Mối liên hệ giữa bệnh Crohn và tim mạch là gì?

Tìm hiểu mối liên hệ giữa bệnh Crohn và tim mạch không chỉ là một phần quan trọng trong việc hiểu rõ về bệnh lý mà còn là chìa khóa để mở ra những cách tiếp cận mới trong điều trị. Bệnh Crohn thường được biết đến với các triệu chứng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, giờ đây cũng đang được nghiên cứu về tác động của bệnh đối với tim mạch.

1. Bệnh crohn là gì?

Bệnh Crohn là một tình trạng viêm ruột mãn tính và là một dạng của bệnh lý tự miễn dịch. Khi mắc Crohn, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ nhận diện sai các mô của chính cơ thể là mối đe dọa và tấn công chúng, thường xảy ra ở ruột. Điều này dẫn đến tình trạng viêm nghiêm trọng.

Bệnh Crohn là một bệnh viêm ruột mãn tính, là một dạng của bệnh lý tự miễn dịch. Khi mắc phải bệnh Crohn, hệ thống miễn dịch trong cơ thể sẽ xác định các mô trong cơ thể (thường là tại hệ tiêu hóa) như mối đe dọa và bắt đầu tấn công chúng, gây ra tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng.


Bệnh Crohn là một bệnh liên quan đến đường ruột và là bệnh tự miễn dịch
Bệnh Crohn là một bệnh liên quan đến đường ruột và là bệnh tự miễn dịch

2. Mối liên hệ giữa bệnh crohn và tim mạch

2.1. Ảnh hưởng của bệnh crohn lên tim mạch

Tình trạng viêm do bệnh Crohn gây ra sẽ dẫn đến tổn thương niêm mạc mạch máu, gây ra các vấn đề về bệnh tim mạch.

  • Tình trạng viêm nhiễm lâu dài do bệnh Crohn gây ra khiến bệnh nhân dễ bị tắc động mạch - hay còn gọi là xơ vữa động mạch. Khi đó, các mảng bám chất béo tích tụ trong động mạch, gây ra nguy cơ cao xuất hiện cơn đau tim hoặc đột quỵ.
  • Đặc biệt, nguy cơ này sẽ cao hơn với những người mắc các bệnh tự miễn dịch khác như bệnh lupusviêm khớp dạng thấp.

2.2. Các chỉ số của bệnh crohn liên quan đến tim mạch

Người mắc bệnh Crohn có các chỉ số cao bất thường:

  • Tốc độ máu lắng
  • Protein phản ứng C độ nhạy cao (CRP)
  • Homocysteine

Cả ba chỉ số trên đều là các yếu tố tạo nên mối liên hệ giữa bệnh Crohn và tim mạch. Một số chất mà cơ thể bạn tạo ra cũng có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch. Khi mảng bám bị tắc hoặc vỡ ra trong động mạch hay cục máu đông vỡ ra trong tĩnh mạch có thể gây ra các vấn đề về phổi, đe dọa tính mạng.


Mối liên hệ giữa bệnh Crohn và tim mạch: Viêm nhiễm lâu dài do bệnh Crohn tăng nguy cơ đau tim
Mối liên hệ giữa bệnh Crohn và tim mạch: Viêm nhiễm lâu dài do bệnh Crohn tăng nguy cơ đau tim

2.3. Rủi ro bệnh Crohn đối với tim mạch

  • Những người mắc bệnh Crohn có thể bị xơ vữa động mạch ở độ tuổi trẻ hơn những người không mắc bệnh. Đặc biệt là ở phụ nữ trẻ và trưởng thành.
  • Nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ tăng cao trong các đợt bùng phát của bệnh. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, đã có nhiều bệnh nhân Crohn phải nhập viện vì suy tim trong những đột bùng phát của bệnh.

3. Một số cách kiểm soát tác động của bệnh Crohn

  • Corticosteroid thường được sử dụng để kiểm soát tình trạng viêm, nhưng chúng cũng có thể ảnh hưởng đến huyết áp và lượng đường trong máu.
  • Một số loại thuốc khác như mesalamine (Apriso, Asacol, Delzicol, Lialda, Pentasa) cũng được sử dụng, nhưng có thể gây viêm cơ tim trong một số trường hợp.
  • Điều quan trọng đối với bệnh nhân mắc bệnh Crohn là phải thảo luận với bác sĩ về nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và các biện pháp phòng ngừa. Điều này có thể bao gồm việc kiểm soát chặt chẽ các triệu chứng của bệnh Crohn, thực hiện các xét nghiệm hình ảnh để kiểm tra tình trạng mạch máu và tim cùng các bệnh lý đi kèm như tiểu đường, tăng mỡ máu cũng như sử dụng các loại thuốc phòng ngừa cho tim nếu cần. Một số nghiên cứu còn cho thấy rằng các loại thuốc điều trị bệnh tim như statin và thuốc ức chế ACE có thể hỗ trợ trong việc điều trị bệnh Crohn.

Một số loại thuốc giúp kiểm soát tác động của bệnh Crohn lên tim mạch
Một số loại thuốc giúp kiểm soát tác động của bệnh Crohn lên tim mạch

Mối liên hệ giữa bệnh Crohn và tim mạch cần được người bệnh đặc biệt chú ý, bởi những ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khoẻ. Hiểu rõ bệnh lý này giúp quá trình điều trị toàn diện hơn và quản lý hiệu quả các rủi ro tim mạch.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe