Thế nào là chuyển dạ đình trệ?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Bùi Thị Thu và Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Mai Hương - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Chuyển dạ đình trệ là một nỗi ám ảnh của sản phụ trong quá trình chuyển dạ, có thể mang đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Chuyển dạ đình trệ bao gồm chuyển dạ kéo dài và chuyển dạ tắc nghẽn.

1. Các dấu hiệu của chuyển dạ đình trệ

Một số dấu hiệu chuyển dạ đình trệ có thể xuất hiện bao gồm:

  • Đường mở cổ tử cung cắt sang bên phải đường báo động trên biểu đồ chuyển dạ.
  • Cổ tử cung ngừng tiến triển luôn là dấu hiệu của chuyển dạ đình trệ.
  • Suy thai, cơn co tử cung dày (trên 5 cơn trong 10 phút)
  • Pha tiềm tàng kéo dài quá 8 giờ, pha tích cực kéo dài quá 7 giờ.
  • Khám thấy độ lọt của ngôi không tiến triển.
  • Xuất hiện các dấu hiệu chồng khớp sọ, bướu huyết thanh.

Chú ý: Không phải trường hợp chuyển dạ kéo dài nào cũng có đủ các dấu hiệu trên.

2. Nguyên nhân gây chuyển dạ đình trệ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chuyển dạ đình trệ, nhưng thường phát sinh từ những nguyên nhân sau:

2.1. Chuyển dạ đình trệ do mẹ bầu

  • Chuyển dạ đình trệ do người mẹ có khiếm khuyết ở khung xương chậu tử cung bất thường khiến thai nhi không nằm lọt xuống vị trí phù hợp và làm quá trình chuyển dạ mất nhiều thời gian.
  • Những mẹ bầu có tiền sử bị bệnh lao, bại liệt hay chấn thương để lại di chứng ở khu vực sinh sản đều có nguy cơ chuyển dạ đình trệ rất cao.

Tình trạng thành tử cung co bóp không đồng nhất, người mẹ bị bệnh u xơ tử cung, u nang buồng trứng đều ngăn cản quá trình chuyển dạ khi sinh nở.


Chuyển dạ đình trệ do người mẹ có khiếm khuyết ở khung xương chậu tử cung bất thường
Chuyển dạ đình trệ do người mẹ có khiếm khuyết ở khung xương chậu tử cung bất thường

2.2. Chuyển dạ đình trệ do thai nhi

  • Nguyên nhân chuyển dạ đình trệ do thai nhi có các bất thường ngôi thai ở các vị trí trán, mông, mặt, vai,....và không thể tự di chuyển về phía xương chậu.
  • Thai nhi bất thường như bị não úng thủy, bụng cóc,...cũng là nguyên nhân làm quá trình chuyển dạ đình trệ.
  • Cân nặng thai nhi vượt mức 3,5kg thì khả năng các mẹ chuyển dạ sẽ lâu hơn và sinh con khó khăn hơn, bên cạnh đó khi thai nhi có dây rốn khá ngắn cũng sẽ phát sinh chuyển dạ đình trệ hoặc chuyển dạ kéo dài hơn.

3. Cách xử lý khi chuyển dạ đình trệ

Nếu có dấu hiệu chuyển dạ sinh con và đến bệnh viện để được bác sĩ theo dõi tình trạng thì các bác sĩ sẽ có cách can thiệp phù hợp nếu ca sinh nở của mẹ bầu được chẩn đoán là chuyển dạ đình trệ.

Theo dõi thời gian từ lúc bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ đồng thời cảm nhận các cơn co thắt và nhịp tim thai đang diễn ra trong bụng.

Bác sĩ sau khi xem xét tình trạng mẹ bầu, nếu chưa đến thời điểm sinh thì mẹ vẫn ăn uống, nghỉ ngơi và vận động hợp lý.

Nếu trường hợp của mẹ là chuyển dạ tích cực thì ngay lập tức, bác sĩ sẽ hỗ trợ mẹ bằng các phương pháp giục sinh an toàn để thai nhi có đủ điều kiện sinh thường.

Nếu trường hợp của mẹ đặc biệt, ngôi thai nghịch hoặc tử cung bất thường thì bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp mổ lấy thai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.


Thai sản trọn gói giúp mẹ bầu an tâm trong suốt thai kỳ
Thai sản trọn gói giúp mẹ bầu an tâm trong suốt thai kỳ

Nguồn tham khảo: Vụ Sức khỏe Bà mẹ, Trẻ em - Bộ Y tế

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe