Trầm cảm có thể là hậu quả của chứng ăn uống vô độ kéo dài, không kiểm soát được. Nó có thể xuất phát từ định kiến xã hội đối với người thừa cân, hoặc từ chính cảm giác tự ti của người mắc chứng bệnh này.
1. Tổng quan về rối loạn ăn uống vô độ
Hầu hết mọi người đều đã từng ăn quá nhiều, đặc biệt là trong một dịp đặc biệt hoặc ngày lễ, nhưng rối loạn ăn uống vô độ thì khác.
Đó là cảm giác không thể ngừng ăn, ngay cả khi đã no. Bạn có thể ăn nhiều, nhanh chóng, ngay cả khi không đói và thấy xấu hổ vì điều này. Không giống chứng cuồng ăn, bạn không cố gắng khiến bản thân nôn nao hoặc muốn tập thể dục để sửa lỗi ăn nhiều.
Cảm giác mất kiểm soát đó có thể vượt qua được bằng cách điều trị. Bạn nên nhờ tư vấn của các chuyên gia tâm lý trị liệu các chứng rối loạn ăn uống. Đối với một số người, dùng thuốc có thể có tác dụng.
Việc hỗ trợ tinh thần từ gia đình và bạn bè cũng rất hữu ích. Sự ủng hộ của họ giúp bạn dễ dàng thay đổi cách nghĩ về thực phẩm hơn.
2. Ăn uống vô độ và trầm cảm có mối liên hệ gì?
Ăn uống vô độ có thể khiến tăng cân quá mức, ảnh hưởng xấu đến ngoại hình. Những đàm tiếu của xã hội có thể khiến bạn tự ti về ngoại hình.
Chứng ăn uống vô độ cũng được hình thành từ những suy nghĩ và hành động mang tính chất tiêu cực khó kiểm soát. Người bệnh cảm giác bất lực sau các nỗ lực cải thiện.
Tình trạng rối loạn ăn uống không được cải thiện, cùng những áp lực từ chính bản thân và bên ngoài khiến người mắc chứng rối loạn ăn uống này rơi vào tình trạng trầm cảm nếu không được điều trị kịp thời.
Các số liệu thống kê ở Mỹ cho thấy, có khoảng một nửa số người ăn uống vô độ bị rối loạn tâm trạng như trầm cảm.
3. Điều trị trầm cảm do ăn uống vô độ
3.1. Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT)
Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) là một trong những cách hiệu quả nhất giúp điều trị chứng trầm cảm và chứng rối loạn ăn uống vô độ. Đối với chứng trầm cảm nhẹ đến trung bình, CBT có thể có tác dụng tốt như thuốc.
CBT dạy bạn phát hiện những suy nghĩ và thói quen tiêu cực và thay đổi chúng thành những thói quen lành mạnh hơn. Ví dụ, mỗi khi bạn lái xe đến một nhà hàng thức ăn nhanh nào đó, bạn có thể nghĩ, 'Tôi phải mua bánh mì kẹp pho mát, khoai tây chiên và một lon Coke. CBT sẽ giúp bạn tránh được những ham muốn này bằng việc điều hướng bạn tránh đi qua con đường đó hoặc không ăn những thực phẩm đó.
3.2. Thuốc điều trị
Đơn thuốc có thể được kê để điều trị chứng rối loạn ăn uống vô độ và trầm cảm. Một số loại thuốc được sử dụng là:
- Thuốc chống trầm cảm: Những loại thuốc này nhắm vào một số hóa chất trong não giúp cải thiện tâm trạng của bạn.
- Chất kích thích: Những loại thuốc này tăng cường năng lượng và sự tập trung, có thể giúp giảm bớt các triệu chứng trầm cảm. Lisdexamfetamine dimesylate (Vyvanse) là một chất kích thích được phê duyệt để điều trị chứng rối loạn ăn uống vô độ. Các nghiên cứu cho thấy nó giúp kiểm soát hành vi dẫn đến ăn uống vô độ.
Chứng rối loạn ăn uống và trầm cảm có mối liên hệ rất chặt chẽ. Bởi ăn uống vô độ có có thể khiến người bệnh tăng cân, ảnh hưởng đến ngoại hình cũng như tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý và sức khỏe khác. Vì thế, khi có biểu hiện rối loạn ăn uống vô độ và bệnh trầm cảm, người bệnh nên đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị, tránh để những ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh tật, từ đó có kế hoạch điều trị đạt kết quả tối ưu. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các gói Khám sức khỏe tổng quát phù hợp với từng độ tuổi, giới tính và nhu cầu riêng của quý khách hàng với chính sách giá hợp lý.
Kết quả khám của người bệnh sẽ được trả về tận nhà. Sau khi nhận được kết quả khám sức khỏe tổng quát, nếu phát hiện các bệnh lý cần khám và điều trị chuyên sâu, Quý khách có thể sử dụng dịch vụ từ các chuyên khoa khác ngay tại Bệnh viện với chất lượng điều trị và dịch vụ khách hàng vượt trội.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: webmd.com