Hội chứng ung thư vú và buồng trứng di truyền

Bài viết bởi Tiến sĩ Hoàng Quốc Chính - Khối Di truyền y học, Trung tâm Công nghệ cao Vinmec

Hội chứng ung thư vú và buồng trứng di truyền (HBOC – Hereditary Breast and Ovarian Cancer) là hội chứng làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư và khởi phát ở tuổi trẻ hơn tuổi măc bệnh ung thư trung bình của quần thể. Người mang hội chứng HBOC có nguy cơ cao bị ung thư vú, buồng trứng, và một số loại ung thư khác.

1. Nguyên nhân của hội chứng HBOC

Hội chứng HBOC được gây ra bởi sự bất hoạt (đột biến) của những gen liên quan đến việc sửa chữa các sai hỏng của hệ gen. Khi những gen này bị đột biến thì khả năng sửa chữa các bất thường của hệ gen sẽ bị mất hoàn toàn hoặc một phần, do đó, dẫn đến sự tích tụ của các đột biến trong tế bào. Nếu không may, những đột biến xảy này ra trên các gen gây ra bệnh ung thư thì tế bào mang đột biến sẽ bị chuyển đổi thành tế bào ung thư. Các tế bào ung thư liên tục sinh trưởng, phát triển và hình thành khối u.


Hình 1: Hiệu ứng Angelina. Sau khi phát hiện mình mang đột biến di truyền trên gen gây ra hội chứng HBOC, Angelina đã quyết định phẫu thuật vú và buồng trứng để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư của mình. Hưởng ứng lời kêu gọi của cô, rất nhiều phụ nữ trên thế giới đã thực hiện xét nghiệm gen để đánh giá nguy cơ mắc bệnh ung thư của mình. (Ảnh từ internet).
Hình 1: Hiệu ứng Angelina. Sau khi phát hiện mình mang đột biến di truyền trên gen gây ra hội chứng HBOC, Angelina đã quyết định phẫu thuật vú và buồng trứng để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư của mình. Hưởng ứng lời kêu gọi của cô, rất nhiều phụ nữ trên thế giới đã thực hiện xét nghiệm gen để đánh giá nguy cơ mắc bệnh ung thư của mình. (Ảnh từ internet).

Hội chứng HBOC là một bệnh di truyền do đột biến gen gây ra. Điều này có nghĩa là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư sẽ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong một gia đình. Đột biến trên gen BRCA1BRCA2 là nguyên nhân phổ biến nhất của hội chứng HBOC. Nữ giới mang đột biến trên gen BRCA1BRCA2 có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và buồng trứng cao hơn quần thể. Nam giới mang đột biến trên hai gen này cũng tăng nguy cơ bị ung thư vú và tuyến tiền liệt. Đột biến trên hai gen này cũng làm tăng nhẹ nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác. Bệnh cạnh BRCA1BRCA2, đột biến trên những gen khác như là TP53, PTEN, CDH1, ATM, CHEK2, hoặc PALB2 cũng là nguyên nhân của hội chứng này.


Hình 2: Gen gây ra HBOC và các bệnh ung thư liên quan. Genes: BRCA1, BRCA2, PTEN, TP53, CDH1, STK11, CHEK2... Breast: ung thư vú. Prostate: ung thư tuyến tiền liệt. Stomach: ung thư dạ dày. Ovarian: ung thư buồng trứng. Pancreas: ung thư tuyến tụy. Skin: ung thư da. https://www.hbocsociety.org
Hình 2: Gen gây ra HBOC và các bệnh ung thư liên quan. Genes: BRCA1, BRCA2, PTEN, TP53, CDH1, STK11, CHEK2... Breast: ung thư vú. Prostate: ung thư tuyến tiền liệt. Stomach: ung thư dạ dày. Ovarian: ung thư buồng trứng. Pancreas: ung thư tuyến tụy. Skin: ung thư da. https://www.hbocsociety.org

Khoảng 1% dân số mang đột biến trên gen BRAC1/2 và khoảng 10% bệnh nhân ung thư vú nữ và 20% bệnh nhân ung thư vú nam mang đột biến di truyền trên gen BRCA1/2. Khoảng 30% bệnh nhân ung thư vú nữ được chẩn đoán ở tuổi trẻ hơn 60 và có bộ ba âm tính mang đột biến di truyền trên gen BRCA1 BRCA2 . Do đó, các bệnh nhân này thường được khuyên cáo tư vấn di truyền và xét nghiệm gen. Hội chứng HBOC thường được phát hiện trong gia đình có nhiều người cùng bị ung thư vú hoặc/và buồng trứng. Nếu gia đình có 4 bệnh nhân ung thư vú được chẩn đoán ở tuổi nhỏ hơn 60, thì nguy cơ bị hội chứng ung HBOC của một người trong gia đình là 80% trong khi con số này chỉ khoảng 10% nếu gia đình có một bệnh nhân ung thư vú nữ được chẩn đoán ở tuổi nhỏ hơn 50.

Hội chứng HBOC không có các biểu hiện bề ngoài đặc trưng, do đó không thể được phát hiện thông qua việc thăm khám bác sỹ thông thường. Việc chẩn đoán hội chứng ung thư vú và buồng trứng di truyền chỉ được thực hiện thông qua phân tích các gen liên quan đến hội chứng này.


Hình 3: Nguy cơ mắc bệnh ung thư của quần thể và người mang đột biến gen. General population: quần thể (tất cả mọi người). Risky gene carriers: người mang đột biến di truyền trên gen gây ra hội chứng HBOC. Breast cancer – women: ung thư vú ở nữ giới. Ovarian cancer: ung thư buồng trứng. Breast cancer – men: ung thư vú ở nam giới. Prostate cancer: ung thư tuyến tiền liệt. https://www.hbocsociety.org/
Hình 3: Nguy cơ mắc bệnh ung thư của quần thể và người mang đột biến gen. General population: quần thể (tất cả mọi người). Risky gene carriers: người mang đột biến di truyền trên gen gây ra hội chứng HBOC. Breast cancer – women: ung thư vú ở nữ giới. Ovarian cancer: ung thư buồng trứng. Breast cancer – men: ung thư vú ở nam giới. Prostate cancer: ung thư tuyến tiền liệt. https://www.hbocsociety.org/

2. Ai nên thực hiện xét nghiệm?

Mỗi tế bào của một người có hai bản sao của một gen; một bản sao được di truyền từ bố và bản sao còn lại được thừa hưởng từ mẹ. Hội chứng HBOC là hội chứng di truyền trội, nghĩa là chỉ cần một bản sao của gen bị lỗi là đủ để gây ra hội chứng này. Trong quá trình thụ tinh, hợp tử (tế bào mẹ của một cơ thể) có thể nhận một bản sao bị lỗi hoặc một bản sao bình thường từ bố hoặc mẹ nếu bố hoặc mẹ là người mang đột biến di truyền. Điều này đồng nghĩa với việc bố, mẹ, anh, chị, em, và con ruột của người mang đột biến di truyền có 50% nguy cơ mang cùng loại đột biến (hình 3).


Hình 4: Phương thức di truyền của những gen gây ra HBOC. Affected: người mang đột biến di truyền trên một bản sao của gen. Unaffected: người không mang đột biến di truyền. https://myriadmyrisk.com
Hình 4: Phương thức di truyền của những gen gây ra HBOC. Affected: người mang đột biến di truyền trên một bản sao của gen. Unaffected: người không mang đột biến di truyền. https://myriadmyrisk.com

Hội chứng ung thư vú và buồng trứng di truyền thường được phát hiện ở người có một trong những biểu hiện dưới đây. Tuy nhiên, những tiêu chuẩn này chỉ giúp phát hiện được khoảng 50% số người mang hội chứng HBOC.

  • Trong gia đình có một người mang đột biến di truyền trên những gen làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư
  • Bệnh nhân ung thư vú được chẩn đoán ở tuổi 45 trở xuống
  • Bệnh nhân ung thư vú, và trong gia đình có tiền sử bệnh ung thư
  • Bệnh nhân ung thư vú với bộ “ba âm tính” và được chẩn đoán ở tuổi 60 trở xuống.
  • Bệnh ung thư ở cả hai bên vú hoặc buồng trứng.
  • Bệnh nhân ung thư buồng trứng, ung thư vú ở nam giới, ung thư tuyến tụy hoặc tuyến tiền liệt di căn.
  • Đột biến gen BRCA1/2 được phát hiện trong khối u.

3. Phương thức làm giảm nguy cơ


Hình 5: Tỷ lệ giảm nguy cơ mắc ung thư vú và buồng trứng ở người có nguy cơ cao. Breast cancer: ung thư vú. Ovarian cancer: ung thư buồng trứng. Tamoxifen: uống tamoxifen. Mastectomy: phẫu thuật loại bỏ hai bên vú. Oophorectomy: phẫu thuật buồng trứng. Oral contraceptives: uống thuôc tránh thai. https://www.hbocsociety.org/
Hình 5: Tỷ lệ giảm nguy cơ mắc ung thư vú và buồng trứng ở người có nguy cơ cao. Breast cancer: ung thư vú. Ovarian cancer: ung thư buồng trứng. Tamoxifen: uống tamoxifen. Mastectomy: phẫu thuật loại bỏ hai bên vú. Oophorectomy: phẫu thuật buồng trứng. Oral contraceptives: uống thuôc tránh thai. https://www.hbocsociety.org/

Phẫu thuật ngăn chặn.

Phẫu thuật loại bỏ cả hai bên vú có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú lên tới 90%. Chỉ khoảng 3% bệnh nhân ung thư vú mang đột biến di truyền trên gen BRCA1 hoặc BRCA2 được chẩn đoán trước 30 tuổi, do đó phụ nữ mang đột biến di truyền trên gen BRCA1 hoặc BRCA2 có thể cân nhắc phẫu thuật sau 30 tuổi.

Loại bỏ buồng trứng và ống dẫn trứng có thể làm giảm 90 nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng và 50% nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

Vì phẫu thuật ngăn chặn là một thủ thuật xâm lấn và không thể đảo ngược, nên quyết định thực phậu thuật ngăn chặn cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Bác sỹ và nhà tư vấn di truyền có thể cung cấp thông tin về lợi ích và nguy cơ dựa trên sức khỏe của bạn, loại đột biến, và bệnh sử gia đình, nhưng không thể quyết định thay bạn.

Thuốc làm giảm nguy cơ.

Một số loại thuốc có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. VD: Phụ nữ có nguy cơ cao uống Tamoxifen trong 5 năm có thể giảm 50% nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Một cách tương tư, raloxifene (Evista) và chất ức chế aromatase (AIs) cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở người có nguy cơ cao. Tuy nhiên tác dụng giảm nguy cơ của các loại thuốc này đối với người mang đột biến gen vẫn chưa được làm sáng tỏ.

Uống thuốc ngừa thai trong 5 năm có thể giảm 50% nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng đối với người mang đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2.

Duy trì lối sống khỏe mạnh.

Thực hành lối sống khỏe mạnh, bao gồm “ăn đúng, ngủ đủ, thường xuyên luyện tập, tránh xa ưu phiền và các chất kích thích, và duy trì BMI < 23 kg/m2), là phương thức giảm nguy cơ hiệu quả và hữu hiệu nhất không chỉ đối với bệnh ung thư mà còn đối với đa số các bệnh mãn tính.

Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế đầu tiên của Việt Nam có khả năng triển khai sàng lọc ung thư bằng việc kết hợp 4 công nghệ: xét nghiệm gen, nội soi, siêu âm và xét nghiệm miễn dịch. Trong đó, sàng lọc ung thư công nghệ gen đang là phương pháp được coi là bước đột phá của y học.

Sàng lọc sớm được coi là “chìa khóa vàng” để phát hiện và đưa ra các phương pháp ngăn chặn, giảm nguy cơ tử vong và chi phí cho người bệnh. Do phát hiện muộn (70% bệnh nhân điều trị khi đã ở giai đoạn cuối) tỷ lệ tử vong do ung thư tại Việt Nam rất cao. Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ đến Hotline Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe