Muối biển: Công dụng, lợi ích và nhược điểm

Muối biển được xem là một loại nguyên liệu đa năng với nhiều công dụng khác nhau. Bài viết này cung cấp đến bạn đọc một cái nhìn tổng quan về tác dụng của muối biển, cũng như những lợi ích và nhược điểm tiềm ẩn của nó.

1. Tổng quan về muối biển

Muối biển có thành phần chính là NaCl giúp điều chỉnh cân bằng thủy dịch và điều chỉnh huyết áp trong cơ thể. Nguyên liệu này được coi là vượt trội về mặt dinh dưỡng so với muối ăn vì nó được xử lý tối thiểu nên có chứa một số khoáng chất bao gồm kali, sắt và canxi. Tuy nhiên, chúng chỉ xuất hiện ở dạng vi lượng nên bạn sẽ phải tiêu thụ một lượng rất lớn để đạt được gần bằng lượng khoáng chất trên so với các sản phẩm khác.

Hạt muối biển cũng lớn hơn hạt muối ăn nên đối với muối thông thường cung cấp khoảng 2.300 mg natri mỗi thìa cà phê (6,1 gam), trong khi muối biển chứa 2.000 mg natri mỗi thìa cà phê (4,2 gam). Điều này được lý giải là do trong mỗi thìa cà phê có chứa số lượng hạt muối biển ít hơn chứ không phải vì nó chứa ít natri hơn muối ăn. Tuy nhiên, hầu hết mọi người không nhận ra sự khác biệt này và coi muối biển tốt cho sức khỏe hơn muối ăn nên có thể dẫn đến tình trạng tiêu thụ quá nhiều natri làm gia tăng các bệnh có liên quan đến huyết áp và tim mạch.

2. Muối biển có tác dụng gì?

2.1. Cung cấp nước cho cơ thể

Muối đóng vai trò quan trọng trong hoạt động duy trì mức độ hydrat hóa và huyết áp ở mức cân bằng. Do đó, khi không cung cấp đủ lượng natri cần thiết cho cơ thể có thể dẫn đến tình trạng mất nước, đặc biệt là khi tập thể dục hoặc vận động thể chất với cường độ cao.

Cân bằng thủy dịch trong cơ thể cũng rất quan trọng để duy trì mức huyết áp ổn định. Do đó, khi tiêu thụ quá ít hoặc quá nhiều natri có thể dẫn đến thay đổi huyết áp ở những người nhạy cảm với muối ăn kiêng. Ngoài muối biển ra thì bạn vẫn có thể hấp thu natri từ nhiều loại thực phẩm khác.

2.2. Hỗ trợ cho hoạt động của hệ tiêu hóa

Clorua cần thiết để sản xuất axit dạ dày và natri clorua chứa trong muối tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hấp thụ và vận chuyển chất dinh dưỡng trong ruột sau khi chúng bị nghiền nát. Do đó, tiêu thụ đủ muối sẽ thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa tối ưu.

Một nghiên cứu đã xem xét tác động của việc sử dụng muối biển ở 54 người trưởng thành chuẩn bị nội soi. Những người tham gia nghiên cứu uống 2 cốc chứa 480 ml nước pha với 4,5 gam muối đã đi ngoài trước khi thực hiện nội soi.

Tuy nhiên, vẫn chưa xác định được nước muối giúp cải thiện sức khỏe đường ruột ở mức độ nào. Mặc dù muối biển hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa nhưng bạn cũng cần tiêu thụ thêm natri từ những nguồn khác.

2.3. Sức khỏe da

Một số nghiên cứu đã chỉ ra tắm muối biển được cho là làm giảm khô da và hạn chế tình trạng viêm nhiễm. Trên thực tế, Tổ chức Eczema Quốc tế khuyến cáo nên thêm 1 cốc muối vào nước tắm hằng ngày để giúp giảm kích ứng do bệnh chàm với đặc trưng là da nổi mẩn đỏ và ngứa.

Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa làm rõ rằng liệu tắm muối có giúp giảm viêm da hay không, đặc biệt là liệu muối biển có tác dụng cụ thể nào hay không.

Hơn nữa, một nghiên cứu khác cho thấy nồng độ natri clorua cao hơn trong cơ thể và da có thể làm tăng số lượng tế bào miễn dịch dẫn đến làm giảm các phản ứng viêm liên quan đến da khô và ngứa.

Những phát hiện mâu thuẫn này cho thấy rằng khả năng tắm muối biển cải thiện tình trạng kích ứng da có thể phụ thuộc phần lớn vào thành phần khoáng chất của muối.

3. Nhược điểm của muối biển

Muối biển giúp tăng hương vị cho thực phẩm và có thể có một số công dụng hữu ích ngoài chế độ ăn kiêng, nhưng không nên sử dụng quá nhiều.

Tiêu thụ quá nhiều natri có nguy cơ gây ra một số bệnh lý như cao huyết áp, loãng xương, sỏi thận và các vấn đề sức khỏe khác. Đặc biệt khi bệnh nhân đã mắc phải các bệnh này thì cần thận trọng hơn trong việc sử dụng muối biển cũng như các loại muối khác.

Vậy cần sử dụng muối biển như thế nào cho đúng cách? Bạn cần chú ý nghiền mịn muối ra trước khi dùng, đặc biệt khi muốn thay thế muối ăn trong công thức làm bánh. Một số cách phổ biến để sử dụng muối biển gồm có rắc trực tiếp lên rau nướng, thêm vào món tráng miệng làm từ sôcôla hoặc sử dụng để nêm bít tết, bánh mì kẹp thịt và cá.

Nhìn chung, bạn có thể sử dụng muối biển theo nhiều cách với những lợi ích khác nhau nhưng không nên coi đây là một phương thuốc chữa bệnh mà chỉ làm giảm đi phần nào triệu chứng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe