Nên dùng kem tẩy da chết môi để có làn môi mềm

Tẩy da chết cho môi là điều chúng ta nên quan tâm để đảm bảo sức khỏe đôi môi. Vậy khi nào nên tẩy da chết môi? Lựa chọn kem tẩy da chết cho môi như thế nào để đảm bảo an toàn? Sau đây là một số thông tin về tẩy da chết cho môi bạn có thể tham khảo.

1. Lý do cần tẩy da chết cho môi

Đôi môi của tất cả chúng ta đều sẽ xuất hiện nứt nẻ theo thời gian. Tuy nhiên ít ai trong số chúng ta suy nghĩ đến sử dụng sản phẩm dưỡng làm mềm môi để cải thiện tình trạng này. Hầu hết mọi người chỉ chú ý đến chăm sóc môi khi mọi thứ đã khá tệ và cần được quan tâm.

Mỗi cơ thể có sự khác nhau nên cũng có vô số nguyên nhân dẫn đến môi bị giảm độ ẩm. Môi trường xung quanh như gió, mặt trời, nhiệt độ biến đổi hay thói quen hút thuốc đều là tác nhân gây ra khô môi. Do vậy có nhiều phân tích cho rằng, lớp bảo vệ ở môi quá mỏng để cản trở được những tác động môi trường. Thêm vào đó khả năng tự giữ ẩm của môi cũng không được tốt nên bạn cần thực hiện tẩy da chết cho môi để có hạn chế khô nứt.

2. Tần suất tẩy da chết môi phù hợp

Tẩy tế bào da chết giúp loại bỏ được những lớp da không còn dinh dưỡng, nhờ vậy môi sẽ bớt khô hay bong tróc chảy máu gây đau đớn cho bạn. Sau khi thực hiện bạn sẽ cảm nhận được độ bóng và mềm mịn phục hồi trở lại. Tuy nhiên việc tẩy da chết cho môi cần được quan tâm xem xét để tránh gây ra phản ứng ngược lại so với mong muốn.

Điều quan trọng bạn cần chú ý đó là không nên thực hiện tẩy tế bào chết quá 2 lần/ tuần. Quan trọng hơn cả khi tiến hành tẩy tế bào chết cho môi cần lưu ý không chà sát quá mạnh hay sử dụng các thành phần có dược tính cao để ngăn ngừa khó chịu lên môi.


Tẩy da chết thường xuyên giúp loại bỏ lớp da môi bị bong tróc, khô nẻ
Tẩy da chết thường xuyên giúp loại bỏ lớp da môi bị bong tróc, khô nẻ

3. Công thức làm kem tẩy da chết môi tại nhà

Tẩy da chết là một hành động loại bỏ lớp da đã cũ mất dinh dưỡng không còn khả năng trao đổi chất. Quá trình này không quá phức tạp khi thực hiện. Nguyên liệu để làm sản phẩm tẩy tế bào chết cũng rất đa dạng, bạn có thể kiếm nó ngay trong tủ bếp của gia đình. Chỉ cần kết hợp đúng các nguyên liệu là có thể tạo ra sản phẩm làm mềm chống khô môi.

Sau đây là một số hỗn hợp được sử dụng làm chất tẩy tế bào chết cho bạn tham khảo:

  • Đường, mật ong
  • Quế, dầu thực vật ( oliu, dừa, jojoba)
  • Bàn chải đánh răng hoặc khăn tắm cùng dầu thô
  • Tăm bông, son dưỡng môi theo sở thích của bạn
  • Bã cà phê và bơ từ hạt mỡ

Để tẩy tế bào chết ngay tại nhà đạt được hiệu quả bạn cần chú ý một số bước sau:

  • Lấy một lượng nhỏ kem tẩy lên chiếc đĩa hoặc thìa hay muỗng canh bạn thấy thuận tiện nhất
  • Sử dụng bông tẩy trang hoặc tăm bông để cung cấp ẩm cho môi trước khi tiến hành
  • Lưu ý nếu bạn dùng bàn chải đánh răng để bôi chất làm mềm thì hãy nhúng trực tiếp nó vào chất đó rồi thoa lên môi. Tuy nhiên, bạn không nên làm quá mạnh hay chà sát thô bạo để tránh mất đi lớp da môi vẫn còn hoạt động tốt.
  • Nhúng tăm bông hay miếng tẩy trang vào đĩa kem tẩy da chết môi rồi thoa lên xung quanh môi để hiệu quả đạt được cao nhất.
  • Làm ướt môi trước đó rồi thấm khô và tiến hành bôi kem lên theo vòng tròn nhỏ.
  • Sử dụng khăn giấy mềm lau môi để lấy đi lớp tế bào chết vừa bong ra và thoa son dưỡng ẩm cho môi.

Nếu bạn quá bận rộn để làm ra kem tẩy tế bào chết cho môi thì hãy thử với sản phẩm được bày bán tại cửa hàng mỹ phẩm. Tuy nhiên các sản phẩm sẽ có công dụng và đặc tính khác nhau. Thêm vào đó bạn cần lựa chọn kỹ lưỡng để tránh gây kích ứng không tốt cho môi.

Dựa trên nhiều nghiên cứu các nhà khoa học cho hay, các sản phẩm tẩy tế bào chết có thành phần chứa ceramide và hyaluronic cùng acid béo sẽ cải thiện được kết cấu môi như độ căng mọng và tình trạng khô nứt nẻ dẫn đến chảy máu. Bạn hãy kiểm tra kỹ thành phần cũng như thương hiệu sản phẩm để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình sử dụng.

4. Chú ý về thành phần công thức để tránh kích ứng cho môi

Theo phân tích da liễu cho thấy, khi tiến hành làm kem tẩy da chết cho môi cần phải chú ý tránh một số thành phần gây kích ứng. Sau đây là một số thành phần có nguy cơ gây kích ứng cho môi:


Nên chú ý lựa chọn thành phần của kem tẩy da chết để tránh gây kích ứng cho môi
Nên chú ý lựa chọn thành phần của kem tẩy da chết để tránh gây kích ứng cho môi

Nếu bạn chưa biết nên thay thế những thành phần đó để giảm kích ứng thì có thể tham khảo một số thành phần dưỡng ẩm không mùi ít dị ứng sau:

  • Bơ hạt mỡ
  • Hạt gai dầu chiết xuất
  • Chiết xuất từ hạt thầu dầu
  • Dầu thô

5. Công thức chăm sóc môi sau khi tiến hành tẩy da chết

Sau khi hoàn thành các bước tẩy da chết cho môi, bạn sẽ cảm thấy vấn đề khô nứt giảm bớt. Tuy nhiên chưa thể kết thúc công việc ở đó nếu bạn muốn duy trì đôi môi tươi sáng căng mọng. Việc chăm sóc sau khi tẩy tế bào chết có vai trò quyết định duy trì sự mềm mại và độ ẩm cho môi lâu dài.

Sau đây là một số mẹo chăm sóc môi sau khi tẩy tế bào chết cho bạn lựa chọn:

  • Luôn nhớ thoa kem dưỡng môi trước khi đi ngủ để đảm bảo môi được cung cấp độ ẩm đầy đủ.
  • Thoa son dưỡng chứa SPF 30 hoặc sản phẩm có chỉ số cao hơn để bảo vệ môi khỏi ánh nắng mặt trời.
  • Xây dựng thói quen uống đủ nước mỗi ngày để môi được cung cấp độ ẩm từ sâu bên trong.
  • Không cắn môi hay liếm môi thường xuyên, vì hành động này sẽ làm tệ hơn tình trạng khô môi.

Trên đây là một số thông tin để bạn đánh giá nên dùng kem tẩy tế bào chết môi hay không. Nếu gặp khó khăn bạn nên tham khảo thêm thông tin tư vấn từ bác sĩ da liễu để có lựa chọn phù hợp nhất với sức khỏe môi.

Thường xuyên truy cập website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để có thêm nhiều kiến thức về làm đẹp, chăm sóc sức khỏe. Nếu có bất cứ thông tin gì bạn cũng có thể gửi tới bác sĩ tại bệnh viện để được hỗ trợ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe