Kiểm soát tác dụng phụ của hóa trị bằng những phương pháp nào?

Kiểm soát tác dụng phụ của hóa trị là một thách thức quan trọng đối với nhiều bệnh nhân ung thư. Hóa trị là phương pháp điều trị toàn thân, thường đi kèm với các tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, rụng tóc và suy giảm hệ miễn dịch. Bài viết này sẽ giới thiệu những phương pháp hiệu quả để giảm thiểu và kiểm soát các tác dụng phụ, giúp bệnh nhân duy trì sức khỏe trong suốt quá trình điều trị. 

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của TS.BS Lê Tấn Đạt - Bác sĩ Nội Ung bướu - Trưởng Đơn nguyên Nội Ung bướu - Trung tâm Ung bướu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

1. Tác dụng phụ thường gặp nhất của hóa trị

Các tác dụng phụ của hóa trị có thể biến đổi tùy thuộc vào loại thuốc được sử dụng. Mỗi người bệnh có những phản ứng khác nhau với cùng một phương pháp điều trị.  

Có trường hợp chỉ gặp một vài loại tác dụng phụ, nhưng cuixng có bệnh nhân bị gần như tất cả các loại tác dụng phụ. Mức độ nghiêm trọng của tác dụng phụ cũng có thể khác nhau đối với từng người.  

Dù là mức nhẹ hay nghiêm trọng, bệnh nhân có thể kiểm soát tác dụng phụ của hóa trị bằng thuốc. Lưu ý rằng liệu pháp hóa trị sẽ làm tổn thương các tế bào đang phân chia nhưng không phân biệt giữa tế bào bình thường và tế bào ung thư. Điều này vô tình gây tổn thương các tế bào khỏe mạnh và gây ra tác dụng phụ. 

Dù là mức độ nhẹ hay nghiêm trọng, bệnh nhân có thể kiểm soát tác dụng phụ của hóa trị bằng thuốc.
Dù là mức độ nhẹ hay nghiêm trọng, bệnh nhân có thể kiểm soát tác dụng phụ của hóa trị bằng thuốc.

Hầu hết các tác dụng phụ của liệu pháp hóa trị là ngắn hạn. Cơ thể thường có khả năng tự khắc phục hầu hết các tổn thương. Dưới đây là bảng tóm tắt các tác dụng phụ thường gặp nhất của liệu pháp hóa trị. 

Tác dụng phụ hoặc vùng bị ảnh hưởng Triệu chứng 
Tác động đến tóc, da và móng tay/ chân 
  • Rụng tóc, rụng lông.
  • Da nhạy cảm và khô.
  • Móng dễ gãy. 
Số lượng hồng cầu thấp hoặc thiếu máu 
  • Khó thở và xanh xao.
  • Mệt mỏi và suy nhược.
  • Năng lượng thấp. 
Tác động đến bụng, hệ tiêu hóa, toàn bộ cơ thể 
  • Buồn nôn.
  • Nôn mửa.
  • Tiêu chảy. 
Tác động đến não, tâm trí 
  • Thay đổi về trí nhớ, sự tập trung và cách suy nghĩ.
  • Còn được gọi là “rối loạn chức năng não sau hóa trị” hay “sương mù não do hóa trị”. 
Giảm số lượng tế bào máu hoặc số lượng tiểu cầu thấp 
  • Dễ bị bầm tím.
  • Chảy máu cam hoặc chảy máu nướu răng khi đánh răng. 
Tác động đến dây thần kinh Tê hoặc ngứa ran ở tay và chân.
Số lượng bạch cầu thấp trong tủy xương Tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. 
Xuất hiện vết loét trong miệng 
  • Ăn mất ngon.
  • Thay đổi về khẩu vị. 

2. Thời gian xuất hiện các tác dụng phụ sau khi bắt đầu hóa trị

Các tác dụng phụ của hóa trị phụ thuộc vào chế độ điều trị cụ thể của bệnh nhân. Ví dụ, tác dụng phụ có thể biến đổi tùy theo loại thuốc và liều lượng điều trị.

Đối với một số người, buồn nôn là một trong những tác dụng phụ đầu tiên. Tình trạng này xuất hiện sớm nhất là vài ngày sau khi tiến hành hóa trị.

Thời gian cần thiết để liệu pháp hóa trị phát huy hiệu quả có thể khác nhau với từng bệnh nhân. Các tế bào bình thường, khỏe mạnh sẽ tiếp tục phân chia theo cơ chế của chúng. Điều này giải thích việc một số tác dụng phụ dễ dàng nhận thấy (như rụng tóc) không xuất hiện ngay chu kỳ hóa trị đầu tiên mà chỉ xuất hiện sau vài chu kỳ điều trị.

Mặc dù các tác dụng phụ của hóa trị thường được dự đoán trước nhưng không phải ai cũng gặp. Xuất hiện tác dụng phụ hay không phụ thuộc vào cách cơ thể bệnh nhân phản ứng với thuốc.  

3. Hóa trị ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch như thế nào?  

Tùy thuộc vào chế độ điều trị cụ thể, hệ thống miễn dịch của bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng bởi hóa trị. Một trong những tác dụng phụ tiềm ẩn của liệu pháp hóa trị là tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.

Các tế bào bạch cầu là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch và có thể bị ảnh hưởng bởi hóa trị. Cụ thể, các tế bào bạch cầu trung tính chống lại vi khuẩn và sau hóa trị, các tế bào này bị giảm khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn. Tình trạng này được gọi là giảm bạch cầu trung tính.

Các chuyên gia y tế sẽ thực hiện xét nghiệm để đánh giá hệ thống miễn dịch của bệnh nhân trước, trong và sau hóa trị. Bác sĩ hoặc y tá sẽ kiểm tra "số lượng tế bào bạch cầu trung tính tuyệt đối (ANC)" để đảm bảo rằng các tế bào này ổn định trong phạm vi bình thường.

Nếu ANC giảm dưới 1.000 trên mỗi microlit máu, đặc biệt là dưới 500, bệnh nhân sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm trùng. Tuy nhiên, có một số biện pháp để giảm thiểu rủi ro:

  • Vệ sinh cơ thể kỹ lưỡng, bao gồm rửa tay thường xuyên.
  • Tránh những nơi đông người hoặc đeo khẩu trang nếu bệnh nhân phải tiếp xúc nhiều với những nơi đó.
  • Lưu ý về an toàn thực phẩm để tránh nguy cơ mắc các bệnh từ thực phẩm. An toàn thực phẩm đặc biệt quan trọng trong hóa trị vì vi khuẩn có thể phát triển trong môi trường giàu carbohydrate và độ ẩm cao.

4. Các lựa chọn điều trị để kiểm soát tác dụng phụ của hóa trị

Cảm giác buồn nôn sau hóa trị thường khiến bệnh nhân không thoải mái. Để kiểm soát tác dụng phụ của hóa trị, bác sĩ thường chỉ định sử dụng thuốc chống nôn hay còn gọi là thuốc chống nghén.

Thuốc chống nôn thường được sử dụng trong quá trình hóa trị và tiếp tục được dùng thường xuyên, ngay cả khi các triệu chứng buồn nôn đã qua đi. Việc duy trì sử dụng thuốc chống nôn giúp ngăn ngừa bệnh tái phát tốt hơn so với ngưng sử dụng.

Trong một số trường hợp, việc sử dụng thuốc để giảm tác dụng phụ có thể gây ra một số tác dụng phụ khác nhẹ và tạm thời.

Nếu bệnh nhân quan tâm đến các phương pháp khác để kiểm soát tác dụng phụ của hóa trị - buồn nôn ngoài việc sử dụng thuốc, có một số lựa chọn như sau:

  • Có thể ăn một ít thức ăn nhỏ trước khi hóa trị vài tiếng, nhưng không ăn nhiều.
  • Lựa chọn đồ uống giàu calo để giảm cảm giác buồn nôn.
  • Hạn chế ăn thức ăn giàu chất béo hoặc có mùi nồng.
  • Uống đủ nước để tránh mất nước.
  • Đối với một số người, uống nước có ga có thể làm giảm cảm giác buồn nôn. 
Đối với một số người, uống nước có ga có thể làm giảm cảm giác buồn nôn.
Đối với một số người, uống nước có ga có thể làm giảm cảm giác buồn nôn.

Tránh sử dụng bất kỳ loại thảo dược hoặc sản phẩm thay thế nào để kiểm soát buồn nôn mà không tham khảo trước ý kiến của bác sĩ.  

5. Có bất kỳ liệu pháp thay thế nào được khuyến nghị để kiểm soát tác dụng phụ của hóa trị không?

Có nhiều phương pháp thay thế và bổ sung có sẵn mà một số người tin rằng có thể giảm thiểu các tác dụng phụ của hóa trị. Tuy nhiên, bằng chứng về hiệu quả của những phương pháp này vẫn còn hạn chế.  

Cách tốt nhất để tìm ra một phương pháp thay thế hoặc bổ sung là thảo luận với bác sĩ, tìm hiểu và nắm rõ về các bằng chứng liên quan đến phương pháp này.  

6. Thói quen sinh hoạt có hỗ trợ kiểm soát tác dụng phụ được không?

Thói quen sinh hoạt có thể mang lại những tác động tích cực hoặc tiêu cực, tùy trường hơp. Việc thay đổi lối sống tích cực để nâng cao chất lượng cuộc sống có thể kể đến như: từ bỏ hút thuốc hoặc cải thiện giấc ngủ. Những thay đổi này có thể ảnh hưởng đáng kể và mang lại kết quả khác nhau tùy từng người. 

Từ bỏ hút thuốc có thể hỗ trợ kiểm soát tác dụng phụ.
Từ bỏ hút thuốc có thể hỗ trợ kiểm soát tác dụng phụ.

Để kiểm soát tác dụng phụ của hóa trị, một số thói quen sinh hoạt có thể mang lại lợi ích kéo dài và tích cực. Ví dụ, việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và ngủ đủ giấc có thể cải thiện tình hình.

Thói quen sinh hoạt cũng có thể được coi là một dạng liệu pháp bổ sung nhằm giảm các triệu chứng hoặc tác dụng phụ, giảm đau và tăng cường chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, một số thói quen như chế độ ăn kiêng hoặc luyện tập quá mức có thể gây hại, nhất là nếu chúng gây trở ngại cho quá trình điều trị ung thư.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe