Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Ngọc Toán - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ có nhiều kinh nghiệm trong điều trị Hồi sức – Cấp cứu.
Tổn thương ở mạch máu lớn có thể do tai nạn giao thông, tai nạn trong sinh hoạt song cũng có khi do tiến hành các thủ thuật trong y khoa. Nếu không xử trí kịp thời bệnh nhân có thể tử vong do mất máu cấp tính.
1. Tổng quan
Biến chứng tại vị trí chọc mạch máu được định nghĩa là sự hiện diện của một khối máu tụ ở vị trí chọc dò thủ thuật ( tổ chức quanh mạch máu) kèm hoặc không kèm giả phình mạch, trước khi xuất viện và được xếp vào 1 trong 4 loại:
- Nhẹ: không cần điều trị
- Trung bình nhưng cần truyền máu
- Trung bình nhưng cần tiêm Thrombin
- Nặng: cần điều trị phẫu thuật
Có nhiều tình huống dẫn đến các biến chứng này, tùy theo tính chất cần thiết của thủ thuật – phẫu thuật (cấp cứu, tối cấp cứu, trì hoãn..). Tuy nhiên, phổ biến nhất là tình huống liên quan đến các can thiệp tim mạch (hình dưới)
Các yếu tố nguy cơ biến chứng vị trí đường vào động mạch:
- Thuốc chống ngưng kết tiểu cầu, thuốc chống đông, thuốc tiêu sợi huyết.
- Nữ giới
- Người già, thể trạng béo phì
- Động mạch ngoại biên vôi hóa, xoắn vặn...
- Thủ thuật: đường kính sheath lớn.
2. Các biến chứng thường gặp
- Chảy máu: Tụ máu quanh vị trí chọc mạch, tụ máu vào các khoang: sau phúc mạc, khoang đùi, khoang cơ cẳng tay
- Giả phình động mạch
- Thông động tĩnh mạch
- Huyết khối tắc mạch
- Nhiễm trùng .
3. Triệu chứng và xử trí
3.1. Tụ máu ngoại vi
Sưng đau vị trí chọc mạch
Ép trên vị trí máu tụ 1 – 2 cm và theo dõi lâm sàng. Dấu hiệu nặng: Kích thước > 4 cm , không kiểm soát được chảy máu, nhịp nhanh huyết áp tụt 🡪
Điều trị hồi sức tích cực.
3.2. Tụ máu sau phúc mạc
- Máu chảy vào trong khoang sau phúc mạc
- Thường do vị trí chọc cao máu chảy từ phía sau của động mạch chậu thấm dần vào khoang sau phúc mạc
- Tỷ lệ gặp: 0,1-0,2%
Lâm sàng:
- Dấu hiệu mất máu: tái nhợt, lạnh
- Đau bụng, đau lưng vùng thấp
- Rối loạn nhịp tim, huyết áp tụt, ít đáp ứng với bù dịch.
- Dấu Cullen và Grey Turner
- Hb giảm...
Chẩn đoán: Siêu âm bụng, CT ổ bụng có thuốc cản quang có thể giúp phát hiện khối máu tụ và vị trí thoát thuốc
Xử trí:
- Ép vị trí trên 1- 2 cm
- Truyền dich, truyền máu, trung hòa chất chống đông.
- Bệnh nhân huyết động ổn định, không có dấu hiện mất máu thêm, điều trị bảo tồn.
- Can thiệp: Huyết động không ổn định, truyền máu > 4 đơn vị trong 24 giờ Coil bít vị trí chảy máu, Cover Stent
- Phẫu thuật : Khi các phương pháp khác thất bại, khối máu tụ gây chèn ép các tạng trong ổ bụng
3.3. Gỉa phình động mạch:
Tổn thương cả 3 lớp mạch làm máu từ lòng mạch thông với một túi máu ngoài lòng mạch
Tỷ lệ gặp: 0,005-2%
Lâm sàng:
- Sưng đau vị trí chọc mạch
- Khám thấy khối đập theo nhịp tim
Xử trí:
- Ép vị trí trên 1- 2 cm khoảng >10 phút( trung bình 30 phút): thành công 75-98 %
- Tiêm thuốc đông máu vào vị trí khối giả phình.
- Coil, Cover Stent
- Phẫu thuật :Các phương pháp khác thất bại, khi giả phình nhiễm trùng, khối lớn nhanh, hoại tử da
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.