Liệt trong giấc ngủ là hiện tượng gì?

Liệt trong giấc ngủ là hiện tượng cảm giác có ý thức nhưng không thể cử động trong thời gian rất ngắn (khoảng 1 - 2 phút) khi chúng ta rơi vào giấc ngủ hoặc khi vừa tỉnh giấc. Đối với hầu hết mọi trường hợp, liệt trong giấc ngủ là một tình trạng bình thường, không xảy ra với tần suất đủ thường xuyên để gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

1. Liệt trong giấc ngủ là gì?

Liệt trong giấc ngủ (Sleep paralysis) là cảm giác có ý thức nhưng không thể cử động. Liệt trong giấc ngủ được xác định do mất kiểm soát cơ trong một thời gian ngắn, được gọi là mất trương lực cơ, xảy ra khi bạn rơi vào giấc ngủ hoặc khi vừa tỉnh giấc, tức là giai đoạn chuyển đổi giữa tỉnh – thức và ngược lại.

Trong những quá trình chuyển đổi này, bạn có thể cảm thấy:

  • Không thể cử động di chuyển hoặc phát ra âm thanh trong vài giây đến vài phút mặc dù bạn vẫn nhận thức được;
  • Cảm giác sợ hãi;
  • Một số sẽ cảm thấy áp lực hoặc cảm giác bị nghẹt thở;
  • Một số có thể có cảm giác như có người đang ở trong phòng.

Hội chứng liệt trong giấc ngủ có thể đi kèm với các chứng rối loạn giấc ngủ khác như chứng ngủ rũ (narcolepsy). Đó là tình trạng rối loạn giấc ngủ mãn tính và khiến bạn rất buồn ngủ vào ban ngày do khả năng điều hòa giấc ngủ của não có vấn đề.

Nguyên nhân gây nên hiện tượng liệt trong giấc ngủ vẫn chưa rõ, nhưng có thể liên quan đến:


Liệt trong giấc ngủ có thể do tình trạng mất ngủ gây ra
Liệt trong giấc ngủ có thể do tình trạng mất ngủ gây ra

2. Liệt trong giấc ngủ thường xảy ra khi nào?

Giấc ngủ diễn ra theo các giai đoạn gồm:

  • Giai đoạn ru ngủ: Diễn ra trong vòng 5 – 10 phút, lúc này cơ thể thả lỏng để đi vào giấc ngủ.
  • Giai đoạn ngủ nông: Là thời điểm 10 -25 phút tiếp theo. Giai đoạn này chiếm 50% tổng thời gian ngủ và lúc này cơ thể sẽ giảm thân nhiệt về 37 độ C.
  • Giai đoạn ngủ sâu và rất sâu: Chiếm khoảng 20-30% tổng thời gian ngủ. Đây là giai đoạn quan trọng nhất vì đây là thời điểm để cơ thể phục hồi giấc ngủ.
  • Giấc ngủ REM (Giấc ngủ chuyển động mắt nhanh - Rapid Eye Movement): Ngủ mơ là giai đoạn ngủ động. Giai đoạn này chiếm 20% thời gian ngủ ở người lớn và 50% ở trẻ em.

Trong đó, ngủ nông, ngủ sâu và ngủ rất sâu được gọi là giấc ngủ NREM (giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh - Non Rapid Eye Movement). Sau khi giai đoạn ngủ sâu, cơ thể sẽ quay lại giai đoạn ngủ nông và đi vào giấc ngủ REM. Tình trạng liệt trong giấc ngủ thường xảy ra ở một trong hai thời điểm của giấc ngủ:

  • Thời điểm thứ nhất là khi bạn đang chuyển từ trạng thái thức tỉnh sang trạng ngủ, tức là đang chìm vào giấc ngủ và nó được gọi là mơ ngủ (hypnagogic) hoặc liệt trong khi ngủ (predormital sleep paralysis). Điều này xảy ra là do khi bạn chìm vào giấc ngủ, cơ thể bạn từ từ thư giãn, lúc này, khả năng nhận biết thường giảm và bạn thường không nhận thấy sự thay đổi trạng thái của cơ thể. Tuy nhiên, nếu ý thức bạn nhận thức được trong giai đoạn này, bạn sẽ nhận thấy rằng bạn không thể cử động hoặc nói chuyện được.
  • Thời điểm thứ hai là khi bạn đang chuyển từ trạng thái ngủ sang thức tỉnh, tức bạn đang thức dậy và nó được gọi là chứng liệt sau giấc ngủ (hypnopompic or postdormital sleep paralysis). Cụ thể, vào cuối NREM, giấc ngủ của bạn chuyển sang giai đoạn REM. Trong giai đoạn này, mắt của bạn chuyển động nhanh và bắt đầu xuất hiện những giấc mơ, nhưng phần còn lại của cơ thể thì vẫn ở trạng thái thư giãn, các cơ không hoạt động. Tuy nhiên, nếu ý thức của bạn nhận thức được trước khi chu kỳ REM kết thúc, bạn sẽ nhận thấy rằng bạn không thể di chuyển hoặc nói chuyện được.

3. Liệt trong giấc ngủ có nguy hiểm không?

Số liệu liệt trong giấc ngủ được ước tính khác nhau, nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng khoảng 8% người bị liệt trong giấc ngủ vào một thời điểm nào đó trong đời. Tuy nhiên, dữ liệu về rất tần suất các đợt tái phát thì chưa có thông kê.

Liệt khi ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng các triệu chứng đầu tiên thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, thanh thiếu niên hoặc thanh niên (độ tuổi từ 7 đến 25) và xảy ra thường xuyên hơn ở người từ 20 đến 30 tuổi.

Đối với hầu hết mọi trường hợp, liệt trong giấc ngủ là một tình trạng bình thường, không xảy ra với tần suất đủ thường xuyên để gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, ước tính có khoảng 10% số người bị các đợt tái phát hoặc khó chịu hơn khiến chứng liệt trong giấc ngủ trở nên đặc biệt khó chịu. Kết quả là, họ có thể nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực về việc đi ngủ, giảm thời gian dành cho giấc ngủ hoặc gây lo lắng xung quanh thời điểm đi ngủ khiến họ khó đi vào giấc ngủ hơn. Việc thiếu ngủ có thể dẫn đến buồn ngủ quá mức và nhiều hậu quả khác đối với sức khỏe.


Người mắc tình trạng liệt trong giấc ngủ cần xem lại chế độ sinh hoạt
Người mắc tình trạng liệt trong giấc ngủ cần xem lại chế độ sinh hoạt

4. Bạn nên làm gì để ngăn ngừa liệt trong giấc ngủ?

Không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho chứng liệt trong giấc ngủ. Để ngăn ngừa liệt trong giấc ngủ, bạn nên:

  • Cố gắng duy trì đều đặn thời gian ngủ từ 6 đến 8 tiếng mỗi ngày và cố định thời điểm đi ngủ cũng như thức dậy;
  • Tập thể dục thường xuyên nhưng không tập thể dục trong 4 giờ trước khi đi ngủ;
  • Không ăn quá no, hút thuốc hoặc uống rượu, bia hay cà phê ngay trước khi khi đi ngủ;
  • Không nằm ngửa khi ngủ vì điều này khiến bạn dễ bị liệt trong khi ngủ hơn;
  • Tránh ngủ trưa sau 3 giờ chiều và tránh ngủ trưa quá 90 phút;
  • Ngừng sử dụng điện thoại và các thiết bị điện tử khác trước một giờ trước giờ ngủ và đặt xa giường ngủ trong khi ngủ.

Như vậy, chứng liệt trong giấc ngủ có thể xảy ra ở những người ngủ bình thường và là một hiện thường khá phổ biến. Liệt trong giấc ngủ cũng có liên quan đến một số tình trạng như tăng căng thẳng, uống quá nhiều rượu, thiếu ngủ và chứng ngủ rũ. Thông thường, liệt trong giấc ngủ không phải là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng. Hãy đảm bảo bạn ngủ đủ giấc và có thói quen ngủ và lối sống lành mạnh để hạn ngăn ngừa chứng liệt trong giấc ngủ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe