Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Trần Quốc Tuấn - Trưởng đơn nguyên hồi sức - ICU - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.
Tiêm bắp là kỹ thuật điều dưỡng cơ bản được áp dụng cho những loại thuốc có chỉ định. Khi thực hiện tiêm bắp, cần phải nắm rõ được các quy trình kỹ thuật, vị trí tiêm cũng như theo dõi được các biến chứng có thể gặp phải trong quá trình tiêm.
1. Tiêm bắp là gì?
Tiêm bắp là một trong kỹ thuật đưa thuốc vào cơ thể. Tiêm bắp thịt (An intramuscular - IM) là kỹ thuật đưa một loại thuốc vào cơ thể thông qua một mũi tiêm vào cơ bắp. Một số loại thuốc cần thiết phải được đưa vào cơ bắp để chúng hoạt động chính xác.
2. Vị trí của tiêm bắp là ở đâu?
2.1 Tiêm bắp đùi
Tiêm bắp đùi là một vị trí tiêm phù hợp cho trẻ dưới 3 tuổi, do bố/mẹ dễ dàng giữ bé không giãy dụa ở vị trí tiêm này.
2.2 Tiêm hông
Vị trí tiêm hông là vị trí thích hợp để tiêm cho người lớn và trẻ em trên 7 tháng tuổi do nó sâu và không gần với bất kỳ mạch máu và dây thần kinh chính nào.
2.3 Tiêm bắp tay trên
Đối với người gầy hoặc cơ bắp rất nhỏ thì bạn không nên tiêm bắp ở vị trí này, hãy xem xét việc tiêm bắp đùi hoặc mông.
2.4 Tiêm hông
Hiện tại, tiêm mông được áp dụng phổ biến hơn ở các nhân viên y tế. Đối với trẻ em dưới 3 tuổi, không được tiêm mông do cơ của bé phát triển chưa đủ.
Kỹ thuật tiêm bắp là kỹ thuật không được khuyến cáo ở những người chưa được đào tạo. Tùy từng độ tuổi, loại thuốc, khối lượng thuốc đưa vào cơ thể mà người thực hành tiêm thuốc cần chọn loại kim tiêm, bơm tiêm cho phù hợp.
3. Một số mẹo để tiêm bắp trở nên dễ chịu hơn
Để giảm thiểu sự khó chịu có thể trước khi tiêm:
- Chườm đá hoặc bôi kem làm tê tại chỗ (không cần thiết phải được Bác sĩ chỉ định) vào vị trí tiêm trước khi làm sạch bằng miếng cồn.
- Để vị trí sát khuẩn cồn khô hoàn toàn trước khi tiêm.
- Làm ấm lọ thuốc bằng cách chà xát lọ thuốc giữa hai bàn tay trước khi lấy thuốc vào bơm tiêm.
- Hãy để một người có kinh nghiệm tiêm cho bạn. Một số người cảm thấy tự tiêm bắp rất khó khăn.
4. Các biến chứng của tiêm bắp là gì?
- Đau dữ dội tại chỗ tiêm
- Ngứa ran hoặc tê
- Đỏ, sưng hoặc thấy nóng ở chỗ tiêm
- Có dịch chảy ra tại chỗ tiêm
- Chảy máu kéo dài
- Dấu hiệu của một phản ứng dị ứng, chẳng hạn như khó thở hoặc sưng mặt, nổi mẩn đỏ.
Hãy gọi cho Bác sĩ hoặc người cung cấp dịch vụ y tế của bạn ngay khi bạn có các triệu chứng sau khi tiêm.
Ngoài ra, bạn cũng có quyền từ chối điều trị trong trường hợp bạn không cảm thấy chưa yên tâm hoặc chưa rõ lắm về quy trình điều trị. Đừng ngần ngại yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe giải thích cho bạn trước khi họ tiến hành tiêm để bạn cảm thấy yên tâm hơn.
5. Kết luận
Kỹ thuật tiêm là kỹ thuật phức tạp mà người thực hiện nó nên được đào tạo bài bản về kỹ thuật tiêm, theo dõi và xử trí sau tiêm.
Trong trường hợp bạn phải thực hiện tiêm tại nhà do yêu cầu tiêm thuốc vào cơ thể phải được thực hiện hàng ngày và trong một thời gian kéo dài, hãy chắc chắn rằng bạn cũng được đào tạo từ các chuyên gia y tế về kỹ thuật tiêm và biết cách theo dõi các biến chứng khi tiêm.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Bài viết tham khảo nguồn: drugs.com, healthline.com