Kiểm soát thực phẩm an toàn: Khi nào nên bỏ?

Tất cả các loại thực phẩm nếu được xử lý đúng cách đều đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Kiểm soát thực phẩm an toàn là hình thức bảo quản thực phẩm đúng cách, giúp ngăn ngừa các bệnh truyền qua thực phẩm. Hầu hết các trường hợp ngộ độc sẽ không xảy ra khi bạn làm theo đúng hướng dẫn.

1. Các bước kiểm soát thực phẩm an toàn

1.1 Chú ý vấn đề vệ sinh

Vi trùng gây bệnh có thể tồn tại ở nhiều nơi xung quanh nhà bếp, bao gồm thực phẩm, bàn tay, đồ dùng và thớt. Bạn cần rửa tay đúng cách, đúng thời điểm. Rửa sạch bề mặt đồ dùng sau mỗi lần sử dụng, thường xuyên giặt khăn lau bằng nước nóng và xà phòng, phơi dưới trời nắng gắt. Rửa trái cây, rau củ riêng biệt với thịt, cá, trứng...

1.2. Riêng biệt không để không lây nhiễm chéo

Sử dụng dao thớt, bát đĩa riêng biệt cho các loại thực phẩm sống và chín khác nhau. Phân loại từng loại riêng biệt, ngay cả khi bạn đi siêu thị cũng đựng chúng trong từng túi riêng, bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh với từng khu vực riêng biệt

1.3. Nấu ở nhiệt độ thích hợp

Thực phẩm được nấu chín an toàn khi nhiệt độ bên trong đủ để tiêu diệt vi trùng có thể gây bệnh cho bạn. Sử dụng nhiệt kế thực phẩm để kiểm tra việc món ăn đã chín hay chưa bằng cách đặt nhiệt kế thực phẩm ở phần dày nhất của thực phẩm, đảm bảo không chạm vào xương, mỡ hoặc ruột và tham khảo biểu đồ nhiệt độ nấu ăn tối thiểu để biết được món ăn đã đạt đến nhiệt độ chín an toàn hay chưa.

1.4. Làm lạnh và đông lạnh thực phẩm đúng cách

Vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm sinh sôi nhanh nhất ở khoảng nhiệt độ từ 5 - 60oC. Bạn không bao giờ được để thực phẩm dễ hỏng trong tủ lạnh quá 2 giờ. Thức ăn thừa nên được cho vào hộp khô sạch có nắp đậy và bảo quản lạnh

Đông lạnh không tiêu diệt được vi khuẩn nhưng nó giúp giữ cho thực phẩm của bạn còn đủ độ tươi ngon cho đến khi bạn chế biến. Để biết khi nào nên vứt bỏ thực phẩm bằng cách xem các mức nhiệt bảo quản trong tủ lạnh và tủ đông. Hãy chắc chắn rằng bạn bỏ thức ăn ra ngoài trước khi vi khuẩn có hại phát triển.


Thức ăn thừa nên được cho vào hộp khô sạch có nắp đậy và bảo quản lạnh
Thức ăn thừa nên được cho vào hộp khô sạch có nắp đậy và bảo quản lạnh

2. Mẹo kiểm tra thực phẩm hết hạn và loại bỏ với từng loại thực phẩm cụ thể

Kiểm tra bằng mắt thường và ngửi mùi là biện pháp an toàn biết thực phẩm hết hạn hay chưa. Nhưng không phải tất cả các vi trùng đều làm cho thực phẩm có mùi hoặc vị khó chịu. Tốt nhất nên dán nhãn và ghi ngày thực phẩm trong tủ lạnh và tủ đông để biết mình đã để nó bao lâu.

Dưới đây là mẹo kiểm tra với từng loại sản phẩm cụ thể

2.1. Mayonnaise

Áp dụng cho bất kỳ loại nước sốt hoặc salad nào có trộn mayonnaise. Vứt nó đi nếu bạn đã để nó bên ngoài hơn 8h với nhiệt độ cao hơn 10oC hoặc đã hết hạn sử dụng

2.2. Bơ

Nhiệt, ánh sáng và không khí sẽ làm cho bơi bị ôi, có mùi chua và vị khó chịu. Bơ chỉ nên để tối đa trong tủ 2 tuần. Bạn có thể đông lạnh bơi trong tối đa 9 tháng nếu được bọc tốt bằng nhựa.

2.3. Sữa

Vi khuẩn phát triển nhanh chóng trong sữa, vì vậy hãy vứt bỏ sữa nếu có mùi khó chịu hoặc vị chua. Sữa sẽ giữ trong tủ lạnh trong 2 tuần hoặc lâu hơn cho đến ngày hết hạn. Bạn có thể đông lạnh sữa trong tối đa 3 tháng, nhưng sẽ mất kết cấu mịn.

2.4. Phô mai

Các loại phô mai cứng như Cheddar có thể giữ được lâu. Bạn nên loại bỏ chúng nếu chúng bắt đầu bị mốc. Nếu phô mai có kết cấu nhỏ và vừa như Mozzarella hoặc Muenster, chúng có thể để được hàng tháng. Phô mai kem có thể để được từ 2 đến 3 tuần, nhưng các loại phô mai mềm như phô mai tươi và ricotta chỉ để được khoảng 10 ngày.


Loại phô mai cứng có thể giữ được lâu và nên bỏ khi chúng có dấu hiệu mốc
Loại phô mai cứng có thể giữ được lâu và nên bỏ khi chúng có dấu hiệu mốc

2.5. Thịt nấu chín

Giữ thịt gà hoặc thịt bò đã nấu chín trong tủ lạnh và sử dụng trong vòng 5 ngày. Giăm bông có thể dùng được trong tối đa 2 tuần. Nhưng điều quan trọng cần lưu ý khi chế biến bất kỳ loại thịt nào: Rửa tay bằng xà phòng và nước nóng sau khi xử lý thịt hoặc cá sống hoặc với bất kỳ thực phẩm nào chạm vào. Sử dụng các loại thớt và đồ dùng khác cho thực phẩm khác.

2.6. Thịt bò chưa nấu chín

Thời gian tốt nhất để bảo quản thịt bò là từ 3 - 5 ngày trong tủ lạnh. Nếu chúng được hút chân không thì thời gian bảo quản sẽ lâu hơn một chút. Còn thịt bò nguyên miếng bảo quản đông lạnh có thể để được vài tháng mặc dù kết cấu và hương vị sẽ không được như ban đầu.

2.7. Thịt bò xay tươi

Khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, thịt bò sẽ có xu hướng chuyển sang màu hơi nâu. Đó là hiện tượng hoàn toàn bình thường và không ảnh hưởng đến chất lượng thịt. Nhưng thời gian bảo quản sẽ chỉ được 1 - 2 ngày, do bất kỳ vi khuẩn nào trên bề mặt thịt sẽ lẫn vào khi xay. Nếu để trong tủ đông có thể giữ được lâu 3 - 4 tháng.

2.8. Thịt lợn

Thịt cốt lết, bít tết hoặc thịt nướng chất lượng tươi có màu hồng và săn chắc. Chúng sẽ để được từ 3 đến 5 ngày trong tủ lạnh và lâu hơn nếu được hút chân không. Trong tủ đông sẽ bảo quản tốt trong khoảng 6 tháng.

2.9. Gà chưa nấu chín

Gà nguyên con, nguyên miếng, rút xương, tốt nhất nên sử dụng ngay hoặc đông lạnh trong vòng 2 ngày. Nếu bạn làm đông đá, hãy rã đông trong tủ lạnh trong một ngày hoặc lâu hơn. Bạn có thể đông lạnh lại một cách an toàn nếu không sử dụng, nhưng điều đó có thể làm thay đổi hương vị và kết cấu.

Thời gian đông lạnh cho từng phần

  • Gà nguyên con : 12 tháng
  • Các phần : 09 tháng
  • Gà xay : 3 - 4 tháng
  • Nội tạng: 3 - 4 tháng

Thịt gà chưa nấu cần được bảo quản đông lạnh theo nhiệt độ phù hợp
Thịt gà chưa nấu cần được bảo quản đông lạnh theo nhiệt độ phù hợp

2.10. Thịt nguội

Xúc xích sẽ tồn tại được khoảng một tuần trong tủ lạnh sau khi bạn mở, 2 tuần với chưa mở. Thịt hun khói kéo dài từ 3 đến 5 ngày sau khi mở, 2 tuần chưa mở. Việc đông lạnh bất kỳ thứ nào trong số này giúp chúng an toàn khỏi vi khuẩn, nhưng chất lượng bắt đầu giảm sau 1 hoặc 2 tháng.

2.11. Trứng

Sẽ bảo quản được trong tủ lạnh từ 3 - 5 tuần nếu chúng chưa luộc và còn nguyên trong vỏ. Trứng không đông cứng hoàn toàn, cho dù sống hay chín, nhưng bạn có thể đánh lòng đỏ và lòng trắng với nhau rồi cho chất lỏng đã đậy kín vào tủ đông. Các món ăn làm từ trứng, như thịt hầm, bánh nướng và bánh nhanh, nên để được từ 3 đến 5 ngày trong tủ lạnh hoặc một hoặc hai tháng trong tủ đông.

2.12. Cá

Bảo quản thực phẩm cá trên ngăn đông tủ lạnh bằng giấy bạc hoặc hộp nhựa trong vòng 2 ngày. Khi còn tươi, cá nguyên con có mắt trong và tròn, không bị dẹt hoặc đục. Da sáng bóng và mềm mại khi chạm vào không có chất nhờn màu trắng đục. Thịt thăn phải có mùi tươi, nhẹ và không bị thâm hoặc khô ở các cạnh. Loại bỏ những con các có mùi, trông vô hồn và nhũn.

2.13. Động vật có vỏ

Động vật có vỏ, có thể lây truyền những bệnh nghiêm trọng. Tốt nhất, bạn nên mua tôm, sò điệp hoặc ngao, bề bề vào ngày mà bạn muốn sử dụng chúng. Nếu chúng còn tươi sống sẽ phản ứng lại khi bạn chạm vào. Loại bỏ ngay những con đã há mồm, có mùi, nứt vỏ...

2.14. Rau củ

Bạn có thể sử dụng hoa quả và rau củ nếu chúng bị dập hoặc đổi màu. Rửa tất cả các sản phẩm ngay trước khi bạn ăn, và nếu muốn lau khô chúng, hãy nhớ dùng khăn sạch. Bảo quản trong tủ lạnh, đặc biệt nếu được đóng gói sẵn. Tránh để hoa quả gần nơi để thịt sống, gia cầm hoặc hải sản.

Thực phẩm an toàn là thực phẩm được bảo quản và chế biến đúng cách. Mỗi một loại đồ ăn, thức uống sẽ có những cách bảo quản khác nhau, vì thế bạn nên chú ý để thực phẩm không bị mất giá trị dinh dưỡng và vẫn đảm bảo được bữa ăn đủ chất cho gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com - foodsafety.gov

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe