Chấn thương sọ não đang là mối đe dọa đối với xã hội khi mà những vụ tai nạn giao thông, tai nạn lao động đang gia tăng ở nước ta. Nguyên nhân chính gây chấn thương sọ não là tai nạn giao thông, rồi đến té ngã, tai nạn lao động, tai nạn bất cẩn hay thể thao.
1. Tình hình chấn thương sọ não ở nước ta
Chấn thương sọ não là một nguy cơ đe dọa đến sinh mạng người bệnh. Ở Anh mỗi năm cứ 100.000 dân có 300 trường hợp phải nhập viện do chấn thương sọ não, trong số này có 9 trường hợp tử vong.
Một con số tử vong gần như là tất yếu, một số khác đôi khi có thể phòng ngừa được. Việt Nam được Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) coi như là một quốc gia đứng đầu thế giới về tai nạn giao thông vào năm.
Nhiều quốc gia trên thế giới đưa ra các biện pháp như kiểm soát nồng độ cồn trong máu, mang đai thắt lưng khi ngồi xe hơi, đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe gắn máy để ngăn ngừa chấn thương sọ não gây ra do tai nạn giao thông.
Ở Việt Nam đang cố gắng áp dụng các biện pháp phòng ngừa trên nhưng hiệu quả vẫn chưa cao. Điều quan trọng là ý thức chấp hành luật lệ giao thông và thực thi luật pháp ở nước ta còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc kéo giảm tai nạn giao thông hiện nay còn gặp nhiều khó khăn.
2. Có mấy loại chấn thương sọ não?
Dựa vào tổn thức thương, người ta chia chấn thương sọ não làm 3 loại:
- Chấn động não là tình trạng não bộ bị rung lắc, xê dịch quá mạnh do va đập dẫn đến những tổn thương. Thường ảnh hưởng đến tuần hoàn và dịch ngoại bào giữa các khoang tế bào thần kinh. Đây là thể bệnh nhẹ nhất.
- Đụng dập não là tình trạng tế bào não bị dập một phần. Các vùng này có tổ chức não bị phù nề, nhiều tế bào thần kinh rơi vào tình trạng nửa sống nửa chết. Thể bệnh này nặng hơn.
- Máu tụ nội sọ là thể bệnh nặng nhất. Bạn có thể nghe thấy bác sĩ nói chảy máu ngoài màng cứng, dưới màng cứng, trong não, trong não thất... thì tất cả đó đều ám chỉ tình trạng máu tụ nội sọ. Máu tụ nội sọ là thể bệnh nặng nhất, có thể gây tử vong ngay tức thì nếu ổ chảy máu quá nhiều và quá lớn.
3. Những lưu ý khi sơ cứu chấn thương sọ não
Một trong những điều quan trọng khi sơ cứu chấn thương sọ não chính là quan sát các triệu chứng của bệnh bao gồm: tình trạng chảy máu (ổ vết thương hoặc chấn thương), tình trạng thức tỉnh hay không tỉnh, có đau đầu không, có nôn hay không? Nếu như người bệnh không có các triệu chứng nặng ở trên thì có thể tạm thời chưa có bệnh nặng. Việc chụp CT không thực sự cần thiết. Và việc cần ưu tiên là cho theo dõi nạn nhân.
Nhưng việc chụp CT phải được tiến hành ngay nếu bệnh nhân có triệu chứng xấu dần, tăng dần hoặc có toàn bộ hình ảnh trên một cách đột ngột và đầy đủ.
Thay vì việc phải đưa bệnh nhân bằng được lên tuyến trên hoặc các cơ sở lớn có máy chụp CT thì cần đưa bệnh nhân vào bệnh viện đa khoa gần nhất, có khoa chấn thương, khoa ngoại thần kinh hoặc có phòng hồi sức cấp cứu để được khám và chẩn đoán sơ bộ. Từ đây, bác sĩ sẽ đưa ra những phán đoán rất chính xác và hướng dẫn bạn tận tình các công việc cần làm tiếp theo với chi phí rẻ hơn rất nhiều lần chụp CT. Hiệu quả với điều trị lại cực hữu dụng.
Lưu ý khi vận chuyển nạn nhân, cần cho bệnh nhân nằm ngửa, đầu nghiêng về một phía và tuyệt đối không gối cao. Nhớ nằm trên ván cứng để tránh các trường hợp tổn thương cột sống kèm theo thì sẽ không bị biến chứng sang tủy sống, nặng thêm.
Tất cả mọi vết thương chảy máu ngoài da cần phải được băng bó, cầm máu cẩn thận. Không tiến hành chuyển đi mà chưa kịp làm tốt khâu này. Bạn có thể bảo toàn tính mạng cho người bệnh tốt nhất chỉ bằng một vài phút băng bó.
Trong mọi trường hợp, không để người bệnh đi bộ, ngồi dậy hoặc chạy nhảy khắp nơi. Vì như vậy có thể làm bong các nút máu đông tạm thời và chuyển từ một ổ đụng giập não không có chảy máu sang một ổ chảy máu sọ não hoàn chỉnh. Lúc này, bạn sẽ không thể bảo toàn được mức độ bệnh cho người bệnh.
Không vận động mạnh, không xúc động mạnh, không có các kích thích thần kinh, theo dõi liên tục từ 7 - 10 ngày. Kịp thời phát hiện ngay tất cả các dấu hiệu bất thường để xử lý ngay lập tức là cách hữu dụng nhất bạn nên tiến hành làm thay vì chỉ tập trung vào chụp cho được một cái phim CT sọ não.
Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán chấn thương sọ não
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.