Khác với ung thư vú giai đoạn 1, ung thư vú giai đoạn 2 vẫn nằm trong vú nhưng các khối u đã bắt đầu lan ra các hạch bạch huyết gần đó. Vì thế ở mỗi giai đoạn, ung thư vú sẽ có phương pháp điều trị khác nhau để đem lại kết quả tốt nhất cho người bệnh.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Mikael Hartman - Phó Chủ tịch Hội đồng Ung thư, kiêm Giám đốc Chương trình Ung thư Vú tại Hệ thống Y tế Vinmec.
1. Ung thư vú giai đoạn 2
Ở giai đoạn 2, ung thư vẫn được nằm trong vú và một số trường hợp có thể ở các hạch bạch huyết gần đó. Ung thư vú giai đoạn 2 cũng được chia thành hai nhánh nhỏ là IIA, IIB.
Giai đoạn IIA: Đây là giai đoạn mô tả ung thư vú xâm lấn trong đó:
- Không có khối u có thể được tìm thấy trong vú nhưng ung thư (có kích thước lớn hơn 2mm) được tìm thấy trong 1 đến 3 hạch bạch huyết (vị trí dưới cánh tay) hoặc trong các hạch bạch huyết gần xương ức (tìm thấy trong sinh thiết nút dự trữ).
- Khối u có kích thước nhỏ hơn 2cm và có thể đã lan đến khoảng giữa một và ba hạch bạch huyết gần đó.
- Khối u có kích thước từ 2 đến 5cm và lan rộng đến các hạch bạch huyết.
Tuy nhiên, nếu khối u ung thư chưa đến các hạch bạch huyết ở nách có kích thước từ 2 đến 5cm và không lan rộng đến các hạch bạch huyết hoặc các bộ phận của cơ thể ra khỏi vú, HER2 âm tính thì có thể được phân loại là giai đoạn 1.
Tương tự, nếu khối ung thư có kích thước từ 2 đến 5 cm và chưa lan đến các hạch bạch huyết, HER2 âm tính, dương tính với thụ thể estrogen, âm tính với thụ thể progesterone, có điểm tái phát Oncotype DX là 9 thì hầu hết, nó có thể được phân loại là giai đoạn IA.
Giai đoạn IIB: Đây là giai đoạn mô tả ung thư xâm lấn trong đó:
- Khối u có kích thước lớn hơn 2cm nhưng không lớn hơn 5cm; các nhóm nhỏ tế bào ung thư vú có kích thước lớn hơn 0.2mm nhưng không lớn hơn 2mm được tìm thấy trong các hạch bạch huyết;
- Khối u lớn hơn 2cm nhưng không lớn hơn 5cm đã lan ra 1 đến 3 hạch bạch huyết ở nách hoặc đến các hạch bạch huyết gần xương ức hoặc
- Khối u lớn hơn 5cm nhưng chưa lan ra các hạch bạch huyết ở nách.
Tuy nhiên, nếu khối ung thư đó có kích thước từ 2 đến 5cm và ung thư đã được tìm thấy từ 1 đến 3 hạch bạch huyết ở nách hoặc ung thư dương tính với HER2 hoặc dương tính với thụ thể hormone estrogen và progesterone thì nó có thể được phân loại là giai đoạn 1.
>>Xem thêm: Bài tập phục hồi chức năng sau điều trị ung thư vú- Bài viết của Thạc sĩ Vũ Văn Minh - Kỹ thuật viên trưởng tại Khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
2. Lựa chọn điều trị ung thư vú giai đoạn 2
- Phẫu thuật: Phẫu thuật là điều trị tiêu chuẩn cho ung thư vú giai đoạn 2. Đối với các khối u nhỏ hơn, bác sĩ phẫu thuật có thể phẫu thuật bảo tồn vú hoặc cắt bỏ khối u, trong đó chỉ có khối u và một số mô xung quanh khối u cũng được loại bỏ. Đối với các khối u lớn hơn, bác sĩ phẫu thuật có thể cắt bỏ vú. Với cả hai trường hợp trên có khả năng sẽ được bác sĩ phẫu thuật loại bỏ thêm một số hạch bạch huyết. Sau quá trình phẫu thuật cắt bỏ vú, người bệnh có thể lựa chọn phương pháp để phẫu thuật tái tạo vú.
- Xạ trị: Xạ trị thường sau phẫu thuật cắt bướu. Nó có thể tiêu diệt hết các tế bào ung thư đã bị bỏ sót trong quá trình phẫu thuật. Một số phụ nữ được phẫu thuật cắt bỏ vú cũng có thể sử dụng xạ trị, đặc biệt là nếu khối u lớn hoặc có các tế bào ung thư trong các hạch bạch huyết.
- Hoá trị: Hoá trị sau phẫu thuật có thể giúp tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Tuy nhiên, cũng có một số người đã hoá trị trước khi phẫu thuật để cố gắng thu nhỏ khối u. Nếu khối u được thu nhỏ đủ để cắt bỏ thì sẽ áp dụng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ khối u.
Phương pháp hoá trị có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Người bệnh có thể được uống thuốc hoặc chất lỏng có chứa hoá chất nhưng thường các bác sĩ sẽ áp dụng tiêm thuốc vào tĩnh mạch. Tuỳ thuộc vào loại điều trị, phương pháp hoá trị sẽ được thực hiện theo các chu kỳ cho phép cơ thể có thời gian nghỉ ngơi.
- Liệu pháp hormone: Liệu pháp hormone sau phẫu thuật có thể giúp phụ nữ bị ung thư dương tính với thụ thể hormone. Điều đó có nghĩa là ung thư cần hormone để phát triển. Liệu pháp hormone sẽ sử dụng thuốc để ngăn ngừa khối u tiếp nhận hormon cho quá trình phát triển. Những loại thuốc này bao gồm: tamoxifen (cho tất cả phụ nữ) và anastrozole (Arimidex), exemestane (Aromasin) và letrozole (Femara) (cho phụ nữ sau mãn kinh). Ngoài ra còn có thêm các loại thuốc ức chế thụ thể estrogen khác: Fulvestrant (Faslodex) và toremifene (Fareston) (cho bệnh ung thư vú di căn).
Phụ nữ chưa đến tuổi mãn kinh có thể cân nhắc phương pháp phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng để ngăn chúng sản xuất hormone giúp ung thư phát triển. Họ cũng có thể sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như: goserelin (Zoladex) hoặc leuprolide (Lupron), để ngăn chặn buồng trứng của họ giải phóng hormone.
- Liệu pháp sinh học: Liệu pháp sinh học là một cách tiếp cận mới hiện nay. Trong khoảng 25% phụ nữ bị ung thư vú, việc dư thừa một loại protein HER2 khiến ung thư lây lan nhanh chóng. Các loại thuốc như: Ado-trastuzumab emtansine (Kadcyla), lapatinib (Tykerb), neratinib (Nerlynx), pertuzumab (Perjeta) và trastuzumab (Herceptin) được sử dụng để điều trị cho phụ nữ bị ung thư HER2 dương tính. Chúng có tác dụng ngăn chặn protein này không cho ung thư phát triển và có thể làm cho một số phương pháp hóa trị liệu hiệu quả hơn. Các thuốc này thường được sử dụng điều trị kết hợp với hóa trị liệu.
- Thử nghiệm lâm sàng: Thử nghiệm lâm sàng sẽ mang lại nhiều cơ hội cho phụ nữ bị ung thư vú giai đoạn 2. Một thử nghiệm lâm sàng có thể cho phép người bệnh và bác sĩ điều trị tiếp cận các phương pháp điều trị tiên tiến như phương pháp điều trị mới - thuốc mới, hay phương pháp điều trị mới, thuốc mới kết hợp với phương pháp điều trị hiện tại đang được thử nghiệm lâm sàng. Và thành công của các phương pháp mới này đều được bắt đầu từ thử nghiệm lâm sàng.
Ung thư vú là bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, ước tính hàng năm trên thế giới có rất nhiều phụ nữ tử vong về căn bệnh này. Theo đó, nếu bệnh ung thư vú được phát hiện sớm thì tiên lượng điều trị bệnh rất cao, thậm chí có thể khỏi hẳn và không tái phát. Vì thế, việc tầm soát ung thư vú là việc làm cần thiết, nhất là với các đối tượng có nguy cơ mắc ung thư vú cao.
Với gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chẩn đoán và phẫu thuật ung thư vú, PGS.TS.BS. Mikael Hartman hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng Ung thư, kiêm Giám đốc Chương trình Ung thư Vú tại Hệ thống Y tế Vinmec sẽ trực tiếp thăm khám và phẫu thuật cho bệnh nhân.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: webmd.com, breastcancer.org, healthline.com