Bài viết được viết bởi ThS. Trần Ngọc Ly - Kỹ thuật viên Tâm lý - Đơn nguyên Phòng khám Y học tái tạo và tâm lý giáo dục
Bản thân các trẻ tự kỷ đã gặp khó khăn trong việc hòa nhập và thích ứng với mọi người xung quanh và các môi trường lạ. Khi trẻ tự kỷ kèm rối loạn xử lý giác quan còn cảm thấy khó chịu, cảm thấy không được an toàn, từ đó không có nhu cầu để ý đến người khác, mà phải “tự an ủi” cái phần đang bị “ốm” trong bản thân mình trước. Vì vậy, cần có những bài tập để hỗ trợ trẻ, nhằm bù đắp phần thiếu trong các giác quan của trẻ.
Theo một số chuyên gia về rối loạn xử lý giác quan, khi hướng dẫn kỹ năng, khi dạy trẻ hiểu các quy tắc “có, không, đúng, sai” chỉ tác động được vào vùng não trước, vào vùng nhận thức của trẻ. Những cách thức can thiệp như vậy đúng nhưng chưa đủ. Do rối loạn xử lý giác quan là một trong những nguyên nhân gây ra khó chịu, để trẻ luôn phải đi tìm kiếm hoặc né tránh các kích thích từ môi trường bên ngoài, nên các bài tập về xử lý giác quan sẽ góp phần tác động vào vùng vô thức, vùng não sau – nơi chi phối những hành vi mà con người không tự kiểm soát được.
Sách bài tập “Điều hòa cảm giác” của tác giả Micheal C. Abraham liệt kê rất nhiều các bài tập dành cho trẻ tự kỷ. Các bậc phụ huynh có thể tìm hiểu thêm một số bài tập đơn giản ở phía dưới và truy cập vào link tài liệu bên dưới để tìm hiểu thêm.
Loại rối loạn | Một số bài tập có thể áp dụng | Cách thức thực hiện |
Rối loạn xử lý xúc giác | - Vuốt dọc cánh tay | - Người lớn dùng cả bàn tay của mình, vuốt dọc phía ngoài từ bả vai trẻ xuống đến mu bàn tay và các ngón tay, sau đó vuốt mặt trong cánh tay từ lòng bàn tay lên đến bắp tay (tránh vùng nách là vùng nhạy cảm) |
- Vuốt dọc lưng và bàn chân |
- Người lớn dùng cả bàn tay vuốt dọc lưng theo chiều từ bả vai xuống đến thắt lưng (tránh chạm vùng mông là vùng nhạy cảm) và vuốt ngược lại. Có thể tiến hành theo đường thẳng, hoặc hình vuông trên toàn bộ lưng - Vuốt từ vùng đùi qua đầu gối, xuống đến mu bàn chân rồi các ngón tay và tiến hành ngược lại (thực hiện ở cả 2 chân) |
|
- Vuốt ngón tay và khớp tay | - Người lớn dùng 3 ngón tay (cái – trỏ - giữa) cầm đầu ngón tay của trẻ, day lắc nhẹ, sau đó dùng cả 5 ngón tay ôm lấy ngón tay của trẻ, vuốt từ trong ra ngoài (bắt đầu từ ngón út) | |
Rối loạn xử lý thính giác |
- Vỗ xung quanh tai - Gõ sụn tai - Kéo vành tai |
- Dùng 2 ngón tay (ngón cái và ngón trỏ) kéo nhẹ tai trẻ từ trên xuống dưới. - Dùng cả bàn tay ôm trọn tai trẻ (sát da đầu) và bóp nhẹ khoảng 3 – 5 lần |
Rối loạn xử lý thị giác | - Tập di chuyển mắt theo sự di chuyển của quả bóng theo các chiều trái phải/trên dưới/trước sau |
- Với trẻ bé, chưa điều khiển được đầu, người lớn có thể đặt trẻ nằm, giữ đầu trẻ và di chuyển bóng trước mặt để trẻ nhìn theo. Lưu ý cần hỗ trợ trẻ, chỉ đảo mắt theo bóng, không quay cả đầu. - Với trẻ lớn hoặc kiểm soát được đầu tốt hơn, thì có thể cho trẻ ngồi trên ghế, còn người lớn ngồi đối diện, cầm quả bóng di chuyển theo các hướng (phải – trái, xa – gần, trên – dưới) để luyện mắt cho trẻ. |
Rối loạn xử lý tiền đình |
- Tập ngồi trên ván thăng bằng, xích đu làm từ lốp xe - Thực hiện các bài tập ngồi/đứng/xoay theo các bài tập thể dục |
Với các bài tập liên quan đến tiền đình, có thể hướng dẫn trẻ làm theo các động tác thể dục như: giơ tay lên, giơ xuống, quay trái, quay phải, cúi người, uốn người... bắt đầu từ những động tác dễ để trẻ làm theo. - Chống tay và đầu gối lên sàn, yêu cầu trẻ thăng bằng trên 2 chân và 1 tay, 1 tay và 2 chân, sau đó là 1 chân và 1 tay |
Rối loạn cảm nhận cơ thể |
- Kéo dãn tay chân - Ôm siết - Tập một số động tác yoga |
- Người lớn ngồi từ phía sau, ôm lấy người trẻ, đan 2 tay vào nhau, ôm người trẻ, ghì sát 2 cánh tay vào người trẻ, từ từ siết chặt và thả lỏng xen kẽ nhau (lưu ý: sử dụng phần bắp tay để siết chặt hoặc nới lỏng ra) - Cho trẻ nằm ngửa, và uốn cong người lên, tay để đằng sau; cho trẻ nằm sấp, nâng người, chân, tay lên khỏi sàn. |
Lưu ý khi thực hiện các bài tập để xử lý rối loạn giác quan cho trẻ:
- Cường độ của bài tập phụ thuộc vào khả năng của trẻ, với những trẻ có ngưỡng cảm giác cao (trơ) thì chúng ta có thể thực hiện các bài tập nhanh/mạnh ngay từ đầu, còn với những trẻ có ngưỡng cảm giác thấp (luôn sợ và né tránh) thì nên bắt đầu từ cường độ nhẹ nhất để trẻ được làm quen dần (ví dụ: từng động tác 1 và giữ khoảng 5 – 10 giây, sau đó tăng dần)
- Với những trẻ gặp khó khăn khi thực hiện, có thể cần đến 2 người lớn để hỗ trợ trẻ, một người sẽ giữ trẻ, người còn lại thực hiện làm mẫu để trẻ làm theo
- Những bài tập liên quan đến rối loạn tiền đình, rối loạn thị giác và thính giác không nên thực hiện gần giờ đi ngủ, vì đều là những bài tập gây hưng phấn và tỉnh táo.
- Phụ huynh có thể truy cập vào link này để tìm thêm thông tin
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.