Làm sao để có kinh khi bị trễ là điều khiến nhiều chị em lo lắng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, từ những yếu tố sinh lý bình thường như căng thẳng, thay đổi cân nặng, đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Việc tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng các biện pháp khắc phục phù hợp sẽ giúp phụ nữ sớm ổn định lại chu kỳ kinh nguyệt.
Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc Trung tâm Sức khoẻ phụ nữ và Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
1. Đặc điểm của chu kỳ kinh nguyệt
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý tự nhiên ở phụ nữ, trong đó máu từ tử cung được bài tiết ra ngoài. Điều này xảy ra do niêm mạc tử cung bong ra sau một thời gian dày lên, hiện tượng này là kết quả của việc giảm đột ngột nồng độ nội tiết tố nữ (estrogen và progesterone) bên trong cơ thể.
Khi bắt đầu chu kỳ, nồng độ 2 nội tiết tố này sẽ tăng cao để làm dày lớp niêm mạc tử cung, chuẩn bị cho sự làm tổ của trứng đã được thụ tinh. Nếu trứng không thụ tinh, mức hormone này sẽ giảm vào cuối chu kỳ, khiến niêm mạc tử cung bong tróc và tạo ra hiện tượng kinh nguyệt.
Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh hiện tại đến ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo, với thời gian trung bình khoảng 28 ngày và sẽ lặp lại mỗi tháng. Một số phụ nữ có thể có chu kỳ ngắn hơn (khoảng 21 ngày) hoặc dài hơn (đến 35 ngày) và điều này được coi là bình thường. Thời gian hành kinh thường kéo dài từ 2 đến 7 ngày, với trung bình khoảng từ 3 đến 5 ngày.
Những dấu hiệu dưới đây có thể cho thấy chu kỳ kinh nguyệt bất thường và đòi hỏi chị em nên tìm hiểu về làm sao để có kinh khi bị trễ:
- Thời gian chu kỳ ngắn hơn 21 ngày hoặc kéo dài hơn 35 ngày.
- Lượng máu kinh quá nhiều hoặc quá ít.
- Xuất hiện máu ngoài chu kỳ kinh.
- Tính chất của máu kinh không bình thường, chẳng hạn như loãng hoặc vón cục.
2. Nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt bất thường
- Yếu tố tâm lý: Căng thẳng, mệt mỏi và stress có ảnh hưởng lớn đến chu kỳ kinh nguyệt.
- Ảnh hưởng của nội tiết tố: Hormone estrogen, giúp niêm mạc tử cung phát triển và phối hợp với progesterone để gây ra kinh nguyệt, nếu mất cân bằng sẽ dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều.
- Sử dụng thuốc ngừa thai: Việc thường xuyên sử dụng thuốc ngừa thai có chứa estrogen tổng hợp có thể làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt.
- Thay đổi cân nặng: Sự thay đổi cân nặng thất thường (tăng cân, sụt cân) cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
3. Những ảnh hưởng khi chu kỳ kinh nguyệt thất thường
Kinh nguyệt không đều, với các vấn đề như chu kỳ kéo dài và lượng máu kinh nhiều, có thể khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, thiếu máu và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống cũng như mối quan hệ vợ chồng.
Thêm vào đó, sự bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng, gây khó khăn trong việc tránh thai hoặc làm giảm chất lượng trứng, dẫn đến hiện tượng hiếm muộn hoặc vô sinh.
Hơn nữa, tình trạng này cũng tiềm ẩn các nguy cơ về sức khỏe như các vấn đề liên quan đến sinh sản và bệnh lý, chẳng hạn như hội chứng buồng trứng đa nang, u xơ tử cung và polyp tử cung. Tất cả những ảnh hưởng trên khiến người phụ nữ càng phải tìm hiểu về làm sao để ra kinh khi bị trễ.
4. Làm sao để có kinh khi bị trễ?
Nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nhiều độ tuổi. Nếu hiện tượng này xảy ra ở tuổi dậy thì hoặc trong giai đoạn tiền mãn kinh, thì đó là hiện tượng sinh lý tự nhiên và bình thường. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này xảy ra ở độ tuổi sinh sản, các chị em cần phải được khám và điều trị kịp thời.
Sau khi các nguyên nhân khác đã được bác sĩ loại trừ, điều trị sẽ tập trung vào việc ổn định bộ ba nội tiết tố Estrogen, Progesterone và Testosterone, những yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Việc sử dụng các sản phẩm này cần phải được thực hiện theo đơn thuốc và dưới sự theo dõi nghiêm ngặt của bác sĩ. Chúng không chỉ cải thiện chu kỳ kinh nguyệt mà còn giúp phụ nữ duy trì sự trẻ trung, sức khỏe và sinh lý tốt. Tuy nhiên, các sản phẩm này có thể gây ra một số tác dụng phụ như tăng cân, đau nửa đầu, béo phì, u nang và tăng nguy cơ u xơ.
Chế độ ăn uống ảnh hưởng đáng kể đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Để tránh tình trạng thiếu máu, cần bổ sung viên sắt với chất hữu cơ và dầu mè đen. Thêm vào đó, việc luyện tập thể dục thể thao đều đặn sẽ cải thiện lưu thông khí huyết và việc sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ có chứa Nano bạc sẽ giúp vệ sinh vùng kín, giảm nguy cơ viêm nhiễm.
4.1 Một số thực phẩm tự nhiên giúp giải quyết vấn đề làm sao để ra kinh khi bị trễ
Để giải đáp “Làm sao để có kinh khi bị trễ?”, chị em có thể sử dụng một số thực phẩm sau đây:
Ngải cứu: Theo y học cổ truyền, ngải cứu được xem như một phương thuốc hiệu quả để điều hoà kinh nguyệt. Ngải cứu có vị đắng, tính cay ẩm, có khả năng chữa trị nhiều chứng bệnh như ổn định khí huyết và giảm đau bụng kinh.
Để sử dụng, chị em cần 10g ngải cứu khô, rửa sạch và sắc cùng 200ml nước. Đun sôi cho đến khi nước còn lại 100ml, sau đó để nguội và uống hai lần trong ngày. Nếu phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt kéo dài, hãy tăng lượng ngải cứu lên gấp đôi và uống bốn lần mỗi ngày.
Uống ngải cứu vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh sẽ giúp giảm mệt mỏi, làm cho máu kinh đỏ hơn và chu kỳ trở nên đều đặn hơn.
Tinh bột nghệ: Ngoài nổi tiếng với công dụng làm đẹp, tinh bột nghệ còn giúp cân bằng nội tiết và cải thiện lưu thông máu trong tử cung. Sử dụng tinh bột nghệ trong giai đoạn hành kinh có thể giúp giảm đau bụng và rối loạn. Để sử dụng, mọi người chỉ cần hòa 2 - 3 thìa tinh bột nghệ vào sữa tươi và uống hàng ngày.
Quế: Với đặc tính ẩm và khả năng điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt tương đối hiệu quả, quế được y học cổ truyền sử dụng nhiều trong việc điều trị rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. Đây được xem là đáp án không thể thiếu cho câu hỏi “làm sao để có kinh khi bị trễ”. Khi cơn đau bụng kinh bắt đầu, phụ nữ có thể uống nước quế pha nóng hoặc chế biến quế với nhiều món ăn khác nhau.
Đu đủ xanh: Trong đu đủ xanh có papain, một chất có khả năng chống các cơn co thắt tử cung và giúp tăng cường lượng máu đến tử cung.
Các loại rau củ quả: Các chị em mắc chứng rối loạn kinh nguyệt cần phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là sắt, có nhiều trong súp lơ, cà rốt, và bí đỏ. Thêm vào đó, việc bổ sung một số loại trái cây như dưa leo và chà là, vốn giàu estrogen, có thể hỗ trợ việc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
Thực phẩm giàu vitamin C: Các loại trái cây và rau củ giàu vitamin C như cam, quýt, kiwi, cà chua, bông cải xanh, ớt chuông... được xem là sự lựa chọn tuyệt vời cho câu hỏi làm sao để ra kinh khi bị trễ. Vitamin C có khả năng làm tăng nồng độ estrogen, kích thích tử cung co bóp mạnh hơn, từ đó kích thích hành kinh xảy ra. Ngoai ra, vitamin C cũng có khả năng làm giảm progesterone, khiến thành tử cung không được củng cố và lớp nội mạc bong tróc, dẫn đến việc kinh nguyệt đến sớm hơn.
Các chị em có kinh nguyệt thưa nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ khám bệnh, xác định nguyên nhân, và đưa ra phương án điều trị hợp lý.
4.2 Một số loại nước uống giúp giải quyết nỗi lo làm sao để có kinh khi bị trễ
- Nước lọc: Nước chiếm hơn 70% cơ thể người. Việc cung cấp đủ nước giúp các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả hệ thần kinh-nội tiết, hoạt động trơn tru hơn. Đồng thời, quá trình chuyển hóa dinh dưỡng và đào thải độc tố cũng diễn ra hiệu quả. Đặc biệt, ở nữ giới, uống đủ nước còn góp phần điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, hạn chế tình trạng trễ kinh, giúp chị em giải quyết nỗi lo làm sao để ra kinh khi bị trễ.
- Nước gừng: Gừng, với các hợp chất hoạt tính sinh học, có khả năng tăng nhiệt độ cơ thể và kích thích kinh nguyệt. Không chỉ vậy, gừng còn mang đến hiệu quả giảm đau bụng và chống co thắt hiệu quả trong những ngày đèn đỏ. Bên cạnh đó, gingerol có trong gừng giúp giảm viêm, hỗ trợ sức khỏe phụ nữ. Để tận dụng tối đa lợi ích của gừng, chị em có thể nghiền gừng lấy nước, pha cùng mật ong hoặc pha trà gừng uống hàng ngày.
- Nước ép cần tây: Cần tây là một lựa chọn thực phẩm tuyệt vời trong danh sách làm sao để có kinh khi bị trễ nhờ hàm lượng dinh dưỡng dồi dào. Với vitamin C, vitamin K, folate và kali, cần tây không chỉ giúp giảm đầy hơi mà còn cung cấp các chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, các hợp chất như apigenin và coumarin trong cần tây có tác dụng giảm đau bụng kinh, chống viêm và điều hòa kinh nguyệt. Các chuyên gia khuyên nên uống nước ép cần tây trước bữa sáng 30 phút để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Nước ép dứa: Trong số các loại nước ép, dứa được xem là lựa chọn tối ưu cho những ngày đèn đỏ. Enzyme bromelain trong dứa có tác dụng hỗ trợ bong tróc lớp niêm mạc tử cung, giúp chu kỳ kinh nguyệt diễn ra đều đặn hơn. Thêm vào đó, dứa còn góp phần tăng cường sản sinh tế bào hồng cầu và bạch cầu, từ đó cải thiện lưu thông máu.
- Nước ép lựu: Với màu sắc hấp dẫn, hương vị thơm ngon tự nhiên và hàm lượng dồi dào chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin, khoáng chất cùng flavonoid, nước ép lựu là một loại thức uống bổ dưỡng. Đặc biệt, lượng phytoestrogen phong phú trong lựu giúp cân bằng nội tiết tố nữ, từ đó cải thiện tình trạng đau bụng kinh và kinh nguyệt không đều. Nhờ khả năng kích thích sản xuất estrogen, nước ép lựu trở thành lựa chọn của nhiều chị em để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, là đáp án của câu hỏi làm sao để ra kinh khi bị trễ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.