL
    • Không nên dùng dd Ethanol > 30%.
    • Bệnh nhân lọc máu: Liều cao gấp đôi.
  • Ngừng Ethanol khi Methanol máu về < 20 mEq/dL, Fomat máu < 1,2mg/dL, hết biến chứng ( toan CH, ức chế TK, không còn khoảng trống TT).
  • Thận trọng: Hạ đường máu, quá liều Ethanol.
    • ANTIDOTE: FOMEPIZOLE
  • Bolus: 15 mg/kg, truyền TM – 30 phút.
  • Duy trì: 10 mg/kg, mỗi 12 giờ ( BN lọc máu là mỗi 4 giờ)
  • Thời gian dùng: Methanol máu <20 mg/dL (có tổn thương cơ quan đích), thì < 10 mg/dL): Hết TrCLS, hết toan CH.
  • Mục tiêu: Nồng độ 4 - MP trong máu đủ để ức chế ADH là 0,8 mcg/ml.
  • Cần thiết kết hợp thêm các chất đồng vận: (ít sử dụng).
  • Folinic acid (Leucovorin)( Bd: Capoluck): liều gợi ý là 1 mg/kg, hòa loãng với dd Glucose 5%, truyền TM 30-60 phút, mỗi 4-6 giờ, đến khi Methanol và Formate không còn trong máu.

CHỈ ĐỊNH LỌC MÁU

  • Toan CH nặng ( pH < 7,25 – 7,3), không đáp ứng với điều trị nội khoa.
  • Tổn thương thị giác: Nhìn mờ, nhìn đôi, khám và soi đáy mắt có tổn thương.
  • RL dấu hiệu sinh tồn khi đã điều trị nội khoa tích cực.
  • Suy thận cấp.
  • RL điện giải không đáp ứng với điều trị nội khoa.
  • Methanol máu > 50 mEq/dL.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe