Nếu bạn bị huyết áp cao, bạn nên thận trọng hơn để bảo vệ bản thân trong đợt bùng phát coronavirus (COVID-19). Nghiên cứu ban đầu cho thấy những người có những người huyết áp cao có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn, có triệu chứng trầm trọng hơn và tử vong do nhiễm trùng.
1.Covid-19 ở những người huyết áp cao như thế nào?
Dữ liệu từ Trung Quốc và Ý - hai quốc gia đang chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 cho thấy nguy cơ bị nhiễm coronavirus cao hơn ở những người bị huyết áp cao và tỷ lệ biến chứng cũng cao hơn.
Tại Trung Quốc, 25% đến 50% số nhập viện vì coronavirus có huyết áp cao hoặc một số các bệnh nền khác như ung thư, tiểu đường hoặc bệnh phổi. Ở Ý, hơn 99% số người đã chết do SARS-CoV 2 mắc một trong số những bệnh nền nêu trên - và 76% trong số họ bị huyết áp cao.
Những người bị huyết áp cao cũng có nhiều khả năng tử vong do coronavirus. Nguy cơ của họ cao hơn khoảng 6% so với dân số nói chung.
2.Mối liên quan ở đây là gì?
Một hệ thống miễn dịch yếu hơn là lý do khiến những người mắc huyết áp cao và các vấn đề sức khỏe khác có nguy cơ mắc coronavirus cao hơn. Một bệnh mãn tính và quá trình lão hóa làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn, khiến cho khả năng chiến đấu chống lại virus bị yếu đi. Hiện tại, gần hai phần ba số dân số thế giới là người trên 60 tuổi và bị huyết áp cao.
Một lý do khác khiến cho những người này có nguy cơ cao hơn những người khác là do do một số loại thuốc họ đang dùng để điều trị tình trạng cao huyết áp - thuốc ức chế men chuyển và thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARBs). Tuy nhiên, đây chỉ là lý thuyết, vì chưa có nghiên cứu nào về tác động của những loại thuốc này trên bệnh nhân mắc COVID-19.
Lý thuyết này dựa trên thực tế là các chất ức chế men chuyển và ARB làm tăng mức độ của một loại enzyme gọi là ACE2 trong cơ thể bạn. Và để tấn công các tế bào, virus phải tự gắn vào ACE2.
Cho đến khi có những nghiên cứu cụ thể được đưa ra, Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ đưa ra lời khuyên những người mắc huyết áp cao nên tiếp tục dùng thuốc điều trị huyết áp theo phác đồ. Nếu bạn không tiếp tục sử dụng các loại thuốc này, điều đó nghĩa là nguy cơ bạn bị đau tim hoặc đột quỵ khiến cho bạn phải nhập viện cũng giống như nguy cơ bạn mắc COVID 19.
3.Làm thế nào coronavirus ảnh hưởng đến những người bị huyết áp cao?
Mặc dù viêm phổi là biến chứng phổ biến nhất của virus SARS- Cov 2, virus này cũng có thể tấn công và làm suy yếu hệ thống tim mạch. Đó là lý do tại sao những người bị huyết áp cao, bệnh tim và suy tim có nguy cơ cao hơn người bình thường và thường bị nặng .
Huyết áp cao làm tổn thương các động mạch và làm giảm lưu lượng máu đến tim. Điều đó có nghĩa là trái tim của bạn phải làm việc nhiều hơn để bơm đủ máu. Theo thời gian, công việc này có thể làm tăng áp lực lên tim, cuối cùng là tim không thể thực hiện được chức năng bơm được máu giàu oxy cung cấp cho cơ thể.
Coronavirus cũng có thể trực tiếp tấn công tim, điều này có thể đặc biệt nguy hiểm nếu tim bạn đã bị suy yếu do ảnh hưởng của huyết áp cao. Virus có thể gây viêm cơ tim khiến tim khó bơm máu hơn.
Nếu bạn có những mảng xơ vữa động mạch, virus có thể khiến những mảng xơ vữa đó dễ bị vỡ ra và gây ra cơn đau tim. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng những người mắc bệnh tim nếu mắc thêm các bệnh hô hấp như cúm hoặc các loại coronavirus trước đó thì họ có nguy cơ bị đau tim cao hơn.
4. Bạn nên làm gì để bảo vệ mình?
Tất cả mọi người cần có biện pháp phòng ngừa coronavirus. Những người bị huyết áp cao và những tình trạng sức khỏe khác cần phải cẩn trọng hơn.
CDC đã đưa ra những lời khuyên sau:
- Hãy chắc chắn rằng bạn luôn có thuốc trong tay để điều trị huyết áp cao và các tình trạng sức khỏe khác.
- Dự trữ các loại thuốc không kê đơn để điều trị sốt và các triệu chứng khác nếu bạn bị bệnh.
- Ở nhà và hạn chế tiếp xúc nhiều nhất có thể.
- Tránh đám đông và bất cứ ai trông có vẻ như ốm.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm.
- Làm sạch và khử trùng tất cả các bề mặt mà bạn thường xuyên chạm vào như mặt bàn và tay nắm cửa.
Mặc dù vắc-xin coronavirus chưa có, nhưng các chuyên gia từ trường Đại học Tim mạch Hoa Kỳ khuyên bạn nên tiêm thêm các loại vắc-xin khác. Vắc-xin phế cầu khuẩn sẽ ngăn ngừa tình trạng viêm phổi trở nên tồi tệ khi bạn mắc coronavirus. Bạn cũng nên tiêm phòng vắc-xin cúm. Các triệu chứng của cúm rất dễ nhầm lẫn với coronavirus, điều này có thể khiến các bác sĩ khó chẩn đoán bạn hơn nếu bạn bị bệnh.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.