Một số bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai mẹ bầu cần biết

Trong thời kỳ mang thai, sự thay đổi nội tiết và sức đề kháng giảm sút khiến mẹ bầu dễ bị mắc các vấn đề về viêm nhiễm và bệnh lý phụ khoa. Dù biểu hiện tưởng chừng như đơn giản, nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ nghiêm trọng.

Qua đó, rất có thể sẽ dẫn đến biến chứng ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và thai nhi. Do đó, việc hiểu rõ và nhận biết sớm các bệnh lý phụ khoa khi mang thai là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Lúc mẹ bầu chủ quan

Chị V.V.A (23 tuổi) là một người mẹ trẻ lần đầu mang thai. Tưởng rằng ở trong độ tuổi khỏe mạnh nhất, thai kỳ sẽ diễn ra suôn sẻ, tuy nhiên ở tuần thai thứ 11, chị gặp tình trạng ra nhiều khí hư ở âm đạo. Nhưng sau khi thăm khám tại Bệnh viện ĐKQT Vinmec, chị đã được chẩn đoán viêm âm đạo

Trong các tuần sau đó, chị được bác sĩ chỉ định đặt thuốc, tuy tình trạng viêm được cải thiện nhưng cổ tử cung bắt đầu tụt ngắn và có dấu hiệu sinh non. Dù bác sĩ đã khuyến cáo nhập viện điều trị nhưng chị A vẫn mong muốn được điều trị ngoại trú. Khi thai được 23 tuần 1 ngày, chị bất ngờ có cơn co cùng tình trạng cổ tử cung ngắn khiến các bác sĩ phải quyết định khâu vòng cổ tử cung nhằm giữ thai. 

Trường hợp chị A là một trường hợp điển hình cho thấy, nhiều mẹ bầu chủ quan với tình trạng viêm âm đạo nhưng trong thai kỳ thì bệnh lý này lại dẫn tới những biến chứng nguy hiểm cho thai nhi, đặc biệt là sinh non.

Không thể xem thường viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai

Bên trong âm đạo người phụ nữ sẽ có một quần thể hệ vi sinh vật phức tạp giúp giữ cho môi trường bên trong luôn khỏe mạnh. Tuy vậy, trong thời kỳ mang thai, cơ thể người mẹ sẽ trải qua sự biến đổi lớn về nội tiết tố, có thể dẫn đến việc tăng tiết khí hư, khiến âm đạo thường xuyên ẩm ướt và thay đổi độ pH. Cùng với đó, chức năng thận suy giảm và lượng đường trong nước tiểu tăng cao. Các yếu tố này là nguyên nhân khiến cho các mẹ bầu dễ mắc các bệnh phụ khoa.

Các bệnh lý phụ khoa nghiêm trọng không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí là đau cho mẹ bầu trong thời kỳ mang thai nếu tình trạng nặng lên, mà còn có thể ảnh hưởng không tốt tới thai nhi như dẫn tới nguy cơ sảy thai, sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân, suy dinh dưỡng, bị đẹn (nhiễm nấm miệng), viêm da, các vấn đề về phổi, sức đề kháng yếu, rối loạn tiêu hóa và nhiễm trùng đường ruột.
 

Các bệnh lý phụ khoa không chỉ gây khó chịu cho mẹ bầu mà có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi
Các bệnh lý phụ khoa không chỉ gây khó chịu cho mẹ bầu mà có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi

Dưới đây là số bệnh lý phụ khoa mà mẹ bầu có thể mắc:

  • Viêm âm đạo do vi khuẩn (Bacterial Vaginosis - BV): Đây là một bệnh phổ biến, chiếm khoảng 10-30% các trường hợp mang thai. Viêm âm đạo có thể gây ra các triệu chứng như khí hư có mùi hôi, ngứa, và khó chịu. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể làm tăng nguy cơ sinh non và các biến chứng thai kỳ khác.

  • Nhiễm nấm âm đạo (Candida): Khoảng 20-25% phụ nữ mang thai mắc nhiễm nấm âm đạo ít nhất một lần do sự thay đổi hormone trong thai kỳ. Biểu hiện thường thấy là ngứa, khí hư trắng như bã đậu và cảm giác nóng rát.

  • Viêm cổ tử cung: Bệnh có thể ảnh hưởng đến khoảng 1-5% phụ nữ mang thai. Viêm cổ tử cung thường do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm trùng lây qua đường tình dục. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng như sinh non hoặc viêm nhiễm lan rộng.

  • Mụn rộp sinh dục (Herpes sinh dục): Tỷ lệ mắc bệnh này trong thai kỳ dao động từ 0,5-3%. Herpes sinh dục có thể gây biến chứng nghiêm trọng như truyền nhiễm sang thai nhi trong khi sinh, dẫn đến tình trạng nguy hiểm cho trẻ sơ sinh.

Làm sao để đảm bảo thai kỳ trọn vẹn cho mẹ bầu

Mang thai là hành trình đặc biệt, đòi hỏi sự chăm sóc và quan tâm đặc biệt để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, tránh các bệnh phụ khoa các mẹ bầu cần chú ý đến những yếu tố sau:

Giữ gìn vệ sinh vùng kín: Việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, đặc biệt là vệ sinh vùng kín, rất cần thiết để ngăn ngừa viêm nhiễm và các bệnh phụ khoa trong thai kỳ. Mẹ bầu nên sử dụng dung dịch vệ sinh phù hợp và luôn giữ vùng kín khô thoáng. Bên cạnh đó, bổ sung chế độ ăn uống giàu vitamin và khoáng chất giúp cơ thể mẹ tăng cường sức đề kháng, giúp hỗ trợ phòng tránh các bệnh lý phụ khoa.

Thăm khám định kỳ để kịp thời điều trị: Thăm khám thai kỳ định kỳ không chỉ giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi mà còn giúp phát hiện sớm các bệnh lý phụ khoa mà mẹ bầu có thể mắc phải. Thông qua việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp mẹ bầu tránh được các biến chứng nguy hiểm như sinh non, nhiễm trùng lây sang thai nhi hoặc các vấn đề sức khỏe khác có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.

Mẹ bầu cần đặc biệt chú ý tới các dấu hiệu bất thường của cơ thể để kịp thời thăm khám và điều trị trong suốt thời kỳ mang thai. Bên cạnh đó, việc theo dõi thai kỳ định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín sẽ là chìa khóa để phát hiện sớm những bệnh lý phụ khoa. Khi thăm khám thai, các mẹ bầu cần thông báo các dấu hiệu bất thường về phụ khoa để các bác sĩ khám và điều trị kịp thời.
 

Theo dõi thai định kỳ là chìa khóa phát hiện sớm các bệnh lý phụ khoa cho mẹ bầu
Theo dõi thai định kỳ là chìa khóa phát hiện sớm các bệnh lý phụ khoa cho mẹ bầu

Bệnh viện ĐKQT Vinmec là một trong những đơn vị y tế có sự quy tụ các bác sĩ chuyên gia sản phụ khoa dày dặn kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại và đặc biệt là đơn vị duy nhất đạt chứng chỉ quốc tế JCI - con dấu vàng trong chăm sóc và điều trị cho người bệnh. Không chỉ mang tới trải nghiệm điều trị thoải mái cho người bệnh mà tỷ lệ điều trị thành công cũng cần được duy trì ở mức tối ưu.

Hình ảnh đại diện Vinmec nhận chứng chỉ JCI
Hình ảnh đại diện Vinmec nhận chứng chỉ JCI

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe