Những người bị bệnh bị động mạch vành thường tử vong trong vòng 24 giờ kể từ khi cơn đau thắt ngực xuất hiện, nếu có thể sống sót cũng sẽ để lại di chứng nguy hiểm. Các nguy cơ chính gây bệnh động mạch vành bao gồm thừa cân, tiền sử gia đình, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu cũng như bị bệnh tiểu đường và tăng huyết áp... Do đó, việc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa bệnh mạch vành là vô cùng quan trọng.
1. Ngăn ngừa bệnh động mạch vành bằng cách nào?
Bệnh động mạch vành được mô tả là sự suy giảm lưu lượng máu qua các động mạch vành, nguyên nhân khiến lưu lượng máu suy giảm là do các mảng xơ vữa. Biểu hiện lâm sàng bệnh động mạch vành là thiếu máu cơ tim thầm lặng, đau thắt ngực, hội chứng mạch vành cấp và đột tử do tim.
Việc chẩn đoán bệnh động mạch vành thường dựa vào dấu hiệu lâm sàng, điện tim đồ, test gắng sức hoặc chụp động mạch vành. Theo thống kê có đến 1/3 người bệnh bị động mạch vành tử vong trong vòng 24 giờ kể từ khi cơn đau thắt ngực xuất hiện, nếu có thể sống sót thì sẽ để lại di chứng trầm trọng.
Các nguy cơ chính gây bệnh động mạch vành bao gồm thừa cân, tiền sử gia đình, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu cũng như có tiền sử mắc bệnh tiểu đường và tăng huyết áp... Do đó, việc thực hiện các biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh mạch vành như sau:
- Đối với người bệnh bị nhồi máu cơ tim cấp, sau khi ra viện cần được tư vấn về các hoạt động thể lực, thay đổi chế độ dinh dưỡng và lối sống, dùng thuốc để phòng ngừa thứ phát các bệnh tim mạch.
- Kiểm soát chỉ số cơ thể: Béo phì là yếu tố nguy cơ gây nên bệnh động mạch vành. Do đó, để ngăn ngừa bệnh động mạch vành, người bệnh cần có một chỉ số cơ thể hợp lý bằng cách ăn uống lành mạnh và luyện tập thể lực đều đặn.
- Tử bỏ việc hút thuốc lá: Đây là yếu tố quan trọng giúp người bệnh có thể giảm nguy cơ tái phát nhồi máu cơ tim. Bởi khi hút thuốc lá, nồng độ oxy trong máu sẽ giảm khiến thành động mạch suy yếu và tổn thương nặng nề. Sau một khoảng thời gian dài từ bỏ hút thuốc lá, nguy cơ nhồi máu cơ tim tái phát sẽ giảm một nửa so với những người bệnh vẫn hút thuốc.
- Kiểm soát huyết áp ở mức bình thường: Kiểm soát huyết áp ở mức bình thường rất quan trọng việc phòng bệnh mạch vành và các bệnh tim mạch khác. Do đó, nên duy trì huyết áp ở mức trung bình, cụ thể là huyết áp tối đa từ 90 - 140 mmHg, huyết áp tối thiểu từ 60 - 90mmHg.
- Điều trị đái tháo đường: Kiểm soát chặt đường huyết bằng insulin hay thuốc hạ đường huyết uống và chế độ ăn để đạt HbA1C rất quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh động mạch vành.
- Điều trị rối loạn lipid máu: Trường hợp người bệnh bị rối loạn lipid máu thì nên ăn chế độ có chứa ít cholesterol và chất béo bão hòa, nhưng nên ăn nhiều chất xơ hòa tan, rau củ quả. Ngoài chế độ ăn có thể điều trị rối loạn lipid máu bằng các thuốc statin để làm tăng hiệu quả nhất.
- Luyện tập thể thao vừa sức: Đối với những người bệnh bị nhồi máu cơ tim cấp, sau khi hồi phục nên tập thể dục điều độ, nhẹ nhàng và tăng các hoạt động thông thường hàng ngày như làm vườn,...
- Chống các chất oxy hóa: Sử dụng các vitamin, chống oxy hóa như vitamin E, C... tuy nhiên không nên sử dụng sau nhồi máu cơ tim cấp để phòng ngừa thứ phát.
2. Các khuyến cáo về khám bệnh định kỳ/ sàng lọc cho đối tượng nguy cơ?
Theo nghiên cứu đối với những người bệnh có nguy cơ bệnh động mạch vành hay nguy cơ bệnh tiểu đường, bệnh thận mạn tính tốt nhất nên can thiệp các yếu tố nguy cơ gây bệnh động mạch vành một cách tích cực giống như những bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng.
Xem ngay:
Tuy nhiên, những biện pháp can thiệp yếu tố nguy cơ bệnh động mạch vành chỉ có hiệu quả khi áp dụng đối với các bệnh nhân có nguy cơ cao. Do đó, cần phát hiện các bệnh nhân có nguy cơ cao là điều quan trọng. Các đối tượng có yếu tố nguy cơ nên khám sức khỏe định kỳ để sàng lọc bệnh động mạch vành gồm:
- Tất cả những người trẻ tuổi từ 20 đến những người lớn tuổi đều nên khám và sàng lọc bệnh động mạch vành. Đặc biệt nhóm những người trên 40 tuổi nên khám sàng lọc bệnh. Còn đối với những nhóm nguy cơ thấp hơn lứa tuổi 40 cũng nên thăm khám, sàng lọc bởi bệnh mạch vành hình thành và diễn tiến rất lâu dài, bắt đầu từ các mảng xơ vữa trong lòng động mạch vành và sau đó phát triển lớn dần theo từng ngày trong nhiều năm.
- Những người có tiền sử mắc các bệnh mãn tính như: bệnh tăng huyết áp, bệnh rối loạn lipid máu hoặc bệnh đái tháo đường thì nên khám sàng lọc bệnh động mạch vành và các bệnh lý tim mạch khác...;
- Những người có tiền sử hoặc người hút thuốc lá lâu năm; béo phì; trong gia đình có người trực hệ mắc bệnh động mạch vành cũng nên khám sàng lọc bởi đây được xem là các yếu tố nguy cơ của bệnh.
- Những người đã bị nhồi máu cơ tim nên tái khám sức khỏe định kỳ và thay đổi lối sống để phòng ngừa tái phát. Đồng thời đánh giá và kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh động mạch vành trong thời gian từ 3-5 năm.
Bệnh mạch vành là bệnh lý nguy hiểm và có thể để lại biến chứng nếu như không được thăm khám và điều trị kịp thời. Với những bệnh nhân bị tăng huyết áp hay có lượng cholesterol trong máu cao hoặc có nhiều yếu tố nguy cơ kết hợp, người bệnh cần được điều trị bằng thuốc. Bên cạnh đó, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập thể dục đều đặn và các thói quen có hại nên được điều chỉnh.
Để giúp người bệnh có thể sàng lọc và ngăn ngừa bệnh mạch vành từ sớm, hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có triển khai nhiều gói khám sàng lọc tim mạch, mạch vành. Từ kết quả thăm khám đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Theo đó, các đối tượng được khuyến cáo nên khám mạch vành bao gồm: Khách hàng có tiền sử bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn Lipid máu, hút thuốc lá, béo phì,... Tiền sử trong gia đình có người trực hệ như bố mẹ, anh chị em ruột bị bệnh mạch vành cũng được xem là 1 yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành. Đặc biệt, khách hàng cao tuổi nên được sàng lọc bệnh mạch vành dự phòng sớm do yếu tố tuổi tác.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.