Thuốc bổ cũng giống các loại thuốc khác, việc bổ sung dư thừa có thể gây ra tác dụng phụ. Do đó, để cho trẻ uống thuốc bổ đúng cách bố mẹ nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể về loại thuốc, hàm lượng và cách sử dụng thuốc an toàn.
1. Có nên bổ sung thuốc bổ cho bé?
Trẻ khỏe mạnh, đủ cân nhưng bố mẹ nghi ngờ chế độ ăn uống không cung cấp đủ thì có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Không đủ dưỡng chất có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như rau héo, trái cây không tươi hoặc nấu quá kỹ thức ăn gây mất nhiều vitamin C, ăn gạo trắng đã sàng nhiều lần gây mất vitamin B1,...
Trẻ bị suy dinh dưỡng cần được bổ sung thêm thuốc bổ cho trẻ. Với trẻ béo phì thì nên ăn chế độ ăn ít chất béo kết hợp bổ sung vitamin vì chất béo có vai trò quan trọng trong quá trình hấp thụ vitamin A, vitamin D, vitamin E, vitamin K.
Trẻ sơ sinh (0 đến 4 tháng tuổi) bổ sung dưỡng chất bằng cách cho mẹ uống thuốc bổ, không trực tiếp cho trẻ uống. Tuy nhiên, bố mẹ muốn bổ sung thuốc bổ cho trẻ thì cần đưa trẻ đi khám để biết trẻ thiếu loại dưỡng chất nào, hàm lượng bao nhiêu trước khi bổ sung.
2. Cho trẻ uống thuốc bổ gì?
Trên thị trường có nhiều loại thuốc bổ được sử dụng cho trẻ, trong đó phổ biến và an toàn nhất có thể kể đến:
- Cốm vi sinh: Cốm vi sinh cung cấp các vitamin, khoáng chất và các hoạt chất giúp kích thích ngon miệng, được sử dụng cho trẻ biếng ăn. Bổ sung thuốc bổ cho bé biếng ăn nên dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ để hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra tác dụng phụ.
- Men vi sinh và men tiêu hóa: Có nhiều thành phần khác nhau như whey protein, kẽm, lysine, taurine giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cảm giác thèm ăn, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn và cải thiện khẩu vị cho trẻ.
- Sữa cao năng lượng: Sữa cao năng lượng chứa chất xơ tự nhiên giúp hỗ trợ tiêu hoá, hạn chế nguy cơ bị táo bón, đầy hơi, chướng bụng. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất như IgA, IgM, IgB giúp tăng cường khả năng miễn dịch.
Trước khi mua bất kỳ loại thuốc bổ nào bố mẹ cũng cần đọc kỹ thành phần sản phẩm, hàm lượng vitamin, khoáng chất, nguồn gốc xuất xứ để cho trẻ uống thuốc bổ đúng cách và an toàn.
3. Trẻ em uống thuốc bổ nhiều có tốt không?
Thuốc bổ cũng giống như bất kỳ loại thuốc nào khác, dùng thừa có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn, vậy nên, trước khi bổ sung thuốc bổ cho trẻ cần xác định trẻ thiếu loại dưỡng chất nào thông qua các triệu chứng và xét nghiệm cận lâm sàng.
- Canxi: Thừa canxi có thể gây ra nhiều vấn đề như vôi hóa thận, to đầu xương, giảm hấp thu các chất khoáng khác như sắt, kẽm, magie, phospho.
- Vitamin D: Thừa vitamin D gây tăng canxi máu, canxi hoá mô mềm, suy thận, xương hóa sụn sớm, chán ăn, mệt mỏi ở trẻ nhỏ. Đối với phụ nữ mang thai có thể gây vôi hoá rau thai.
- Vitamin A: Thừa vitamin A gây nhức đầu, tăng áp lực nội sọ, viêm da, viêm teo dây thần kinh thị giác ở trẻ sơ sinh. Đối với phụ nữ mang thai, thừa vitamin A có thể gây quái thai.
- Vitamin C: Thừa vitamin C có thể gây tiêu chảy, thậm chí loét đường tiêu hóa, sỏi thận khi dùng dài ngày. Phụ huynh cần lưu ý viêm C sủi không phải nước giải khát, không nên cho trẻ uống hàng ngày tránh gây tác dụng nêu trên.
- Sắt: Thừa sắt dễ gây táo bón.
- Vitamin nhóm B: Dị ứng với vitamin nhóm B, đặc biệt là B6, B1, B12, ở mức độ nhẹ có thể gây nổi mày, nặng có thể gây sốc phản vệ.
Lưu ý, vitamin A và vitamin D dùng không đúng liều lượng có thể gây nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó, trước khi sử dụng hai loại vitamin này cần đi khám để được bác sĩ đo lường và kê đơn phù hợp.
4. Cho trẻ uống thuốc bổ đúng cách
Thuốc bổ nên cho trẻ uống vào ban ngày, tốt nhất là buổi sáng. Uống trước hoặc sau ăn đều được đối với các loại vitamin đơn lẻ, đối với vitamin tổng hợp thì nên uống sau bữa ăn để tránh gây cảm giác khó chịu.
Thuốc bổ có hình dạng giống viên kẹo nên để xa tầm tay của trẻ, tránh trẻ nghĩ là kẹo và vô tình uống quá liều lượng thuốc gây tác dụng phụ. Thuốc bổ dạng lỏng cần lấy đúng số giọt hoặc thể tích (ml) vì chúng dễ hấp thụ, việc lấy liều cao hơn làm thừa liều thuốc gây tác dụng phụ.
Tóm lại, thuốc bổ cũng giống các loại thuốc khác, việc bổ sung dư thừa có thể gây ra tác dụng phụ. Trong khi sử dụng thuốc bổ nếu xảy ra các phản ứng như ngứa, nổi mề đay, khó thở hoặc khó chịu trong người thì cần dừng thuốc và tái khám ngay để được xử trí kịp thời.
Thuốc bổ không thể thay thế thức ăn, mà nên phối hợp cả hai, vừa bổ sung thuốc bổ đúng nhu cầu, vừa cho trẻ ăn uống đầy đủ để thấy hiệu quả nhanh nhất.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong