Lợi ích sức khỏe khi massage chân

Massage chân trị liệu mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Cụ thể, nó giúp giảm đau, làm dịu căng thẳng, tăng cường tuần hoàn,... Vậy cách tự massage chân như thế nào?

1. Massage chân có tác dụng gì?

Nghiên cứu chỉ ra rằng massage chân còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác như:

  • Làm dịu căng thẳng và giúp thúc đẩy tinh thần phấn chấn hơn. Từ việc giảm căng thẳng và tăng cường năng lượng, bạn sẽ có những lựa chọn lành mạnh hơn cho sức khỏe như chăm chỉ luyện tập, ăn uống khoa học,... Làm được điều này là vì massage chân kích hoạt hệ thống thần kinh sản xuất nhiều endorphin - một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ, giúp tạo cảm xúc tích cực, cải thiện tâm trạng và giảm đau;
  • Giảm đau: Massage chân giúp giảm đau nhức chân hiệu quả. Bên cạnh đó, một nghiên cứu trên những người được massage chân sau phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa cũng chứng minh việc massage giúp họ ít đau hơn, sử dụng ít thuốc giảm đau hơn;
  • Tăng cường tuần hoàn: Massage chân cải thiện tuần hoàn, giúp chữa trị bệnh và giữ cho các cơ, mô khỏe mạnh. Điều này đặc biệt quan trọng với những người có các vấn đề về sức khỏe dẫn đến tuần hoàn kém hoặc tổn thương thần kinh, ví dụ như bệnh tiểu đường;

Ngoài những lợi ích trên, massage chân còn giúp chuyên viên kiểm tra các vấn đề khác trên cơ thể người bệnh như vết loét ở chân, móng chân mọc ngược,... Nếu bị lưu thông máu kém, người bệnh nên kiểm tra xem bàn chân có bị lở loét không.


Massage chân mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của con người
Massage chân mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của con người

2. Cách tự massage chân

Bạn có thể tự massage chân tại nhà hoặc nhờ người thân massage trợ giúp. Bạn cũng có thể massage lần đầu với chuyên viên rồi sau đó tự học và áp dụng tại nhà. Thông thường, quy trình massage chân thực hiện như sau:

  • Bước 1: Ngồi trên ghế hoặc trên giường, đặt 1 bàn chân của bạn lên trên đùi bên kia. Nếu bạn muốn, hãy sử dụng một ít kem dưỡng da hoặc dầu massage để giúp các ngón tay di chuyển nhẹ nhàng trên da;
  • Bước 2: Giữ mặt trước mắt cá chân bằng một tay. Sau đó, bạn dùng ngón cái và ngón trỏ của bàn tay kia giữ vùng da mặt sau của mắt cá chân, kéo về phía gót chân. Điều này giúp thư giãn gân Achilles đang bị căng do tập thể dục, phải đứng trong thời gian dài hoặc đi giày cao gót;
  • Bước 3: Dùng ngón tay cái di chuyển thành những vòng tròn nhỏ từ gót chân lên đến gốc của mỗi ngón chân. Bạn cũng có thể ấn các đốt ngón tay vào phần dưới bàn chân hoặc giữ bàn chân bằng cả 2 tay rồi ấn ngón tay cái vào phần dưới bàn chân, di chuyển từ gót chân tới dưới ngón chân;
  • Bước 4: Kết thúc quá trình massage bằng cách xoay nhẹ từng ngón chân. Khi đã hoàn tất massage, bạn thực hiện tương tự với chân kia.

Theo đó, bạn cần lưu ý, nếu đã phẫu thuật bàn chân, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ xem có được massage chân trị liệu hay không? Việc massage với áp lực vừa phải sẽ an toàn, hiệu quả với hầu hết những người mắc bệnh viêm khớp, đau cơ xơ hóađau mãn tính.

Nếu quá trình massage bị đau, bạn hãy massage nhẹ nhàng hơn. Trường hợp cảm thấy đau nhói khi massage chân, bạn nên dừng lại ngay. Bạn có thể sử dụng các thiết bị massage mua ở hiệu thuốc hoặc mua một bàn lăn massage chân.

Massage chân là kỹ thuật dùng tay tác động vào các mô mềm của chân để giảm đau, giảm khó chịu, giải tỏa căng thẳng và chăm sóc sức khỏe. Khi massage chân, bạn nên thực hiện đúng kỹ thuật để thu được lợi ích lớn nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com,

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe