Thời kỳ hậu sản là khoảng thời gian sau khi sinh, ngoài cơ thể thay đổi sau sinh con về sinh lý thì các vấn đề sức khoẻ cũng có thể phát sinh trong giai đoạn này. Dưới đây là một số cách được các chuyên gia khuyến cáo sẽ giúp bạn cảm thấy tốt về cơ thể sau khi sinh.
1. Đừng đánh giá vẻ ngoài của bạn trong vài tuần đầu
Trong 9 tháng qua, cơ thể bạn không phải là của riêng bạn mà còn là nơi để nuôi dưỡng thai nhi. Mặc dù bạn có thể đã đọc hoặc nghe về những điều mà cơ thể bạn sẽ thay đổi như thế nào, nhưng có lẽ bạn chưa chuẩn bị đầy đủ cho việc mang thai thực sự. Và bây giờ bạn muốn cơ thể của bạn trở lại như trước khi mang thai!
Điều đó hoàn toàn dễ hiểu nhưng cũng rất quan trọng để thực hiện được điều này, bạn cần kiên nhẫn và cho phép bản thân nghỉ ngơi. Khi cơ thể bạn đã trải qua 9 tháng kéo dài và cơ thể cần điều chỉnh để thích nghi với thai nhi đang lớn trong bụng, vì vậy bạn không nên quá kỳ vọng rằng cơ thể có thể hồi phục chỉ sau vài tuần sau khi sinh.
Bạn có thể cần thêm 9 tháng hoặc thậm chí một năm để trở lại với những gì bạn cho là "bình thường" trước kia, và hãy nhớ rằng hình dáng cơ thể của bạn sẽ không giống như trước đây.
Nếu bạn giống như hầu hết phụ nữ trong những tuần đầu tiên sau khi sinh, bạn sẽ bị đau, rò rỉ, nhỏ giọt, sưng và phập phồng tại đường âm đạo, rạn da sau sinh, chưa kể đến các triệu chứng khác như kiệt sức về thể chất lẫn tinh thần. Và bụng của bạn có thể nhìn giống như vẫn mang thai vì cơ bụng bị căng ra và tử cung của bạn vẫn chưa thu nhỏ lại kích thước trước khi mang thai (có thể mất 6 đến 8 tuần).
Thời gian để cơ thể bạn hồi phục phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm tuổi tác, mức độ tập thể dục, số lần mang thai trước đó và gen di truyền. Có một vài bà mẹ có thể mặc vừa quần áo trước đây trong vài tuần sau khi sinh, nhưng đây là trường hợp diễn ra không phổ biến và bạn không nên so sánh những người này với bản thân mình. Hãy suy nghĩ tích hơn về hông hơi tròn của bạn, bụng mềm hơn và eo dày hơn, đó chỉ là những điều nhỏ mà bạn làm được cho đứa con mới chào đời của mình.
2. Trở lại các hoạt động, thói quen trước đây
Bạn có biết rằng mang thai thực sự có 12 tháng. Nếu bạn coi vài tháng đầu sau sinh là một phần trong quá trình mang thai của mình, điều này có thể làm giảm bớt áp lực cho bạn khi phải tiếp tục tất cả các hoạt động trước đây càng sớm càng tốt.
Cố gắng gác lại các công việc như nấu ăn và dọn dẹp trong 2 đến 4 tuần đầu tiên, để bạn có thể tập trung vào việc nghỉ ngơi và chăm sóc trẻ sơ sinh. Giấc ngủ rất cần thiết cho sự phục hồi của cơ thể cũng như khả năng đối phó với những khó khăn và để cảm thấy tốt hơn về bản thân. Và gác chân lên cao có thể làm giảm các triệu chứng phù nề ở chân phát triển trong thai kỳ.
Khi bạn cảm thấy đã sẵn sàng làm việc, bạn nên từ từ bắt đầu trở lại thói quen cũ của bạn. Đặc biệt để phòng tránh béo phì sau khi sinh và nhanh chóng lấy lại vóc dáng trước kia, bạn nên tập thể dục.
Nếu bạn sinh thường, có lẽ bạn có thể bắt đầu đi bộ, tập kegels và duỗi nhẹ nhàng ngay sau khi về nhà. Tốt nhất để biết chính xác các bài tập nào phù hợp cho bà mẹ mới sinh, bạn hãy xin ý kiến từ bác sĩ trước khi bắt đầu tập aerobic hoặc tập tạ. Đôi khi bạn có thể tìm thấy các lớp tập thể dục sau sinh tại phòng tập thể dục gần nhà, bệnh viện hoặc trung tâm thể dục.
Nếu bạn sinh mổ, hãy kiểm tra với bác sĩ về thời điểm bạn có thể bắt đầu tập thể dục và bài tập nào phù hợp. Vết mổ để sinh con của bạn cần lành hoàn toàn trước khi bạn bắt đầu thực hiện các bài tập nhắm vào cơ bụng.
Trẻ sơ sinh giai đoạn từ 0 - 6 tháng tuổi nhìn chung dễ gặp bệnh về đường hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp và nhiễm trùng đường tiêu hóa nếu bé ăn dặm sớm hoặc việc lưu trữ và pha chế sữa không đảm bảo. Để bảo vệ sức khỏe của trẻ, cha mẹ nên thực hiện tốt việc cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu (nếu được) và tiêm vắc-xin đúng lịch. Ngay khi thấy trẻ có các triệu chứng như biếng ăn, mệt mỏi, quấy khóc thì cần đứa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn theo dõi và điều trị.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: babycenter.com
XEM THÊM
- Review kinh nghiệm đẻ ở Vinmec từ A đến Z
- Tại sao nên chọn dịch vụ đẻ ở Vinmec?
- Đẻ không đau ở Vinmec - Vượt cạn nhẹ nhàng, sinh con khỏe mạnh