Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Thái Ngọc Châu - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.
Chân vòng kiềng xảy ra ở hầu hết trẻ nhỏ. Đường cong của chân thường tự hồi phục sau khi trẻ được 2 tuổi. Nguyên nhân gây vòng kiềng là do trẻ mới biết đi thường lắc lư từ bên này sang bên kia thay vì di chuyển về phía trước, làm cho đôi chân bị vòng kiềng.
1. Chân vòng kiềng là gì?
Chân vòng kiềng là tình trạng chân bị cong lại, có nghĩa là đầu gối cách xa nhau ngay cả khi mắt cá chân sát gần nhau. Chân vòng kiềng còn được gọi là khớp gối quay vào trong bẩm sinh (congenital genu varum).
Chân vòng kiềng có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh khác, chẳng hạn như bệnh Blount hoặc còi xương, có thể dẫn đến viêm khớp ở đầu gối và hông. Các lựa chọn điều trị bao gồm brace, bó bột hoặc phẫu thuật để điều chỉnh các bất thường về xương.
Chân vòng kiềng xuất hiện nhiều ở trẻ sơ sinh do chân bị co lại khi không gian trong bụng mẹ quá chật chội. Thông thường, trẻ sơ sinh bị vòng kiềng không cần điều trị. Chân của trẻ bắt đầu duỗi thẳng khi chúng mới biết đi, thường là từ 12 - 18 tháng tuổi. Đối với trẻ trên 2 tuổi mà vẫn bị vòng kiềng thì nên liên hệ với bác sĩ để thăm khám và điều trị.
Trắc nghiệm: Nhận biết sớm dấu hiệu chậm phát triển thể chất và trí tuệ ở trẻ
Nếu 6 tuổi không biết đếm số, 7 tuổi vẫn chưa phân biệt được giữa thực tế và tưởng tượng thì có thể bé chậm phát triển thể chất và trí tuệ hơn so với bạn bè cùng lứa. Bạn đã nhận biết được các dấu hiệu bất thường sớm này chưa? Cùng làm nhanh bài trắc nghiệm sau để trang bị thêm kiến thức cho mình nhé!
Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)
2. Cần làm gì khi bé bị chân vòng kiềng?
Điều trị thường được đề nghị đối với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi trừ khi đã xác định được bệnh tật liên quan. Điều trị cũng có thể được đề nghị nếu trường hợp bệnh trở nên tồi tệ hơn, hoặc nếu có bệnh tật khác đi kèm được chẩn đoán. Lựa chọn điều trị bao gồm:
- Giày đặc biệt
- Brace
- Bó bột
- Phẫu thuật để điều chỉnh bất thường xương
- Điều trị các bệnh hoặc điều kiện gây ra bệnh.
3. Nguyên nhân bị chân vòng kiềng
3.1 Bệnh Blount
Bệnh Blount còn được gọi là bệnh vẹo trong xương chày (tibia vara), khi ống chân của trẻ phát triển bất thường. Khi trẻ bắt đầu biết đi, chân sẽ dễ bị uốn cong hơn.
Bệnh Blount có thể biểu hiện rõ ràng sớm, nhưng trong một số trường hợp, các triệu chứng không đáng chú ý cho đến khi trẻ đến tuổi thiếu niên. Theo thời gian, chân vòng kiềng có thể dẫn đến các vấn đề về khớp gối.
Bệnh Blount phổ biến hơn ở phụ nữ, người Mỹ gốc Phi và trẻ em bị béo phì. Trẻ em bắt đầu biết đi sớm có nguy cơ cao hơn. Một đứa trẻ bình thường nên bắt đầu tự đi lại trong khoảng từ 11 - 14 tháng tuổi.
3.2 Bệnh còi xương
Bệnh còi xương xảy ra do thiếu vitamin D kéo dài. Bệnh làm mềm và làm yếu xương, khiến chân bị vòng kiềng.
3.3 Bệnh Paget
Bệnh Paget là bệnh chuyển hóa, ảnh hưởng xấu đến quá trình liền xương. Kết quả là xương không thể hồi phục lại như ban đầu. Theo thời gian, điều này có thể dẫn đến chân vòng kiềng và các vấn đề sức khỏe khác. Bệnh Paget phổ biến hơn ở người lớn tuổi và có thể được điều trị thành công nếu được chẩn đoán và điều trị sớm.
3.4 Bệnh lùn
Bệnh lùn xảy ra là do một tình trạng được gọi là loạn sản sụn (achondroplasia). Đây là một rối loạn tăng trưởng xương có thể dẫn đến việc xương không thể phát triển.
3.5 Nguyên nhân khác
Chân vòng kiềng cũng có thể là kết quả của:
- Gãy xương mà không được chữa lành đúng cách
- Xương phát triển bất thường hoặc loạn sản xương
- Ngộ độc chì
- Ngộ độc flo
4. Dấu hiệu nhận biết chân vòng kiềng
Chân vòng kiềng được nhận biết dễ dàng. Đó là khi bạn đứng thẳng, khép 2 mắt cá chạm vào nhau nhưng đầu gối lại không chạm nhau. Chân vòng kiềng có tính chất đối xứng.
Ở trẻ em, hầu hết các trường hợp bệnh bắt đầu xuất hiện khi trẻ từ 12 - 18 tháng tuổi. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ nếu đôi chân của trẻ vẫn bị vòng kiềng hoặc tình trạng tệ hơn khi trẻ quá 2 tuổi.
5. Chẩn đoán chân vòng kiềng
Bác sĩ có thể cho bạn biết mức độ nghiêm trọng và nguy cơ bệnh tật liên quan bằng cách lấy số đo các vòng chân và quan sát bước đi của bạn. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu chụp X-quang hoặc các xét nghiệm hình ảnh khác để phát hiện các bất thường ở chân và đầu gối. Xét nghiệm máu cũng có thể được chỉ định nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị còi xương hoặc bệnh Paget.
6. Cách phòng ngừa chân vòng kiềng
Hiện nay vẫn chưa có biện pháp cụ thể ngăn ngừa nguy cơ bị chân vòng kiềng. Trong một số trường hợp, bạn có thể ngăn ngừa các tình trạng gây ra bệnh. Ví dụ, bạn có thể ngăn ngừa bệnh còi xương bằng cách đảm bảo trẻ nhận đủ vitamin D, thông qua cả chế độ ăn uống và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Bạn nên đưa trẻ đi khám nếu chân vẫn bị vòng kiềng sau 2 tuổi. Chẩn đoán sớm và phát hiện chân vòng kiềng sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng bệnh của trẻ tốt hơn.
Viêm khớp là hệ quả chính của chân vòng kiềng và có thể gây khuyết tật. Chân bị vòng kiềng nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến đầu gối, bàn chân, mắt cá chân và khớp hông vì những áp lực không cân bằng tác động vào.
Nếu một người cần thay thế hoàn toàn đầu gối khi còn trẻ, thì việc chỉnh lại xương có thể sẽ phải được thực hiện khi họ lớn tuổi hơn. Tiến hành phẫu thuật khớp gối ở những người như vậy có thể khó khăn vì các ca phẫu thuật họ đã trải qua và vì sự liên kết bất thường của xương.
Trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi rất dễ gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, bệnh lý về da và nhiễm trùng đường tiêu hóa...cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,... Với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh, Vinmec sẽ mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:
- Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
- Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
- Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
- Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.