Hội chứng sau té ngã ở người cao tuổi

Bài viết được viết bởi ThS, BS. Võ Khắc Khôi Nguyên, Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Té ngã ở người cao tuổi là biến cố sức khỏe gây ra hậu quả nặng nề cho người bệnh. Ngoài chấn thương thể chất, chẳng hạn như gãy xương, chấn thương sọ não, thì các hậu quả tâm lý như sợ hãi liên quan đến ngã có thể gây bất lợi cho người bệnh về lâu dài. Tổn thương về thể chất và sang chấn tâm lý kết hợp với nhau có thể dẫn đến khuyết tật về vận động và sinh hoạt. Hệ quả là người cao tuổi sau té ngã cần được chăm sóc và mất tính độc lập, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.

1. Nhận diện hội chứng sau té ngã

Trong các nghiên cứu về tâm lý sợ ngã ở người cao tuổi trong cộng đồng cho thấy tỷ lệ này khá dao động từ 3% đến cao nhất là 92%. “Hội chứng sau té ngã” liên quan đến tâm lý sợ hãi ở người cao tuổi đã ảnh hưởng đến khoảng một phần ba số người lớn tuổi nhập viện sau khi bị ngã. Trong đóm hơn 50% những người không có tiền sử té ngã trước đó có tâm lý sợ ngã.

Về mặt khái niệm, có hai cách tiếp cận khác nhau để xác định tâm lý sợ té ngã ở người cao tuổi. Đầu tiên, chúng ta cần nhận diện nỗi sợ hãi về những lần té ngã trong tương lai ở người cao tuổi bằng cách phỏng vấn. Chẳng hạn chúng ta có thể sử dụng các câu hỏi: “Vào thời điểm hiện tại, ông/bà rất sợ hãi, có phần sợ hãi hay không sợ rằng mình có thể bị ngã ? ”. Cách thứ hai dành cho các chuyên gia: đo lường hậu quả liên quan đến té ngã, đó là sự mất tự tin vào khả năng của người bệnh trong một số công việc hàng ngày. Ví dụ về các công cụ để đánh giá hiệu quả liên quan đến té ngã là Thang đo hiệu quả do té ngã của Tinetti và Thang đo độ tin cậy cân bằng theo hoạt động cụ thể của Powell & Myers.


Sau té ngã có thể làm hạn chế các hoạt động thể chất dẫn đến suy giảm khả năng hoạt động ở người cao tuổi
Sau té ngã có thể làm hạn chế các hoạt động thể chất dẫn đến suy giảm khả năng hoạt động ở người cao tuổi

Hội chứng sau té ngã nói chung và tâm lý sợ ngã nói riêng có liên quan đến sự suy giảm thể chất, vận động và nhận thức của người cao tuổi. Hậu quả chính của nỗi sợ hãi này là hạn chế các hoạt động thể chất sau đó dẫn đến tình trạng không hoạt động, suy giảm khả năng hoạt động, mất tự tin và tăng nguy cơ té ngã nhiều hơn nữa trong tương lai. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi tâm lý sợ ngã được phát hiện là liên quan đến tình trạng ốm yếu ở người cao tuổi. Việc hạn chế các hoạt động thể chất do ám ảnh sợ ngã cũng ảnh hưởng đến việc tham gia vào các hoạt động xã hội làm giảm chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi.

2. Phòng ngừa hội chứng sau té ngã

Những người cao tuổi đã bị té ngã sẽ có tâm lý sợ ngã cao hơn ở những người cao tuổi chưa từng bị ngã. Vì vậy “hội chứng sau té ngã” làm hạn chế sự tự tin của người cao tuổi trong việc thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, “nhốt” người cao tuổi ở nhà và gây ra sự cô lập với xã hội. Các chương trình phòng ngừa té ngã không chỉ ngăn ngừa chấn thương cho người bệnh mà còn có vai trò nhân văn hơn trong việc ngăn ngừa hội chứng sau té ngã xảy ra, giúp người bệnh hòa nhập cộng đồng và nâng cao chất lượng cuộc sống. Thông thường, chương trình phòng ngừa té ngã bao gồm các yếu tố rộng hơn như cung cấp kiến ​​thức về nguy cơ té ngã, chiến lược phòng ngừa té ngã, kiểm soát tốt các bệnh mãn tính, và các kỹ năng khi té ngã xảy ra v.v...


Một số bài tập giúp có hệ xương khớp khỏe mạnh phòng ngừa hội chứng sau té ngã
Một số bài tập giúp có hệ xương khớp khỏe mạnh phòng ngừa hội chứng sau té ngã

Sau khi xảy ra biến cố té ngã, bên cạnh việc điều trị phục hồi các chấn thương. Các bác sĩ còn quan tâm đến việc phục hồi sức mạnh hệ cơ xương khớp, tăng cường các hoạt động thể chất. Tuy nhiên gia đình mới là bệ đỡ quan trọng giúp người bệnh hòa nhập lại với sinh hoạt hàng ngày. Việc thay đổi các không gian sống trong nhà sao cho an toàn và phù hợp với sinh hoạt của người cao tuổi không bao giờ là muộn.

Tóm lại, té ngã là nguyên nhân hàng đầu của các chấn thương gây tử vong và không gây tử vong ở người cao tuổi. Ngay cả những người té ngã và không bị thương cũng phải chịu những hậu quả tiêu cực về sức khỏe. Người lớn tuổi bị ngã có nhiều khả năng bị ngã trở lại trong vòng một năm và tăng nguy cơ mắc chứng sợ ngã, dẫn đến trầm cảm và hạn chế khả năng vận động. Phòng ngừa té ngã và hội chứng sau té ngã là hai vấn đề có mối liên hệ mật thiết với nhau.

Ngoài ra, để bảo vệ sức khỏe của người cao tuổi, bạn nên đưa họ đến cơ sở y tế khám sức khỏe tổng quát thường xuyên bởi tầm tuổi này sức đề kháng ở người cao tuổi kém, rất dễ mắc bệnh. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các gói Khám sức khỏe tổng quát phù hợp với từng độ tuổi, giới tính và nhu cầu riêng của quý khách hàng với chính sách giá hợp lý, bao gồm:

  • Gói khám sức khỏe tổng quát Vip
  • Gói khám sức khỏe tổng quát tiêu chuẩn

Kết quả khám của người bệnh sẽ được trả về tận nhà. Sau khi nhận được kết quả khám sức khỏe tổng quát, nếu phát hiện các bệnh lý cần khám và điều trị chuyên sâu, Quý khách có thể sử dụng dịch vụ từ các chuyên khoa khác ngay tại Bệnh viện với chất lượng điều trị và dịch vụ khách hàng vượt trội.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe