Miễn dịch cộng đồng và vai trò của vắc xin

Bạn có biết rằng khi bạn tiêm vắc-xin, bạn đã bảo vệ bản thân và người xung quanh. Khái niệm này được gọi là miễn dịch cộng đồng hay miễn dịch bầy đàn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết hơn về miễn dịch cộng đồng và vai trò của tiêm vắc-xin dưới góc độ cộng đồng.

1. Thế nào là miễn dịch cộng đồng?

Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC) định nghĩa miễn dịch cộng đồng (tên tiếng Anh là Community immunity) là tình trạng trong đó có một tỷ lệ nhất định người dân có miễn dịch với một số bệnh truyền nhiễm (thông qua tiêm chủng và/ hoặc đã mắc bệnh này trước đó) nhằm phòng tránh các bệnh lây từ người sang người.

Ngay cả những đối tượng không hoặc chưa được tiêm phòng như trẻ sơ sinh và những người mắc bệnh mãn tính thì cũng sẽ được bảo vệ do các bệnh này có khả năng lây lan trong cộng đồng.

2. Vai trò của miễn dịch cộng đồng và của vắc-xin?

Vắc-xin được thiết kế để bảo vệ những người được tiêm tránh mắc phải các bệnh truyền nhiễm do nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau gây ra, chẳng hạn như vi-rút và vi khuẩn. Tiêm vắc-xin ở diện rộng đã giúp con người thanh trừ hoàn toàn một loại virus gây ra bệnh đậu mùa, tuy nhiên nếu không tiếp tục tiêm vắc-xin này thì có khả năng trong tương lai, bệnh đậu mùa sẽ xuất hiện trở lại.

Một trong những lý do quan trọng giúp chương trình tiêm vắc-xin thành công đó là do miễn dịch cộng đồng hay còn gọi là miễn dịch bầy đàn. Càng nhiều người trong cộng đồng được tiêm vắc-xin thì càng ít người dễ nhiễm bệnh (những người chưa được tiêm chủng do trẻ còn quá nhỏ hoặc bị suy giảm miễn dịch).


Tiêm vắc xin cho trẻ nhỏ để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm
Tiêm vắc xin cho trẻ nhỏ để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm

Khi tỷ lệ người trong cộng đồng đã tiêm vắc-xin đủ cao thì chuỗi nhiễm trùng sẽ bị phá vỡ và khả lây lan các bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng sẽ bị chặn đứng. Ngược lại, khi tỷ lệ tiêm chủng giảm, dẫn tới có nhiều người dễ mắc bệnh hơn và ảnh hưởng của miễn dịch cộng đồng có thể bị phá vỡ hoặc suy giảm, dẫn đến gia tăng khả lây lan của bệnh và tạo ra các đợt bùng phát dịch. Sởi là một ví dụ điển hình về những gì có thể xảy ra khi miễn dịch cộng đồng bị phá vỡ.

Virus sởi là mầm bệnh truyền nhiễm lở lửng không khí nên rất dễ lây lan, gây ra các đốm đỏ và biến chứng của sở bao gồm tiêu chảy, giảm thính lực, co giật, phù não và viêm phổi ở khoảng 30% mắc sởi. Trước loại vắc-xin đầu tiên có hiệu quả cao được sử dụng vào những năm 1960 thì trẻ em hầu như ai cũng sẽ bị mắc bệnh sởi.

Năm 1971, một loại vắc-xin phối hợp được sử dụng nhằm chống lại ba bệnh gồm bệnh sởi, quai bị và rubella, được gọi là vắc-xin MMR. Sau khi tiêm, vắc-xin này đã giúp làm giảm tỷ lệ mắc ở cả ba bệnh. Khi tiêm đủ hai liều vắc-xin MMR phối hợp thì ước tính có hiệu quả từ 97% đến 99% trong việc ngăn ngừa nhiễm vi-rút sởi.

Tiêm vắc-xin cho trẻ sơ sinh và trẻ em chống lại bệnh sởi đã dẫn đến giảm 75% tỷ lệ mắc bệnh trên toàn thế giới từ năm 2000 đến 2013. Tuy nhiên, do việc tiêm vắc-xin vẫn chưa được thực hiện đầy đủ nên vi-rút sởi vẫn gây ra khoảng 145.700 ca tử vong/năm trên toàn thế giới.

Tại Hoa Kỳ, theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC), với tỷ lệ tiêm chủng cao, kết hợp với giám sát dịch bệnh tốt và kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt, dẫn đến bệnh sởi đã được loại bỏ hoàn toàn vào năm 2000.

Nhưng tại Mỹ lại một lần nữa điêu đứng giữa một đợt bùng phát bệnh sởi với 178 người mắc bệnh ở 17 tiểu bang. Những đợt bùng phát này xảy ra khi tỷ lệ tiêm chủng suy giảm và khả năng miễn dịch của cộng động bị suy giảm.

Các nhà khoa học có thể xác định tỷ lệ tiêm chủng phải đạt được bao nhiêu thì mới thiết lập được miễn dịch cộng đồng dựa trên mầm bệnh có thể di chuyển nhanh như thế nào và tác động của mầm bệnh đến người dân ra sao.

Do bệnh sởi rất dễ lây lan (một người nhiễm bệnh có thể lây truyền virus sởi trung bình cho từ 12 đến 18 người), nên ngưỡng bao phủ của vắc-xin để duy trì khả năng miễn dịch cộng đồng phải đạt khoảng 95%, có nghĩa là tối thiểu 95% người dân trong cộng đồng tiêm vắc-xin thì mới tạo ra được miễn dịch cộng đồng.

Đối với bệnh bại liệt, thì chỉ cần khoảng 80% đến 85% người trong cộng đồng cần được tiêm phòng để duy trì khả năng miễn dịch cộng đồng. Tỷ lệ tiêm chủng sởi ở Mỹ là 92% và tỷ lệ này giảm do nhiều yếu tố khác nhau như phong trào chống vắc-xin ngày càng tăng nên dẫn tới không còn đủ cao để đạt được miễn dịch cộng đồng.


Tăng cường tiêm chủng để thiết lập miễn dịch cộng đồng
Tăng cường tiêm chủng để thiết lập miễn dịch cộng đồng

Tình hình ở Tây Phi thậm chí còn tồi tệ hơn. Cuộc khủng hoảng Ebola đang diễn ra ở Guinea, Liberia và Sierra Leone đã khiến cho việc tiêm chủng cho trẻ em ở các quốc gia này ước tính giảm 25% trong giai đoạn 2013-2014.

Các chuyên gia y tế công cộng ước tính rằng, sự gián đoạn trong các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã khiến 1,1 triệu trẻ không được tiêm chủng 18 tháng qua, dẫn tới làm tăng đáng kể số lượng người dễ mắc bệnh sởi.

Các chuyên gia ước tính rằng điều này có thể dẫn đến sự bùng phát của hơn 200.000 ca mắc bệnh, con số này gấp đôi so với trước khi tiêm chủng và có tới 16.000 ca tử vong.

3. Tại sao nên tiêm vắc-xin tại Vinmec?

Quý khách hàng lựa chọn tiêm vắc-xin tại Vinmec sẽ hoàn toàn yên tâm về chất lượng vắc-xin cũng như quy trình thực hiện, bởi:

  • Quý Khách được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc trước tiêm, tư vấn về vắc-xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm.
  • 100% khách hàng tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng.
  • Bạn sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.

Để biết thêm thông tin chi tiết về các loại vắc-xin tại Vinmec, bạn vui lòng liên hệ đến Hotline Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: cdc.gov, vaxreport.org

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe