Insulin và sức mạnh bộ xương

Tác động của Insulin đối với bộ xương đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe xương. Insulin không chỉ điều chỉnh lượng đường trong máu mà còn có tác động trực tiếp lên quá trình tạo xương và phá hủy xương. Insulin hoạt động như một hormone có tác dụng đồng hóa trên xương, kích thích quá trình tạo xương và ức chế quá trình phá hủy xương.

Bài viết bởi Bác sĩ chuyên khoa I Võ Khắc Khôi Nguyên - Bác sĩ chấn thương chỉnh hình - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

1. Hiệu quả của insulin đối với bộ xương

Insulin đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động của nguyên bào xương, loại tế bào tiền thân tạo nên các tế bào tạo xương. Hormone này thúc đẩy quá trình tăng sinh và biệt hóa của tế bào gốc trung mô, chuyển chúng thành tế bào xương. Một nghiên cứu trên mô hình chuột cho thấy tình trạng thiếu insulin dẫn đến loãng xương, biểu hiện qua giảm hình thành xương và tăng hủy xương.

Theo kết quả của một nghiên cứu lâm sàng, bệnh nhân đái tháo đường loại 1, bao gồm cả người lớn và trẻ em, thường đối mặt với các biến chứng như loãng xương và gãy xương do tình trạng thiếu hụt insulin nghiêm trọng. Theo một nghiên cứu kéo dài 7 năm trên nhóm bệnh nhân trẻ tuổi (20–36 tuổi), liệu pháp insulin đã cho thấy hiệu quả trong việc cải thiện độ ổn định của mật độ khoáng xương và làm giảm quá trình hủy xương.

Ở bệnh nhân đái tháo đường loại 2, hiện tượng đề kháng insulin khiến insulin hấp thụ và sử dụng glucose kém hiệu quả, dẫn đến sự thiếu hụt insulin ở mức tương đối. Để bù đắp, cơ thể tăng sản xuất insulin nhằm giữ đường huyết ổn định, dẫn đến tăng nồng độ insulin trong máu. Các nghiên cứu chỉ ra rằng tình trạng đề kháng insulin, đặc biệt là mức insulin tăng cao, có thể gây tác động tiêu cực đến độ chắc khỏe của xương so với khối lượng bộ xương.

Người thiếu insulin có nguy cơ gãy xương cao hơn người bình thường.
Người thiếu insulin có nguy cơ gãy xương cao hơn người bình thường.

2. Tác hại của insulin với bộ xương

Một tác động tích cực của insulin đối với bộ xương đã được ghi nhận là khả năng mang lại lợi ích trong việc đưa glucose máu trở về mức bình thường, hỗ trợ quá trình tạo xương. Dù vậy, insulin cũng mang rủi ro nhất định, chẳng hạn như tăng khả năng gãy xương do gây hạ đường huyết và dẫn đến té ngã.  

Các nghiên cứu trên động vật đã phát hiện rằng ở chuột thiếu thụ thể insulin, quá trình hình thành xương bị giảm, quá trình huỷ xương tăng lên và chu chuyển xương giảm. Tuy nhiên, đối với vai trò của insulin đối với bộ xương, các nhà khoa học vẫn còn tranh cãi về việc insulin có ảnh hưởng trung tính, làm tăng hay làm giảm nguy cơ gãy xương.

Insulin đã được sử dụng để điều trị bệnh đái tháo đường suốt nhiều năm qua. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa việc dùng insulin và nguy cơ gãy xương ở bệnh nhân đái tháo đường vẫn chưa được thống nhất hoàn toàn.  

Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục tìm hiểu để làm sáng tỏ vấn đề này. Điều đáng chú ý là gãy xương, đặc biệt là gãy xương hông và xương sống, được xem là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế và tử vong ở người cao tuổi mắc đái tháo đường.

Mối liên hệ giữa insulin đối với bộ xương là làm tăng nguy cơ loãng xương, gãy xương ở người cao tuổi.
Mối liên hệ giữa insulin đối với bộ xương là làm tăng nguy cơ loãng xương, gãy xương ở người cao tuổi.

Cơ chế làm tăng nguy cơ gãy xương ở người sử dụng insulin vẫn chưa được hiểu rõ. Insulin nội sinh (tức là insulin do cơ thể tự sản xuất) là một chất đồng hoá trong xương. Ngược lại, tác dụng của insulin ngoại sinh, tức insulin tiêm vào cơ thể, vẫn chưa rõ ràng. Việc sử dụng insulin ngoại sinh có thể làm mất đi vai trò đồng hóa xương của insulin nội sinh.

Thứ hai, việc sử dụng insulin thường được áp dụng cho những người mắc tăng đường huyết mãn tính, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng xương.

Thứ ba, bệnh nhân cần dùng insulin thường có tiền sử mắc đái tháo đường lâu năm và mắc các biến chứng tiểu đường, điều này có thể góp phần vào việc tăng nguy cơ gãy xương. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự tiến triển của bệnh đái tháo đường có thể làm tăng nguy cơ gãy xương.

Thứ tư, việc điều trị bằng insulin có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết. Bệnh nhân điều trị bằng insulin thường có nguy cơ cao bị té ngã và gãy xương do hạ đường huyết, nguy cơ này cao hơn so với những người không sử dụng insulin.

Ngoài ra, việc dùng insulin cũng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh võng mạc đái tháo đườngbệnh thần kinh ngoại biên. Các vấn đề này dẫn đến dáng đi không ổn định, mất thăng bằng trong thời gian dài và suy giảm thị lực, góp phần gia tăng nguy cơ té ngã và gãy xương.

Người dùng insulin có nguy cơ cao mắc bệnh võng mạc tiểu đường.
Người dùng insulin có nguy cơ cao mắc bệnh võng mạc tiểu đường.

Tóm lại, insulin là thuốc điều trị chính cho bệnh đái tháo đường - nhưng insulin đối với bộ xương có ảnh hưởng nhất định. Ngoài việc sử dụng thuốc để điều chỉnh lượng đường trong máu, người bệnh cần chú ý đến sức khỏe của xương để phát hiện và can thiệp kịp thời.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những cơ sở y tế hàng đầu tại Việt Nam, sở hữu đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế có tay nghề cao, được đào tạo chuyên sâu cả trong và ngoài nước, với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Với trang thiết bị y tế tiên tiến và hiện đại, bệnh viện sở hữu những máy móc tân tiến nhất trên thế giới, giúp phát hiện nhanh chóng các bệnh lý phức tạp và nguy hiểm, từ đó hỗ trợ công tác chẩn đoán và điều trị của bác sĩ. Không gian bệnh viện được bài trí như một khách sạn cao cấp, tạo sự thoải mái và dễ chịu cho bệnh nhân, giúp họ cảm thấy an tâm hơn trong quá trình điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe