Kẽm là một khoáng chất quan trọng đối với cơ thể. Kẽm hỗ trợ hệ miễn dịch, giúp chữa lành vết thương và hỗ trợ sự phát triển của cơ thể. Thiếu kẽm xảy ra thường xuyên ở các nước đang phát triển. Tại các nước phát triển như Hoa Kỳ, thiếu kẽm rất hiếm xảy ra, bởi hầu hết các chế độ ăn đều cung cấp nhiều hơn lượng kẽm hơn so với lượng kẽm khuyến cáo.
1. Tại sao người ta dùng kẽm?
Kẽm ngày này được dùng phổ biến trong các trường hợp cảm lạnh thông thường. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng viên bổ sung kẽm có thể rút ngắn thời gian mắc cảm lạnh, giảm ít nhất 1 ngày hoặc nhiều hơn. Ngoài ra, khi bổ sung kẽm người ta cũng thấy số lượng triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ em giảm đi.
Kẽm giúp chống nhiễm trùng và chữa lành các vết thương. Tuy nhiên, nếu bạn đã lấy đủ kẽm từ chế độ ăn uống hàng ngày của mình thì việc bổ sung thêm kẽm từ các sản phẩm thực phẩm chức năng không chắc sẽ mang lại lợi ích nhiều hơn.
Các sản phẩm kẽm bôi ngoài da được sử dụng để điều trị hăm tã và hăm da. Kẽm cũng đã được chứng minh là có tác dụng tốt trong 1 số trường hợp như giúp chữa loét, tăng động, mụn trứng cá, thiếu máu hồng cầu hình liềm và các vấn đề sức khoẻ khác.
Ngoài ra, kẽm cũng đã được nghiên cứu để điều trị mụn rộp (Herpes), cholesterol cao, viêm khớp dạng thấp, HIV, v.v. Tuy nhiên, bằng chứng về lợi ích của kẽm đối với các bệnh được kể trên là không đầy đủ.
Ngoài ra kẽm giúp điều trị hiệu quả các trường hợp thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi, tuy nhiên vẫn cần có nhiều nghiên cứu hơn về tác dụng này của kẽm. Những người ăn chay nghiêm ngặt, lạm dụng rượu và những người có chế độ ăn uống kém có nguy cơ thiếu kẽm cao hơn. Một số bệnh về tiêu hoá cũng sẽ được khuyến cáo nên bổ sung kẽm, chẳng hạn như bệnh Crohn (bệnh viêm mãn tính đường tiêu hóa).
2. Bạn nên bổ sung bao nhiêu kẽm trong một ngày?
Lượng kẽm được khuyến nghị hàng ngày bao gồm cả lượng kẽm mà bạn nhận được từ cả thực phẩm bạn ăn và lượng kẽm từ bất kỳ thực phẩm bổ sung nào bạn đang sử dụng.
Mức khuyến nghị đề cập trên bảng trên là lượng kẽm cao nhất mà hầu hết mọi người có thể nạp vào cơ thể một cách an toàn. Bạn không nên bổ sung nhiều hơn lượng khuyến cáo đó trừ khi bác sĩ chỉ định. Lượng kẽm khuyến cáo như trên đã bao gồm kẽm từ thực phẩm và thực phẩm chức năng.
3. Uống kẽm như thế nào cho đúng cách?
Để tránh kích ứng dạ dày, bạn hãy dùng kẽm kèm với thức ăn, hoặc sau bữa ăn. Đối với cảm lạnh thông thường, viên ngậm kẽm thường được dùng mỗi một đến hai giờ trong vòng 48 giờ kể từ khi bắt đầu có triệu chứng. Sau đó, tiếp tục ngậm viên kẽm một đến hai giờ/1 lần cho đến khi các triệu chứng biến mất. Có bổ sung kẽm ở dạng thuốc viên hoặc dạng chất lỏng.
4. Bạn có thể bổ sung kẽm tự nhiên từ thực phẩm không?
Nguồn thực phẩm tốt cung cấp nhiều kẽm là:
- Thịt đỏ
- Gia cầm
- Hàu
- Ngũ cốc
- Đậu và các loại hạt
5. Những rủi ro của việc dùng kẽm là gì?
- Tác dụng phụ: Bổ sung kẽm có thể gây kích ứng dạ dày và miệng. Viên ngậm kẽm có thể thay đổi khứu giác và vị giác của bạn trong vài ngày. Nếu dùng lâu dài, viên ngậm kẽm có thể làm giảm lượng đồng trong cơ thể. Sử dụng thuốc xịt mũi chứa kẽm cũng có liên quan đến việc mất/giảm khứu giác, có thể là mất khứu giác vĩnh viễn.
- Tương tác: Kẽm có thể tương tác với một số loại thuốc như thuốc tránh thai và một số loại kháng sinh. Kẽm cũng có thể tương tác với các chất bổ sung khác, chẳng hạn như canxi, magie, đồng và sắt. Nếu bạn dùng thuốc hàng ngày hoặc một số loại thực phẩm chức năng khác, hỏi bác sĩ để có tư vấn chính xác nhất
- Rủi ro: Những người bị dị ứng với kẽm, nhiễm HIV hoặc mắc bệnh hemochromatosis nên trao đổi với bác sĩ trước khi quyết định bổ sung kẽm. Bổ sung quá nhiều kẽm cũng có thể gây sốt, ho, buồn nôn, giảm chức năng miễn dịch, mất cân bằng khoáng chất, thay đổi cholesterol và các vấn đề khác. Ở phụ nữ mang thai, liều cao có thể gây hại cho thai nhi.
6. Kết luận
Kẽm là chất cần thiết giúp cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên thiếu kẽm hay thừa kẽm đều gây ra những ảnh hưởng không mong muốn đối với cơ thể. Ngoài việc bổ sung kẽm từ các nguồn thực phẩm tự nhiên thì uống các viên kẽm bổ sung cũng quan trọng. Để bổ sung một lượng kẽm tương ứng với nhu cầu cơ thể, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi mua và sử dụng các thực phẩm chức năng giúp bổ sung kẽm.
Nguồn: webmd.com
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Xem thêm: