Bài viết được viết bởi TS, BS Trương Ngọc Hải, Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park
Liệu pháp oxy lưu lượng cao qua ống thông mũi được áp dụng trong những trường hợp bệnh nhân bị suy hô hấp giảm oxy máu cấp tính, suy hô hấp hậu phẫu, phù phổi cấp, suy tim cấp tính, ngưng thở khi ngủ.... mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên liệu pháp này cũng có nhiều hạn chế.
Các vấn đề lưu ý
Giống như các biện pháp can thiệp y tế khác, liệu pháp oxy lưu lượng cao qua ống thông mũi cũng có nhiều hạn chế và nhược điểm. Một trong những nhược điểm chính là chi phí chăm sóc đắt tiền hơn ống thông mũi có lưu lượng thấp, phức tạp hơn và cần đào tạo để tiến hành trị liệu, chăm sóc, giảm khả năng vận động, nguy cơ do rò rỉ không khí và mất hiệu ứng áp lực dương đường thở, khả năng trì hoãn đặt nội khí quản và khả năng trì hoãn không thích hợp các quyết định cuối đời (Spoletini et al. 2015). Hơn nữa, các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn chậm triển khai thông khí không xâm lấn khi áp dụng liệu pháp oxy lưu lượng cao qua ống thông mũi. Bao gồm bệnh nhân có thay đổi ý thức, chấn thương mặt, tăng tiết quá nhiều với nguy cơ viêm phổi hít sặc, và huyết động không ổn định. [1] [8]
Áp dụng trên lâm sàng
Liệu pháp oxy lưu lượng cao qua ống thông mũi được áp dụng trong các trường hợp dưới đây:
- Suy hô hấp giảm oxy máu cấp tính
- Suy hô hấp hậu phẫu
- Suy tim cấp tính / Phù phổi cấp
- Suy hô hấp tăng thán, COPD
- Tăng oxy hóa máu trước và sau khi rút nội khí quản
- Ngưng thở khi ngủ
- Sử dụng trong khoa cấp cứu
- Cho bệnh nhân yêu cầu không đặt nội khí quản.
Suy hô hấp cấp tính giảm oxy máu (AHRF) xảy ra do shunt trong phổi, hậu quả của xẹp hoặc phù phế nang. Các trường hợp này thường kém đáp ứng với trị liệu bổ sung oxy thông thường. Xảy ra là khi có sự gia tăng áp lực thủy tĩnh ở phế nang-mao mạch, tăng tính thấm của mao mạch phế nang, tràn ngập trong phế nang máu do xuất huyết và / hoặc dịch do tình trạng viêm (viêm phổi). Như đã bàn luận, liệu pháp oxy lưu lượng cao qua ống thông mũi tạo ra PEEP. Thử nghiệm FLORALI [9] phát hiện ra rằng mặc dù liệu pháp oxy lưu lượng cao qua ống thông mũi không làm giảm tỷ lệ đặt nội khí quản ở những bệnh nhân không có suy giảm miễn dịch có suy hô hấp không tăng CO2 máu, nhưng những bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp oxy lưu lượng cao qua ống thông mũi có giảm tỷ lệ tử vong tại khoa ICU và 90 ngày điều trị. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có tăng ngày không thở máy, mức độ thoải mái, giảm mức độ khó thở và giảm tần số hô hấp. Không có tác dụng phụ đáng kể nào liên quan đến liệu pháp oxy lưu lượng cao qua ống thông mũi được ghi nhận. Nghiên cứu này có số lượng bệnh nhân không đủ để trả lời mục tiêu nghiên cứu chính yếu (primary outcome) về tỷ lệ đặt nội khí quản; hai nghiên cứu lặp lại thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng sau đó (Stephen và cộng sự và Maggiore và cộng sự) cho thấy liệu pháp oxy lưu lượng cao qua ống thông mũi có hiệu quả ngang với thông khí không xâm lấn (NIV) trong việc tránh đặt nội khí quản và giảm tỷ lệ tử vong.
Về mặt sinh lý, khả năng kiểm soát độc lập FIO2 và lưu lượng oxy trong thông khí không xâm lấn (NIV) và liệu pháp oxy lưu lượng cao qua ống thông mũi mang lại lợi thế rõ ràng so với liệu pháp oxy thông thường ở bệnh nhân suy hô hấp cấp, có khuynh hướng dễ bị tăng CO2 máu. Liệu pháp oxy lưu lượng cao qua ống thông mũi chắc chắn cung cấp một giải pháp thay thế thoải mái hơn ở những bệnh nhân khó khăn dung nạp phương thức NIV. Cuối cùng, cần lưu ý các hạn chế của NIV đối với bệnh nhân và yêu cầu nhân lực trong chăm sóc điều dưỡng và theo dõi thông khí không xâm lấn (NIV) so với Liệu pháp oxy lưu lượng cao qua ống thông mũi.
Tăng oxy hóa máu cho bệnh nhân trước khi đặt nội khí quản là rất cần thiết. Có thể thực hiện liệu pháp oxy lưu lượng cao qua ống thông mũi cho một bệnh nhân tỉnh táo, thông qua việc tăng lưu lượng oxy, FiO2 cao làm tăng PO2 máu. Điều này tạo thêm thời gian cho quá trình đặt nội khí quản trước khi xảy ra tình trạng giảm bão hòa oxy máu. Trong lịch sử, mặt nạ không thở lại (NRM) đã được sử dụng để giúp tăng oxy hóa máu cho bệnh nhân như thế này. Tuy nhiên, Miguel-Mantanes et al. (2015) phát hiện ra rằng liệu pháp oxy lưu lượng cao qua ống thông mũi giúp cải thiện đáng kể quá trình oxy hóa trong quá trình đặt nội khí quản so với cho thở mặt nạ không thở lại (NRM). Trong một phân tích hồi cứu cho thấy thông khí không xâm lấn như BiPAP mang lại kết quả tương tự như HFNC có liên quan đến kết cục tiên lượng, nhưng sự tuân thủ của bệnh nhân giảm đáng kể (Besnier, Emmanuel et al. 2016). Điều này cho thấy liệu pháp oxy lưu lượng cao qua ống thông mũi ưu việt hơn cả NRM và NIV trong giai đoạn trước khi đặt nội khí quản.
Thở oxy cũng rất quan trọng sau rút nội khí quản. Arman và cộng sự. (2017) phát hiện ra rằng mặc dù không có sự khác biệt đáng kể về độ bão hòa oxy sau rút nội khí quản giữa liệu pháp oxy qua ống thông mũi lưu lượng thấp và liệu pháp oxy qua ống thông mũi lưu lượng cao ở các bệnh nhân ICU, nhưng có sự khác biệt về nhịp tim và tần số hô hấp, cho thấy để bệnh nhân thở oxy lưu lượng thấp qua ống thông mũi đạt độ bão hòa oxy, bệnh nhân cần tặng nhịp tim và tần số hô hấp. Sau rút nội khí quản sau phẫu thuật cũng cần liệu pháp oxy. Youfeng và cộng sự. (2018) đã hoàn thành một phân tích gộp (meta-analysis) kết luận rằng liệu pháp oxy lưu lượng cao qua ống thông mũi có thể làm giảm nhu cầu hỗ trợ hô hấp so với thở oxy lưu lượng thấp qua ống thông mũi ở bệnh nhân phẫu thuật tim. Hernandez và cộng sự đã xuất bản 2 bài báo trên tạp chí JAMA về việc áp dụng liệu pháp oxy lưu lượng cao qua ống thông mũi ở những bệnh nhân có nguy cơ cao sau rút ống nội khí quản so với nhóm nguy cơ thấp và nhận thấy rằng liệu pháp oxy qua ống thông mũi lưu lượng cao tốt hơn so với chăm sóc tiêu chuẩn ở nhóm bệnh nhân có nguy cơ thấp sau rút NKQ và không kém hơn so với thở máy không xâm nhập ở nhóm bệnh nhân nguy cơ cao sau rút nội khí quản. [10] [11] Hơn nữa ở nhóm bệnh nhân nguy cơ cao, việc kết hợp thở máy không xâm lấn với liệu pháp oxy qua ống thông mũi lưu lượng cao là ưu trội hơn tất cả các phương thức khác [12]
Bạn nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín, đội ngũ y bác sĩ có trình độ cao và trang thiết bị hiện đại để điều trị đạt được kết quả tốt nhất. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế chất lượng cao tại Việt Nam với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, chuyên sâu trong nước và nước ngoài, giàu kinh nghiệm.
Hệ thống thiết bị y tế hiện đại, tối tân, sở hữu nhiều máy móc tốt nhất trên thế giới giúp phát hiện ra nhiều căn bệnh khó, nguy hiểm trong thời gian ngắn, hỗ trợ việc chẩn đoán, điều trị của bác sĩ hiệu quả nhất. Không gian bệnh viện được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao, mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Tài liệu tham khảo
[1]
Segovia B,Velasco D,Jaureguizar Oriol A,Díaz Lobato S, Combination Therapy in Patients with Acute Respiratory Failure: High-Flow Nasal Cannula and Non-Invasive Mechanical Ventilation. Archivos de bronconeumologia. 2018 Jul 12 [PubMed PMID: 30017253]
[2]
de Jong A,Calvet L,Lemiale V,Demoule A,Mokart D,Darmon M,Jaber S,Azoulay E, The challenge of avoiding intubation in immunocompromised patients with acute respiratory failure. Expert review of respiratory medicine. 2018 Aug 12 [PubMed PMID: 30101630]
[3]
Mündel T,Feng S,Tatkov S,Schneider H, Mechanisms of nasal high flow on ventilation during wakefulness and sleep. Journal of applied physiology (Bethesda, Md. : 1985). 2013 Apr; [PubMed PMID: 23412897]
[4]
Parke RL,McGuinness SP, Pressures delivered by nasal high flow oxygen during all phases of the respiratory cycle. Respiratory care. 2013 Oct; [PubMed PMID: 23513246]
[5]
Parke RL,Bloch A,McGuinness SP, Effect of Very-High-Flow Nasal Therapy on Airway Pressure and End-Expiratory Lung Impedance in Healthy Volunteers. Respiratory care. 2015 Oct; [PubMed PMID: 26329355]
[6]
Esquinas AM,Karim HMR,Soo Hoo GW, Insight to the growing utilizations of high flow nasal oxygen therapy over non-invasive ventilation in community teaching hospital: alternative or complementary? Hospital practice (1995). 2018 Aug 9 [PubMed PMID: 30092679]
[7]
Di Mussi R,Spadaro S,Stripoli T,Volta CA,Trerotoli P,Pierucci P,Staffieri F,Bruno F,Camporota L,Grasso S, High-flow nasal cannula oxygen therapy decreases postextubation neuroventilatory drive and work of breathing in patients with chronic obstructive pulmonary disease. Critical care (London, England). 2018 Aug 2 [PubMed PMID: 30071876]
[8]
Piastra M,Morena TC,Antonelli M,Conti G, Uncommon barotrauma while on high-flow nasal cannula. Intensive care medicine. 2018 Jun 30 [PubMed PMID: 29961104]
[9]
Frat JP,Thille AW,Mercat A,Girault C,Ragot S,Perbet S,Prat G,Boulain T,Morawiec E,Cottereau A,Devaquet J,Nseir S,Razazi K,Mira JP,Argaud L,Chakarian JC,Ricard JD,Wittebole X,Chevalier S,Herbland A,Fartoukh M,Constantin JM,Tonnelier JM,Pierrot M,Mathonnet A,Béduneau G,Delétage-Métreau C,Richard JC,Brochard L,Robert R, High-flow oxygen through nasal cannula in acute hypoxemic respiratory failure. The New England journal of medicine. 2015 Jun 4 [PubMed PMID: 25981908]
[10]
Hernández G,Vaquero C,Colinas L,Cuena R,González P,Canabal A,Sanchez S,Rodriguez ML,Villasclaras A,Fernández R, Effect of Postextubation High-Flow Nasal Cannula vs Noninvasive Ventilation on Reintubation and Postextubation Respiratory Failure in High-Risk Patients: A Randomized Clinical Trial. JAMA. 2016 Oct 18; [PubMed PMID: 27706464]
[11]
Hernández G,Vaquero C,González P,Subira C,Frutos-Vivar F,Rialp G,Laborda C,Colinas L,Cuena R,Fernández R, Effect of Postextubation High-Flow Nasal Cannula vs Conventional Oxygen Therapy on Reintubation in Low-Risk Patients: A Randomized Clinical Trial. JAMA. 2016 Apr 5; [PubMed PMID: 26975498]
[12]
Thille AW,Muller G,Gacouin A,Coudroy R,Decavèle M,Sonneville R,Beloncle F,Girault C,Dangers L,Lautrette A,Cabasson S,Rouzé A,Vivier E,Le Meur A,Ricard JD,Razazi K,Barberet G,Lebert C,Ehrmann S,Sabatier C,Bourenne J,Pradel G,Bailly P,Terzi N,Dellamonica J,Lacave G,Danin PÉ,Nanadoumgar H,Gibelin A,Zanre L,Deye N,Demoule A,Maamar A,Nay MA,Robert R,Ragot S,Frat JP, Effect of Postextubation High-Flow Nasal Oxygen With Noninvasive Ventilation vs High-Flow Nasal Oxygen Alone on Reintubation Among Patients at High Risk of Extubation Failure: A Randomized Clinical Trial. JAMA. 2019 Oct 2; [PubMed PMID: 31577036]
[13]
Azoulay E,Lemiale V,Mokart D,Nseir S,Argaud L,Pène F,Kontar L,Bruneel F,Klouche K,Barbier F,Reignier J,Berrahil-Meksen L,Louis G,Constantin JM,Mayaux J,Wallet F,Kouatchet A,Peigne V,Théodose I,Perez P,Girault C,Jaber S,Oziel J,Nyunga M,Terzi N,Bouadma L,Lebert C,Lautrette A,Bigé N,Raphalen JH,Papazian L,Darmon M,Chevret S,Demoule A, Effect of High-Flow Nasal Oxygen vs Standard Oxygen on 28-Day Mortality in Immunocompromised Patients With Acute Respiratory Failure: The HIGH Randomized Clinical Trial. JAMA. 2018 Nov 27 [PubMed PMID: 30357270]
[14]
Beng Leong L,Wei Ming N,Wei Feng L, High flow nasal cannula oxygen versus noninvasive ventilation in adult acute respiratory failure: a systematic review of randomized-controlled trials. European journal of emergency medicine : official journal of the European Society for Emergency Medicine. 2018 Jun 19 [PubMed PMID: 29923842]
[15]
Mauri T,Galazzi A,Binda F,Masciopinto L,Corcione N,Carlesso E,Lazzeri M,Spinelli E,Tubiolo D,Volta CA,Adamini I,Pesenti A,Grasselli G, Impact of flow and temperature on patient comfort during respiratory support by high-flow nasal cannula. Critical care (London, England). 2018 May 9 [PubMed PMID: 29743098]
[16]
Lodeserto FJ,Lettich TM,Rezaie SR, High-flow Nasal Cannula: Mechanisms of Action and Adult and Pediatric Indications. Cureus. 2018 Nov 26; [PubMed PMID: 30740281]
[17]
Clayton JA,McKee B,Slain KN,Rotta AT,Shein SL, Outcomes of Children With Bronchiolitis Treated With High-Flow Nasal Cannula or Noninvasive Positive Pressure Ventilation. Pediatric critical care medicine : a journal of the Society of Critical Care Medicine and the World Federation of Pediatric Intensive and Critical Care Societies. 2019 Feb; [PubMed PMID: 30720646]
[18]
Hill NS,Ruthazer R, Predicting Outcomes of High Flow Nasal Cannula for ARDS: An Index that ROX. American journal of respiratory and critical care medicine. 2019 Jan 29; [PubMed PMID: 30694696]
Lược dịch từ Sharma S, Danckers M, Sanghavi D, et al. High Flow Nasal Cannula. [Updated 2020 Jul 2]. In: StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing; 2020 Jan-.