Khuyến cáo sàng lọc ung thư theo từng độ tuổi

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Nhã Hiền - Bác sĩ Nội ung bướu - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Ngoài yếu tố di truyền, chế độ ăn uống, tập thể dục và các thói quen khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể cũng như nguy cơ phát triển ung thư và các bệnh nghiêm trọng khác. Mỗi loại ung thư có yếu tố nguy cơ và diễn tiến sinh bệnh khách nhau , do đó việc sàng lọc ung thư cũng áp dụng cho từng độ tuổi phù hợp mỗi loại ung thư. Việc sàng lọc ung thư có thể giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn dễ điều trị.

1. Từ độ tuổi 21-29

Đối với nam giới

  • Ung thư đại tràng: hãy tìm hiểu xem có nguy cơ ung thư đại tràng cao hơn bình thường do tiền sử gia đình, rối loạn di truyền hoặc các nguyên nhân khác. Nếu nguy cơ không cao, bạn không cần thực hiện sàng lọc thêm vào lúc này. Nếu nguy cơ cao ( trong gia đình có bố, mẹ, anh chị em ruột có ung thư đại tràng, mắc hội chứng đa polyp gia đình...) hãy trao đổi với nhân viên y tế về các xét nghiệm bạn nên làm để sàng lọc ung thư đại tràng.
  • Ung thư giáp: nếu gia đình( bố, mẹ, anh, chị em ruột) có ung thư giáp hoặc tiền sử xạ vùng cổ... hãy trao đổi với nhân viên y tế về các xét nghiệm bạn nên làm để sàng lọc ung thư giáp

Đối với nữ giới

  • Ung thư vú: nếu thấy xuất hiện bất thường ở hai bên ngực, hãy trao đổi ngay với nhân viên y tế và tìm hiểu về nguy cơ mắc bệnh ung thư vú của mình. Nếu nguy cơ không cao, bạn không cần thực hiện sàng lọc thêm vào lúc này. Nếu nguy cơ cao, hãy trao đổi với nhân viên y tế về sự cần thiết của việc chụp X-quang vú và các xét nghiệm khác.
  • Ung thư cổ tử cung: phụ nữ không cần sàng lọc ung thư cổ tử cung trước độ tuổi 21. Từ độ tuổi 21 đến 29, phụ nữ nên thực hiện xét nghiệm Pap smear 3 năm một lần. Việc thực hiện xét nghiệm HPV là không cần thiết nếu kết quả Pap smear bình thường.
  • Ung thư đại tràng: hãy tìm hiểu xem bạn có nguy cơ ung thư đại tràng cao hơn bình thường do tiền sử gia đình, rối loạn di truyền hoặc các nguyên nhân khác. Nếu nguy cơ cao, hãy trao đổi với nhân viên y tế về các xét nghiệm bạn nên làm để sàng lọc ung thư đại tràng.
  • Ung thư giáp: nếu gia đình( bố, mẹ, anh, chị em ruột) có ung thư giáp hoặc tiền sử xạ vùng cổ... hãy trao đổi với nhân viên y tế về các xét nghiệm bạn nên làm để sàng lọc ung thư giáp

Phụ nữ nên thực hiện xét nghiệm Pap smear 3 năm một lần
Phụ nữ nên thực hiện xét nghiệm Pap smear 3 năm một lần

2. Từ độ tuổi 30 - 39

Đối với nam giới

  • Ung thư đại tràng: hãy tìm hiểu xem có nguy cơ ung thư đại tràng cao hơn bình thường do tiền sử gia đình, rối loạn di truyền hoặc các nguyên nhân khác. Nếu nguy cơ không cao, bạn không cần thực hiện sàng lọc thêm vào lúc này. Nếu nguy cơ cao ( trong gia đình có bố, mẹ, anh chị em ruột có ung thư đại tràng, mắc hội chứng đa polyp gia đình...) hãy trao đổi với nhân viên y tế về các xét nghiệm bạn nên làm để sàng lọc ung thư đại tràng

Đối với nữ giới

  • Ung thư vú : nếu thấy xuất hiện bất thường ở hai bên ngực, hãy trao đổi ngay với nhân viên y tế và tìm hiểu về nguy cơ mắc bệnh ung thư vú của mình. Nếu nguy cơ không cao, bạn không cần thực hiện sàng lọc thêm vào lúc này. Nếu nguy cơ cao, hãy trao đổi với nhân viên y tế về sự cần thiết của việc chụp X-quang vú và các xét nghiệm khác.
  • Ung thư cổ tử cung: bắt đầu từ độ tuổi 30, phụ nữ nên thực hiện Pap smear và xét nghiệm HPV 5 năm một lần. Hãy tiếp tục thực hiện sàng lọc theo khuyến cáo kể cả khi bạn đã tiêm phòng HPV
  • Ung thư đại tràng: nếu thấy xuất hiện bất thường ở hai bên ngực, hãy trao đổi ngay với nhân viên y tế và tìm hiểu về nguy cơ mắc bệnh ung thư vú của mình. Nếu nguy cơ không cao, bạn không cần thực hiện sàng lọc thêm vào lúc này. Nếu nguy cơ cao, hãy trao đổi với nhân viên y tế về sự cần thiết của việc chụp X-quang vú và các xét nghiệm khác.

Phụ nữ độ tuổi 30 - 39 nên sàng lọc ung thư vú
Phụ nữ độ tuổi 30 - 39 nên sàng lọc ung thư vú

3. Từ độ tuổi 40 - 49

Đối với nam giới

  • Ung thư đại tràng: bắt đầu từ độ tuổi 45, tất cả nam giới nên thực hiện sàng lọc ung thư đại tràng bằng phương pháp tìm máu ẩn trong phân hàng năm hoặc nội soi khung đại tràng mỗi 10 năm
  • Ung thư tiền liệt tuyến: bắt đầu từ độ tuổi 45, nam giới có nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến cao hơn bình thường nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn về các xét nghiệm phù hợp. Đối với những người có một hoặc hơn người thân bị ung thư tiền liệt tuyến, việc sàng lọc nên bắt đầu từ tuổi 40.

Đối với nữ giới

  • Ung thư vú: từ độ tuổi 45, phụ nữ nên chụp X-quang tuyến vú mỗi năm một lần. Phụ nữ nên biết được mức độ nguy cơ bị ung thư vú của mình và trao đổi với bác sĩ để được tư vấn về các xét nghiệm phù hợp.
  • Ung thư cổ tử cung: ở độ tuổi này, phụ nữ nên thực hiện Pap smear 5 năm một lần và tiếp tục sàng lọc kể cả khi đã được tiêm phòng HPV.
  • Ung thư đại tràng: bắt đầu từ độ tuổi 45, tất cả nữ giới nên thực hiện sàng lọc ung thư đại tràng.

4. Từ độ tuổi 50-64

Đối với nam giới

  • Ung thư đại tràng : bắt đầu từ độ tuổi 45, tất cả nam giới nên thực hiện sàng lọc ung thư đại tràng bằng phương pháp tìm máu ẩn trong phân hàng năm hoặc nội soi khung đại tràng mỗi 10 năm
  • Ung thư tiền liệt tuyến: bắt đầu từ độ tuổi 50, tất cả nam giới nên bắt đầu sàng lọc ung thư tiền liệt tuyến và nên trao đổi với bác sĩ về những xét nghiệm phù hợp.
  • Ung thư phổi: nam giới trên 55 tuổi nên trao đổi với bác sĩ về tiền sử hút thuốc của mình để bác sĩ có thể xác định sự cần thiết của việc chụp cắt lớp vi tính phổi liều thấp. Đối với những nam giới hút thuốc lâu năm hoặc đã cai thuốc 15 năm, việc sàng lọc ung thư phổi có thể phát hiện sớm bệnh và kịp thời điều trị.

Đối với nữ giới

  • Ung thư vú: phụ nữ từ độ tuổi 50 - 54 nên chụp X-quang mỗi năm một lần. Bắt đầu từ tuổi 55, phụ nữ có thể chụp X-quang 2 năm mỗi lần hoặc tiếp tục chụp mỗi năm một lần.
  • Ung thư cổ tử cung: phụ nữ ở độ tuổi này nên thực hiện Pap smear và xét nghiệm HPV 5 năm một lần hoặc thực hiện riêng Pap smear 3 năm một lần.
  • Ung thư đại tràng: tất cả nữ giới nên thực hiện sàng lọc ung thư đại tràng bằng phương pháp tìm máu ẩn trong phân hàng năm hoặc nội soi khung đại tràng mỗi 10 năm
  • Ung thư phổi: nữ giới trên 55 tuổi nên trao đổi với bác sĩ về tiền sử hút thuốc của mình để bác sĩ có thể xác định sự cần thiết của việc chụp cắt lớp vi tính phổi liều thấp. Đối với những phụ nữ hút thuốc lâu năm hoặc đã cai thuốc 15 năm, việc sàng lọc ung thư phổi có thể phát hiện sớm bệnh và kịp thời điều trị.

Tất cả nam giới từ 50 tuổi trở lên nên bắt đầu sàng lọc ung thư tiền liệt tuyến
Tất cả nam giới từ 50 tuổi trở lên nên bắt đầu sàng lọc ung thư tiền liệt tuyến

5. Từ độ tuổi 65 trở lên

Đối với nam giới

  • Ung thư đại tràng: việc sàng lọc ung thư đại tràng nên được thực hiện cho đến tuổi 75. Những người từ độ tuổi 76 - 85 nên được bác sĩ tư vấn về việc tiếp tục sàng lọc ung thư đại tràng. Đối với những người trên 85 tuổi, việc sàng lọc ung thư đại tràng là không cần thiết.
  • Ung thư tiền liệt tuyến: ở độ tuổi này, nam giới nên được bác sĩ tư vấn về việc tiếp tục sàng lọc ung thư tiền liệt tuyến.
  • Ung thư phổi: nên trao đổi với bác sĩ về tiền sử hút thuốc của mình để bác sĩ có thể xác định sự cần thiết của việc chụp cắt lớp vi tính phổi liều thấp. Đối với những nam giới hút thuốc lâu năm hoặc đã cai thuốc 15 năm, việc sàng lọc ung thư phổi có thể phát hiện sớm bệnh và kịp thời điều trị.

Đối với nữ giới

  • Ung thư vú: phụ nữ ở độ tuổi này nên chụp X-quang vú 2 năm một lần.
  • Ung thư cổ tử cung: việc sàng lọc ung thư cổ tử cung là không cần thiết ở độ tuổi này nếu kết quả sàng lọc bình thường trong 10 năm vừa qua.
  • Ung thư đại tràng: việc sàng lọc ung thư đại tràng nên được thực hiện cho đến tuổi 75. Những người từ độ tuổi 76 - 85 nên được bác sĩ tư vấn về việc tiếp tục sàng lọc ung thư đại tràng. Đối với những người trên 85 tuổi, việc sàng lọc ung thư đại tràng là không cần thiết.
  • Ung thư phổi : nên trao đổi với bác sĩ về tiền sử hút thuốc của mình để bác sĩ có thể xác định sự cần thiết của việc chụp cắt lớp vi tính phổi liều thấp. Đối với những nam giới hút thuốc lâu năm hoặc đã cai thuốc 15 năm, việc sàng lọc ung thư phổi có thể phát hiện sớm bệnh và kịp thời điều trị.

Ngoài ra, còn dựa vào các yếu tố gia đình hoặc tiền sử bệnh lý ( viêm gan B, C; viêm tụy mạn) hoặc thói quen ( uống rượu, ăn đồ cay...), các bác sĩ tại Vinmec sẽ cung cấp cho khách hàng các gói tầm soát ung thư phù hợp.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp cho khách hàng các gói tầm soát ung thư theo độ tuổi, giới tính và bệnh lý như: Tầm soát ung thư phổi, tầm soát ung thư dạ dày, tầm soát ung thư vú,...Nhằm mục đích kiểm soát sức khỏe phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Bác sĩ Lê Thị Nhã Hiền có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực khám, chẩn đoán các bệnh lý ung bướu và các phương thức điều trị hóa trị, điều trị đích và Chăm sóc giảm nhẹ. Hiện bác sĩ đang công tác tại Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Nha Trang.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe