Melanov-m là thuốc gì?

Thuốc Melanov-m thuộc nhóm thuốc hormon nội tiết tố có chứa 80mg gliclazide và 500mg metformin hydrochloride. Vậy thuốc Melanov-m có tác dụng gì?

1. Melanov-m là thuốc gì? Tác dụng của thuốc Melanov-m

Thuốc Melanov-m có tác dụng trong điều trị đái tháo đường không phụ thuộc insulin và đái tháo đường trên nền bệnh nhân có béo phì hoặc không ở người lớn. Liều dùng duy nhất khi uống 40-120mg gây ra cmax từ 2,2-8mg/lít trong vòng 2-8 giờ. Nồng độ thuốc không ổn định đạt được sau 2 ngày sử dụng 40-120mg. Uống thuốc Melanov-m cùng với thức ăn sẽ làm giảm cmax và chậm tmax. Thể tích phân bổ thuốc thấp do gắn protein huyết thanh cao từ 85-97%. Thời gian bán huỷ của Melanov-m 80mg thay đổi từ 8,1-20,5 giờ sau liều duy nhất. Melanov-m chuyển hoá chủ yếu thành 7 chất chuyển hoá và thải trừ chính qua nước tiểu và hầu hết các chất chuyển hoá là dẫn chất của acid carboxylic, có tới 60-70% liều dùng được thải trừ qua nước tiểu và 10-20% được thải trừ qua phân.

Metformin có sinh khả dụng khi uống 50-60%, sự hấp thu ở đường dạ dày và ruột hoàn toàn sau 6 giờ và nhanh chóng phân bổ trong cơ thể sau khi hấp thu. Metformin được thải trừ tại thận qua hai pha đó là 95% metformin hấp thu được thải trừ ở pha đầu có thời gian bán huỷ là 6 giờ và 5% còn lại thải trừ chậm ở pha cuối với thời gian bán hủy là 20 giờ. Trong đó, metformin không gắn protein huyết tương và 40-60% liều dùng được phát hiện dưới dạng không biến đổi trong nước tiểu và 30% được phát hiện dưới dạng không biến đổi trong phân. Ngoài ra, gliclazide là một sulfamide hạ đường huyết, thuốc uống điều trị đái tháo đường. Phân tử gliclazide có dị vòng có chứa nito giúp cho thuốc có những đặc điểm khác với sulfonylurea khác. Gliclazide làm giảm đường huyết bằng cách kích thích sự tiết insulin từ những tế bào beta của đảo langerhans. Đối với bệnh nhân đái tháo đường type 2, gliclazide phục hồi đỉnh sớm tiết insulin khi có hiện diện của glucose và làm tăng tiết insulin ở pha thứ nhì, giúp tăng đáng kể đáp ứng tiết insulin được quan sát sau một bữa ăn hay khi uống đường.

Ngoài ra, một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt, nhưng một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc Melanov-m 80mg. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

2. Cách sử dụng thuốc Melanov-m

Thuốc Melanov-m được bào chế dưới dạng viên nén. Liều lượng sử dụng thuốc sẽ dựa trên tình trạng bệnh và độ tuổi của người bệnh. Thông thường uống từ 1-2 viên/lần, ngày uống 1-2 lần mỗi ngày trong bữa ăn với liều tối đa là 4 viên mỗi ngày. Để sử dụng thuốc an toàn hãy uống thuốc Melanov-m theo đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, không sử dụng quá liều, nhỏ hơn hoặc lâu hơn so với chỉ định.

3. Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Melanov-m

Thuốc Melanov-m có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong và thường gặp có thể kể đến như:

  • Buồn nôn, nôn
  • Ỉa chảy
  • Đau dạ dày
  • Táo bón
  • Vị kim loại trong miệng
  • Phát ban
  • Ngứa
  • Mày đay
  • Ban đỏ
  • Bừng đỏ
  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Giảm hấp thụ vitamin B12 và acid folic đã xảy ra khi sử dụng metformin kéo dài

4. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Melanov-m

Một số lưu ý khi sử dụng Melanov-m bao gồm:

  • Thông báo tiền sử dị ứng với Melanov-m 80mg phản ứng quá mẫn với bất kỳ dị ứng nào khác. Melanov-m có thể chứa các thành phần của thuốc không hoạt động và có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác.
  • Thông báo các loại thuốc bạn đang sử dụng bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng, các loại thực phẩm, thuốc nhuộm hay chất bảo quản.
  • Chống chỉ định dùng Melanov-m với người bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin, suy thận hoặc suy gan, đái tháo đường không phụ thuộc insulin có biến chứng nghiêm trọng do nhiễm ceton hoặc acid, hôn mê hoặc tiền hôn mê, nghiện rượu, bệnh nhân vừa trải qua cuộc phẫu thuật, nhiễm khuẩn hoặc chấn thương, bệnh mạch vành suy tim, bệnh mạch ngoại vi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, phụ nữ có thai.
  • Điều chỉnh liều dựa theo nồng độ glucose trong máu và trong nước tiểu trong vài tháng đầu. Tuy nhiên, có một vài báo cáo về sự nhiễm acid lactic ở bệnh nhân có bệnh gan hoặc thận.
  • Sử dụng thuốc Melanov-m 80mg ở bệnh nhi: Độ an toàn và hiệu lực ở trẻ em chưa được công bố.
  • Hạ đường huyết có thể xảy ra nếu bệnh nhân giảm chế độ ăn, sau khi quá liều do vô tình hay cố ý hoặc sau khi luyện tập nặng, chấn thương và stress. Triệu chứng hạ đường huyết có thể điều trị bằng cách kê đơn theo kế hoạch bữa ăn của người bệnh. Cần ngừng thuốc ngay khi có những dấu hiệu và triệu chứng hạ đường huyết xảy ra.

Nếu bạn quên uống một liều thuốc Melanov-m, hãy bổ sung lại trong thời gian càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu thời điểm bạn nhớ ra gần với thời điểm của liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục uống hoặc tiêm thuốc như lịch trình ban đầu. Không được sử dụng với lượng thuốc nhiều hơn so với phác đồ điều trị. Sử dụng thuốc quá liều Melanov-m hoặc nuốt phải có thể gây ra những triệu chứng nghiêm trọng như buồn nôn, nôn, đau bụng, khó thở, ngất đi,...

5. Tương tác thuốc

Một số loại thuốc có thể gây tương tác với Melanov-m bao gồm:

  • Các thuốc lợi tiểu, barbiturate, phenytoin, rifampicin, các corticosteroid, estrogen, estroprogestogen và progestogen tinh khiết có thể làm giảm mức kiểm soát đường huyết.
  • Tác dụng hạ đường huyết có thể tăng cường bởi các salicylate, phenylbutazone, các sulphonamide, các chất chẹn beta, acid clofibric, chất đối kháng vitamin K, allopurinol, theophylline, cafein và các chất ức chế MAO.
  • Dùng đồng thời miconazole, perhexiline hay cimetidin với gliclazide có thể gây hạ đường huyết. Không nên dùng gliclazide với các thuốc có thể làm tăng nồng độ glucose trong máu mà không giám sát chặt chẽ nồng độ glucose trong máu để tránh sự tăng đường huyết.
  • Acarbose và gôm guar đã cho thấy làm giảm đáng kể sinh khả dụng đường uống của metformin.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe