Chải môi bằng bàn chải đánh răng mềm có thể giúp tẩy tế bào chết ở môi và giúp ngăn ngừa tình trạng nứt nẻ. Ngoài ra, hành động này có khả năng kích thích lưu lượng máu và mang lại cho đôi môi vẻ ngoài mịn màng hơn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những lợi ích của việc chải môi bằng bàn chải đánh răng và các biện pháp tránh gây kích ứng.
1. Tẩy tế bào chết ở môi bằng bàn chải đánh răng có nên không?
Sau khi vệ sinh răng miệng, chúng ta hoàn toàn có thể chải môi bằng bàn chải đánh răng để tẩy tế bào chết ở môi một cách hiệu quả. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất cần lưu ý là động tác này phải thật nhẹ nhàng.
Da môi của chúng ta tương đối mỏng và nhạy cảm hơn những vị trí khác. Không giống như đa số các bộ phận khác trên cơ thể, môi không có chức năng tiết dầu để giữ ẩm. Vì lẽ đó chúng ta thường có thói quen liếm môi khi cảm nhận chúng bắt đầu khô. Việc thường xuyên liếm môi được coi là hành động kích thích các dây thần kinh ở vùng này.
Chải môi hoặc tẩy tế bào chết ở môi quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng môi bị khô nhiều hơn. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo nên hạn chế chải môi, tần suất hợp lý nhất là 1 lần/tuần.
2. Cách chải môi bằng bàn chải đánh răng
Để chải môi, tất cả những gì chúng ta cần là một bàn chải đánh răng có lông mềm và chất tẩy tế bào chết. Bạn cũng có thể thoa các loại kem dưỡng ẩm như dầu dừa hoặc dầu ô liu sau khi tẩy tế bào chết ở môi.
Chúng ta có thể tự tạo ra các chất tẩy tế bào chết tự nhiên bằng các nguyên liệu có sẵn như baking soda, bột yến mạch, bã cà phê hoặc thậm chí là kem đánh răng. Mục đích của việc sử dụng chất tẩy tế bào chết là tạo ma sát nhẹ nhàng với môi trong quá trình chải môi.
Các bước chải môi bằng bàn chải đánh răng:
- Làm ướt môi bằng nước ấm;
- Thoa một lớp mỏng chất tẩy tế bào chết lên môi;
- Chải môi nhẹ nhàng bằng bàn chải đánh răng theo hình vòng tròn nhỏ;
- Rửa sạch chất tẩy da chết bằng nước ấm;
- Bôi kem dưỡng ẩm cho môi.
Lưu ý trong suốt quá trình thực hiện, nếu cảm thấy bất kỳ dấu hiệu kích ứng nào thì phải dừng việc chải môi lại ngay lập tức.
3. Các thành phần cần tránh khi bị môi khô
Nếu là người có đôi môi dễ bị nứt nẻ, bạn không nên sử dụng các sản phẩm có chứa các thành phần dưới đây vì chúng sẽ làm tăng mức độ khô môi của bạn:
- Axit salicylic;
- Propyl gallate;
- Phenol;
- Octinoxate;
- Tinh dầu bạc hà;
- Lanolin;
- Nước hoa và hương vị;
- Bạch đàn;
- Long não.
4. Chải môi bằng kem đánh răng có tốt không?
Chải môi bằng kem đánh răng có thể nhẹ nhàng hơn so với việc sử dụng các chất tẩy da chết khác. Tuy nhiên, chúng ta nên rửa sạch kem đánh răng sau khi chải để tránh bị kích ứng và khô môi.
Các chất phụ gia và chất tạo hương thơm của kem đánh răng có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số đối tượng. Các triệu chứng đó có thể bao gồm bong tróc môi và lở loét ở khóe miệng.
5. Chải môi bằng bàn chải đánh răng có làm môi to hơn?
Không có bằng chứng nào cho thấy việc chải môi sẽ khiến môi tăng kích thước vĩnh viễn. Chải môi chỉ có thể làm tăng lưu lượng máu tạm thời. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc này với mục đích cố gắng làm cho đôi môi đầy đặn hơn sẽ có thể dẫn đến tính trạng kích ứng da môi.
Những thói quen sau đây có thể giúp chúng duy trì một đôi môi khỏe mạnh:
- Bổ sung đủ nước;
- Bổ sung các sản phẩm chứa vitamin E;
- Sử dụng kem dưỡng có chứa bơ hạt mỡ, bơ ca cao và dầu dừa;
- Thoa lô hội (nha đam) lên môi để thúc đẩy quá trình làm lành vết thương;
- Tẩy sạch son môi trước khi ngủ;
- Sử dụng tinh dầu bạc hà để tăng tuần hoàn môi;
- Dùng kem lót trước khi thoa son màu.
6. Một số phương pháp tẩy tế bào chết ở môi khác
Nếu còn lo ngại việc chải môi gây kích ứng và nứt da thì thay vì dùng bàn chải đánh răng, bạn cũng có thể thoa một lượng nhỏ chất tẩy da chết, sau đó sử dụng đầu ngón tay để chà xát nhẹ nhàng lên môi.
Ngoài ra, chúng ta hoàn toàn không cần sử dụng chất tẩy tế bào chết mà hãy sử dụng các sản phẩm có khả năng dưỡng ẩm và làm dịu đôi môi nứt nẻ, chẳng hạn như:
- Nước cốt chanh;
- Dầu thầu dầu;
- Glycerin;
- Dầu dừa;
- Bơ ca cao;
- Xăng dầu;
- Sáp ong.
Nhẹ nhàng chải môi bằng bàn chải đánh răng có thể giúp loại bỏ da khô và mang lại vẻ mịn màng cho đôi môi. Tuy nhiên, tẩy tế bào chết ở môi quá nhiều có thể gây kích ứng vùng da mỏng manh này. Do đó, tần suất chải môi hợp lý là không quá 1 lần mỗi tuần để tránh bị tình trạng kích ứng.
Chúng ta có thể thử áp dụng những thói quen sau để tránh khô môi:
- Hạn chế hành động liếm môi;
- Tránh các loại son dưỡng môi có chất tạo mùi thơm;
- Sử dụng các loại son dưỡng môi có chỉ số SPF trước khi ra nắng;
- Bảo vệ đôi môi khỏi không khí lạnh bằng cách che chắn bằng khăn quàng cổ.
Chải môi bằng bàn chải đánh răng mềm có thể giúp tẩy tế bào chết ở môi và giúp ngăn ngừa tình trạng nứt nẻ. Tuy nhiên, nếu lạm dụng có thể dẫn đến tình trạng môi bị khô nhiều hơn. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo nên hạn chế chải môi, tần suất hợp lý nhất là 1 lần/tuần.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: healthline.com